[IMDEX 2015] Tàu khu trục tàng hình đa nhiệm INS Satpura thuộc biên chế hải quân Ấn Độ

ND Minh Đức
20/5/2015 8:22Phản hồi: 31
[IMDEX 2015] Tàu khu trục tàng hình đa nhiệm INS Satpura thuộc biên chế hải quân Ấn Độ
Tinhte-khu-truc-tang-hinh-satpura-an-do-10.jpg
INS Satpura (F48) là chiếc khu trục hạm đa nhiệm lớp Shivalik thuộc biên chế Hải quân Ấn Độ. Tàu được bắt đầu đóng tại xưởng tàu Mazagon, Mumbai từ năm 2002 và hoàn thành vào năm 2010. Sau quá trình chạy thử, cuối cùng vào tháng 8/2011, F48 chính thức đi vào biên chế của lực lượng hải quân Ấn Độ đóng tại quân cảng Vishakapatnam. Hiện được dùng như tàu hộ tống tàng hình và được xem như biểu tượng của việc tự phát triển công nghệ quân sự bằng tiềm lực quốc nội của Ấn Độ.

Sơ lược về tàu khu trục đa nhiệm lớp Shivalik INS Satpura


Tinhte-khu-truc-tang-hinh-satpura-an-do-11.jpg
Một góc khoang điều khiển và tháp radar nhìn từ mạn phải của tàu

INS Satpura là con tàu thuộc dự án Project 17, được khởi động với mục đích tạo ra thế hệ khu trục hạm tàng hình chủ yếu bằng chính nguồn lực của Ấn Độ. Lúc bấy giờ, giám đốc thiết kế hải quân Ấn Độ (DND) đã gọi lớp tàu Shivalik là "chiếc khu trục hạm tàng hình 5000 tấn kết hợp giữa kỹ thuật đánh chặn tiên tiến với chức năng điều khiển mang dấu ấn công nghệ cao của Ấn Độ." 3 chiếc trong đơn đặt hàng đã được chuyển giao cho Hải quân Ấn Độ vào đầu năm 1999.

INS Satpura có tổng chiều dài 142,5 mét, sườn ngang 16,9 mét và mớn nước 4,5 mét. Tải trọng choán nước bình thường là 4.900 tấn và khi đầy tải là 6.200 tấn với thủy thủ đoàn khoảng 257 người bao gồm 35 sỹ quan cao cấp. Tàu sử dụng 2 động cơ Diesel Pielstick 16 PA6 STC và 2 turbine tăng áp GE LM2500+ nhằm tạo ra tổng công suất 47.370 mã lực, cho phép nó có thể đạt vận tốc tối đa 32 hải lý/giờ (59 km/h).


Trang bị điện tử và cảm biến

Tinhte-khu-truc-tang-hinh-satpura-an-do-2.jpg
Cận cảnh tháp antenna và radar trên tàu

INS Satpura được hỗ trợ bởi một hệ thống điện tử và cảm biến khá đa dạng như radar 3D MR-760 Fregat M2EM, 4 radar MR-90 Orekh, 1 radar EL/M-2238 STAR và 2 radar Elta EL/M-2221 STGR đa nhiệm vụ, chuyên dò tìm các mục tiêu trên không và mặt biển. Đồng thời, nó còn được trang bị thêm hệ thống cảm biến mảng dò tìm siêu âm trên thân HUMSA, hệ thống tháp radar mảng ATAS/Thales và bộ cong cụ tác chiến điện tử BEL Ajanta.

Trang bị vũ khí

Tinhte-khu-truc-tang-hinh-satpura-an-do-12.jpg
Chiến hạm INS Satpura (bên trái) nhìn từ xa

INS Satpura được phối hợp nhiều loại vũ khí khác nhau có nguồn gốc từ Ấn Độ, Nga và cả các nước phương Tây bao gồm khẩu pháo hải quân OTO Melara cỡ nòng 76 ly, tổ hợp tên lửa diệt hạm siêu thanh 3M-54 Klub, tên lửa hành trình siêu thanh công nghệ tàng hình BrahMos, tên lửa đất đối không tầm trung Buk, bom diệt tàu ngầm RBU-6000, ống phóng ngư lôi DTA-53-956, bệ pháo AK-630 và Barak SAM. Đồng thời, tàu còn mang theo 2 trực thăng hỗ trợ HAL Dhruv hoặc Sea King Mk. 42B.

Pháo hải quân tự động OTO Melara 76 mm


Tinhte-khu-truc-tang-hinh-satpura-an-do-9.jpg
Giống như mẫu tàu hộ vệ tàng hình INS lớp Kamorta, INS Satpura cũng được trang bị khẩu pháo hải quân tự động OTO Melara 76mm do hãng quân sự Oto Melara, Ý phát triển. Trên boong tàu, nó được gắn vào tháp kín. Pháo Oto Melara cỡ nòng 76 ly có đủ sức mạnh để trang bị cho nhiều loại tàu chiến cỡ nhỏ, như tàu hộ vệ, tàu tuần tiễu,… Với tốc độ bắn cực nhanh và hỗ trợ nhiều loại đạn nên OTO Melara có thể được triển khai tác chiến trong nhiều điều kiện khác nhau như phòng thủ tên lửa tầm gần, phòng không, đối hạm và hỗ trợ mặt đất. Các loại đạn có thể sử dụng như đạn xuyên giáp, đạn nổ, đạn cháy và thậm chí là đạn dẫn đường với khả năng phá hủy tên lửa diệt hạm.

Quảng cáo



OTO Melara 76 mm hiện đang được sử dụng rộng rãi bởi hơn 60 lực lượng hải quân trên khắp thế giới. Gần đây, Lực lượng hải quân Pháp đã quyết định trang bị OTO Melara 76 mm cho mẫu khu trục hạm lớp Horizon của họ thay cho mẫu súng hải quân 100 mm được dùng trước đây. Gần đây, Iran cũng vừa tuyên bó rằng họ bắt đầu sản xuất hàng loạt mẫu súng hải quân tự động với tên gọi Fajr-27 có thiết kế giống hệt với OTO Melara 76 mm.

Hệ thống vũ khí chống ngầm RBU-6000

Tinhte-khu-truc-tang-hinh-satpura-an-do-4.jpg
Hệ thống vũ khí chống ngầm RBU-6000 được Liên Xô phát triển, cho phép tiêu diệt tàu ngầm của đối phương bằng những quả bom diệt ngầm có đường kính 213 mm. RBU-6000 được phát triển tại Viện nghiên cứu công nghệ nhiệt Moskva và chính thức đi vào biên chế lực lượng Hải quân Liên Xô vào năm 1960-61. Công tác sản xuất do Nhà máy số 9 trực thuộc Cục thiết kế đặc biệt đảm nhận và hiện tại, nó đang được sử dụng rộng rãi trên nhiều loại tàu chiến của Hải quân Nga.

12 ống phóng trên RBU-600 được bố trí theo hình móng ngựa và hỏa lực được điều khiển bởi hệ thống Burya. Khi bắn, một (hoặc loạt 2, 4, 8, 12) quả bom chống ngầm không dẫn đường sẽ tiến tới mục tiêu xác định trước và tiêu diệt. Quá trình nạp đạn được thực hiện tự động, mỗi vòng bom được nạp ống phóng từ khoang chứa bên dưới boong (sức chứa từ 72 đến 96 quả). Sau khi hết bom, ống phóng sẽ ngả xuống vuông góc với boong tàu, vòng bom bên dưới sẽ đẩy lên nạp vào trong ống phóng. Bên cạnh đó, RBU-600 cũng được sử dụng để công kích vào bờ biển, hỗ trợ cho quá trình đổ bộ.

Tiếp theo là hệ thống phóng ngư lôi 2 ống DTA-52 được thiết kế để tiêu diệt các loại tàu trên mặt nước và tàu ngầm. Bệ phóng này hỗ trợ nhiều loại ngư lôi khác nhau, tùy theo mục tiêu cần tiêu diệt và nhu cầu tác chiến.

Tên lửa đất đối không Barak 1 (SAM)

Quảng cáo



Tinhte_Tau-satpura01.jpg
mô hình tên lửa không đối đất Barak 1​

Ngoài ra, INS Kamorta Satpura sở hữu 1 loại vũ khí tầm gần khác là hệ thống tên lửa đất đối không Barak 1 do hãng AIA, Israel phát triển. Đây là hệ thống được thiết kế để thay thế cho nền tảng vũ khí tầm gần CIWS trước đó, cho tầm bắn xa và linh hoạt hơn. Mỗi hệ thống Barak 1 có sức chứa 8 quả tên lửa nặng 1,7 tấn. Hệ thống radar C3I nặng 1,3 tấn, tầm quét 360 độ, có nhiệm điều khiển hỏa lực cho Barak 1, cho phép đánh chặn mục tiêu cách tàu từ 500 mét tới 12 km và nhanh chóng tiêu diệt với tốc độ siêu thanh Mach 2.1. Mỗi hệ thống Barak (gồm bệ phóng tên lửa, radar, máy tính và chi phí lắp đặt) có giá khoảng 24 triệu đô la.

Pháo cao tốc tự động AK-630


Tinhte-khu-truc-tang-hinh-satpura-an-do-6.jpg
Pháo cao tốc tự động AK-630 là mẫu pháo hải quân được Liên Xô cũ nghiên cứu phát triển từ những năm 1960 và được xếp vào nhóm vũ khí tầm gần. AK-630 là khẩu pháo 6 nòng, cỡ nòng 30 ly. Nó được gắn trong một tháp pháo tự động hoàn toàn và điều hướng bằng hệ thống radar kết hợp với sóng vô tuyến tìm diệt. Mặc dù ban đầu, AK-630 được thiết kế để chống lại tên lửa diệt hạm và các loại vũ khí dẫn đường khác, nhưng với tốc độ bắn cực nhanh, lên tới 5000 viên/phút cùng khả năng xoay 360 độ nên nó còn có thể được dùng để tiêu diệt nhiều loại mục tiêu khác như tàu chiến cỡ nhỏ, máy bay hoặc tên lửa có quỹ đạo phức tạp, thủy lôi hoặc thậm chí là mục tiêu trên bờ biển. Ngay khi giới thiệu, mẫu pháo này nhanh chóng được đón nhận và trung bình mỗi chiến hạm của Liên Xô đều được trang bị 8 tháp pháo AK-630. Tính tới hiện tại, tổng cộng có tới hàng trăm khẩu pháo đã được sản xuất.

Tên lửa chống hạm siêu thanh Klub 3M-54


Tinhte-3M-54E1.jpg
Một loại vũ khí khác cũng được bố trí trên INS Satpura chính là tổ hợp tên lửa chống hạm, chống ngầm siêu thanh Klub 3M-54. Đây là loại tên lửa tự hành đất đối không tầm trung do Cục thiết kế tiên tiến, Liên Xô phát triển, được thiết kế để phóng đi từ tàu chiến hoặc tàu ngầm, có khả năng tiêu diệt tàu chiến hoặc tàu ngầm của đối phương,… 3M-54 Klub độc đáo ở chỗ trong giai đoạn bay cuối, nó sẽ tiếp tục tăng tốc tới siêu thanh nhằm tạo bất ngờ, khiến cho hệ thống phòng thủ của đối phương không kịp trở tay. Đây được xem như một đối trọng của tên lửa hành trình Tomahawk và ASROC của Hoa Kỳ về vận tốc, tuy nhiên kích thước và tầm bắn kém hơn.

Tên lửa này có cấu tạo dạng mô đun với 5 biến thể khác nhau: 2 loại dùng để diệt hạm, 1 để tấn công trên đất liền và 2 dạng khác để chống ngầm. Ngoài ra, nó còn là một loại tên lửa đa dụng, có thể triển khai cơ động trên đất liền, mặt biển và cả tàu ngầm mà không cần thay đổi quá nhiều mô đun. Tuy nhiên, tùy theo mục đích sử dụng mà một số bộ phận trên tên lửa sẽ rất khác nhau, điển hình như động cơ đẩy. Hiện tại, tàu ngầm lớp Kilo (và trong tương lai là lớp Lada) cũng có bệ phóng hỗ trợ loại tên lửa này. Đối với tàu chiến, nó được phóng đi từ một bệ phóng thẳng đứng (VLS) và tiêu diệt mục tiêu trong phạm vi từ 440 đến 660 km.

Tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos


Brahmos_imds.jpg
Tiếp theo lại là một loại vũ khí nổi tiếng và khá quen thuộc cũng xuất hiện trên khu trục hạm INS Satpura: tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos. Đây là mẫu tên lửa được hợp tác nghiên cứu bởi Cục thiết kế tên lửa NPO Mashinostroeyenia, Nga và Tổ chức nghiên cứu phát triển quân sự quốc phòng Ấn Độ (cũng do đó, không lạ gì khi tên gọi BrahMos bắt nguồn tên 2 con sông lớn là Brahmaputra, Ấn Độ và Moskva, Nga). Tên lửa BrahMos có tốc độ di chuyển cực kỳ nhanh, có thể đạt vận tốc từ Mach 2.8 đến 3.0, tức là nhanh hơn tên lửa hành trình Harpoon của Hoa Kỳ tới 3,5 lần. Hiện tại, BrahMos vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu cải tiến nhằm đẩy tốc độ bay lên tới Mach 5.26 trong tương lai.

Sau rất nhiều thử nghiệm bay thử trong khuôn khổ hợp tác nghiên cứu giữa 2 nước Nga - Ấn, cuối cùng loại tên lửa có quỹ đạo bay hình chữ S ở tốc độ Mach 2.8 đã chính thức đi vào biên chế quân đội Ấn Độ và được dùng như một loại tên lửa đất đối hạm. Với khả năng tấn công các mục tiêu trên mặt nước với độ cao dưới 10 mét và mang theo đầu đạn 200 kg (khi phóng từ tàu). Nó có tầm bắn từ 300 đến 500 km. Sau khi phóng khỏi ống, quá trình bay chia thành 2 giai đoạn: Đốt nhiên liệu rắn để đạt tốc độ siêu thanh, sau đó dùng nhiên liệu lỏng để duy trì tốc độ. So với Tomahawk, nó nặng gấp đôi và nhanh hơn 4 lần nên khi đánh trúng mục tiêu, lực tác động sẽ mạnh hơn 32 lần. Tuy nhiên, nhược điểm của BrahMos so với Tomahawk là nó chỉ mang theo đầu đạn nặng bằng 3/5, đồng thời tầm bay cũng ngắn hơn nên chỉ phù hợp trong cận chiến.

BrahMos được mệnh danh là sát thủ diệt hạm bởi những mối nguy hiểm mà nó mang lại cho con tàu, tùy vào số lượng tiếp cận, thông tin cung cấp từ máy bay, dạng phòng thủ và các điều kiện thực chiến. Nếu đã nhận được cảnh báo sớm từ máy bay, con tàu mục tiêu muốn đánh chặn từ xa loại tên lửa này, thì phương tiện đánh chặn cần phải đạt được tốc độ cao hơn BrahMos khi nó lướt trên mặt biển. Trong trường hợp bị tấn công bất ngờ, BrahMos có thể tiếp cận phá hủy mục tiêu ở tốc độ 1 km/s từ khoảng cách 25-30 km và toàn bộ quá trình này chỉ mất tư 25 đến 30 giây.
31 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Ngọc Ben
ĐẠI BÀNG
9 năm
Vẫn nhìn thấy mà ? Tàng hình đâu :v
avocado104
ĐẠI BÀNG
9 năm
@Ngọc Ben tàngh hình trước radar :rolleyes:
@Ngọc Ben Bác nhắm mắt lại rồi hướng về chiếc tàu xem có thấy không? @@
@Ngọc Ben cụ này nghĩ tàng hình là không nhìn thấy được đây.
chiến tranh hiện đại mắt nhìn thấy là về với hà bá rồi. cách nhau cả trăm km là đã ăn tên lửa rồi chứ nói gì tới nhìn thấy bằng mắt.
Tinh Tế dạo này lên máy bay luôn.
muabanvnvn
ĐẠI BÀNG
9 năm
[Yêu hoà bình] Giờ mà có siêu nhân nhề, mấy thứ kia chỉ là trò hề 😁:D:D Chưa có siêu nhân thì phải dùng tạm mấy thứ kia thôi.
Ttdmt
TÍCH CỰC
9 năm
Mấy hôm nay tinh tế toàn là vũ khí hạng nặng kg à, kg biết có gì kg?
@Ttdmt chuẩn bị cho khựa và mẽo ở biển Đông
Ấn bá đạo thật.chơi bách hóa tổng hợp vk từ 2 anh Mỹ và Nga lun. AK-630M1-2 vs Phalanx CWIS.cái nào ngầu hơn các bạn?😁
[​IMG]
@seaphantom Phalanx cùi hơn, do bị giới hạn góc hướng (cái này do bố trí trên tàu nó vậy, chứ thực ra quay được 360 độ), đạn nhỏ hơn sức công phá yếu hơn, tầm bắn hiệu quả ngắn hơn, tốc độ bắn chậm hơn, dự trữ đạn ít hơn so với AK630 nhưng sơ tốc đạn Phalanx lại cao hơn (Khẩu trên là AK630-2, mọi thứ đều x2 trừ tầm bắn, và sơ tốc đạn)
Hoahp2010
TÍCH CỰC
9 năm
Mình xin hỏi mọi người tàu quân sự lớp nghĩa là ntn?
Sao giờ nhiều vũ khi cứ đem Tomahawk ra so sánh nhỉ, tomahawk là smart missle, điểm mạnh của nó có thể thay đổi direction khi ở gần target. Nên nó phải đánh đổi tốc độ. Với lại cái smart ở tomahawk không nằm ở cái body của nó mà nó nằm hệ thống định vị gps. Tomahawk đời mới có thể đánh chính xác từng cm. Mình không tin BrahMos có đủ độ smart bằng các tên lửa của Nato.😁:D
sao tính ra 32 lần vậy nhỉ:D:D:D
_T&T_
ĐẠI BÀNG
9 năm
@suacogaihalan Tại lão mod k có kiến thức về vũ khí thôi:D:D. BrahMos là tên lửa chống hạm( phiên bản đánh đất cũng sản xuất rồi). Nó k so sánh với Tomahawk vì tính năng kĩ chiến thuật và nhiệm vụ khác nhau:D:D. Ấn cà ri mới có con Nirbhay là cùng tính năng nhưng mới chỉ là mẫu thử nghiệm:D:D. Tương ứng thì người Nga có Kh-55 nay là Kh-100, Kh-101. Tomahawk thần thánh thì qua kiếm mấy tô bích về Trung đông mà xem. Có nhiều con trật vài chục cây số:D:D
Nhặt sạn:D:D: hình minh họa cây ak-630 k đúng. Club k phải là tên lửa đất đối k, Brahmos k phải là vũ khí so sánh với Tomahawk:D:D
@_T&T_ Thánh ngồi ngay ngắn nhận của mình vài lạy :eek: Ctac ở ban ngành , bộ ji mà chém ngọt thế ạ
tanhoa2004
ĐẠI BÀNG
9 năm
@suacogaihalan Xạo ke lấy đâu ra chính xác từng cm
@_T&T_ Đang định nhặt sạn :D
Thím mod thần thánh Tomahawk quá, Tomahawk nó to, nhưng bay rất chậm, dùng hỏa lực phòng không tầm thấp là đánh tẹt mỏ Tomahawk ngay, nó là tên lửa đối đất, có phải dùng để chống hạm đâu, chống hạm hiện nay thì Mẽo vẫn chủ lực AGM-84 Harpoon thoai, con này tương tự KH-35 của nhà Vịt
Nói chung iem là iem vẫn ước mơ tương lai gần nhà Vịt có Project 11356M, ẻm đó mà ở đây là thành sao cmnl


Tàu nhỏ 4000 tấn mà có võ
Pháo chính: 1 × 100mm A-190
2 hệ thống kastan-M CIWS
8 cell VLS cho tên lửa Klub hoặc P800 Onik
3 × 12-cell đạn tên lửa cho hệ thống phòng không BUK
8 tên lửa phòng không tầm ngắn IGLA
Chống ngầm:
1 hệ thống bom chìm RBU-6000
4 ống ngư lôi 533
Mang theo 2 trực thăng săn ngầm Kamov KA-31
mkw
ĐẠI BÀNG
9 năm
vũ khí chết chóc mà nhìn đẹp nhỉ...từ bé đã thích rùi...😁
tunamdinh
ĐẠI BÀNG
9 năm
bác nào giải thích được từ "khu trục" không, tiếng Anh là destroyer mà
Ttdmt
TÍCH CỰC
9 năm
@tunamdinh Kẻ tiêu diệt
sivextien
ĐẠI BÀNG
9 năm
@tunamdinh Việt Nam không có từ tương đương, nên dùng Hán Việt để gọi. "Khu trục" = săn đuổi, lùa đuổi (theo Thiều Chửu từ điển)

Theo chuẩn Anh-Mỹ thì tàu mặt nước chia làm 3 loại chính là Frigate (Hộ tống hạm, ví dụ chiếc USS Vandergrift FFG-48), Destroyer (Khu trục hạm, vd USS Chung-Hoon DDG-93), Cruiser (Tuần dương hạm, vd USS Hue City CG-66). Nga ngố có thêm loại Battlecruiser (kg biết dịch là gì luôn, ví dụ chiếc Pie Đại Đế - Pyotr Velikiy)

Mấy loại nhỏ nhỏ kiểu Corvette, LCS thì kg đáng được tính 😁
việt nam đồng minh với mỹ đi thôi 😁
P=m nhân v bình đó bác ạ
@Con ngáo ộp Vậy đó gọi là động năng, chứ sao gọi là lực tác động
hờ hờ, toàn đi so tên lửa hành trình đối đất với tên lửa chống hạm -_-
tuyyanh
ĐẠI BÀNG
9 năm
kinh nhờ nòng 30mm mà bắn 5000 viên, sao ông Mỹ ko làm vậy nhỉ chắc khó nhai.
Nhìn mặt trc dưới tháp ra đa nó vuông vức thế mà tàng hình dc hay nhỉ. Khác xa các mẫu tàu tàng hình hồi trc mình thấy. ^^
Nói chung các nước hàng xóm của Khựa cứ chuẩn bị vũ trang cho thật mạnh vào, Khựa mà láo thì cả hội tập trung đập cho nó vêu mỏ luôn, cứ tàu chiến máy bay tên lửa hành trình mạnh vào là được
Có gì kêu anh Obama tặng phụ cho 1 em tên lửa hạt nhân 😁
hauyenkun
ĐẠI BÀNG
9 năm
OMG toàn hàng khủng
Mv
Mv^2=2x4^2= 33

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019