[IMDEX 2015] Trên boong tàu hộ vệ bờ biển lớp Incheon của hải quân Hàn Quốc

ND Minh Đức
20/5/2015 6:34Phản hồi: 42
[IMDEX 2015] Trên boong tàu hộ vệ bờ biển lớp Incheon của hải quân Hàn Quốc
Tinhte_Tau-lop-Incheon-29.jpg
ROKS Incheon (FFG-811) là chiếc khu trục hạm hộ vệ bờ biển lớp Incheon thuộc biên chế hải quân Hàn Quốc. Đây là lớp tàu chiến được phát triển trong dự án Future Frigate eXperimental (FFX) nhằm thay thế cho đội tàu hộ vệ lớp Pohang và Ulsan trước đó. Lớp tàu Incheon được đưa vào hoạt động vào năm 2001 và FFG-811 là chiếc đầu tiên trong số 3 chiếc đang hoạt động với các nhiệm vụ đa dạng như hộ vệ bờ biễn, chống ngầm và công tác vận tải hậu cần. Theo kế hoạch, lớp Incheon sẽ tiếp tục được nâng cấp trong tương lai nhằm bổ sung khả năng phòng không và tăng cường sức mạnh diệt tàu ngầm.

Sơ lược về quá trình phát triển của tàu khu trục lớp Incheon


Vào đầu những năm 1990, chính phủ Hàn Quốc lên kế hoạch phát triển đội tàu hộ vệ bờ biển thế hệ mới với tên gọi Frigate 2000. Tuy nhiên, kế hoạch đã bị hoãn lại do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế Châu Á vào năm 1997. Trước tình hình đội tàu khu trục lớp Gearing và lớp Ulsan đã già cỗi, sắp hết thời gian vận hành đã thúc đẩy mạnh mẽ nhu cầu phát triển đội tàu chiến mới. Cuối cùng, dự án Future Frigate eXperimental (FFX) đã được khởi động vào đầu những năm 2000.

Tinhte_Tau-lop-Incheon-30.jpg
Khoang điều khiển, tháp radar và khẩu pháo MK-45 127mm trên tàu

Lực lượng hải quân Hàn Quốc yêu cầu phải có 24 chiếc tàu khu trục 3000 tấn nhằm thay thế cho đội 37 chiếc tàu đã lỗi thời. Sau đó, họ quyết định rằng 6 chiếc tàu 2700 tấn sẽ được đóng ngay lập tức. Vào năm 2008, mục tiêu tiếp tục được giảm xuống còn 3 tàu 2300 tấn sẽ được đóng trong giai đoạn đầu (đợt 2 sẽ tăng lên tổng cộng 15 chiếc).


Tinhte_Tau-lop-Incheon-16.jpg
Một góc tháp radar nhìn từ boong trước

Lô tàu thứ 2 được chuyển sang đóng bởi Tập đoàn đóng tàu và kỹ thuật hải quân Daewoo, sử dụng bố trí turbine khí đôi thay cho thiết kế 1 động cơ MT30 của Rolls Royce, đồng thời hệ thống động lực của tàu mới cũng dùng điện. Mặt khác, lô tàu thứ 2 cũng được bổ sung thêm hệ thống phóng tên lửa đất đối không kiểu thẳng đứng với hành trình dài hơn, thêm tên lửa chống ngầm và khoang chứa trực thăng lớn hơn (10 tấn).

Tinhte_Tau-lop-Incheon-01.jpg
Phần boong sau tàu đang dựng rạp dã chiến để đón khách tham quan

Vào năm, công tác chế tạo chiếc khu trục hạm đầu tiên được chuyển sang cho Tập đoàn công nghiệp nặng Hyundai và cuối cùng vào ngày 29 tháng 4 năm 2011, chiếc khu trục hạm đầu tiên thuộc lớp Incheon ra đời với số hiệu FFG-811. Con tàu được đặt tên theo tên của thành phố cảnh phía tây Hàn Quốc Incheon, nói lên quyết tâm bảo vệ các quần đảo phía Tây của họ đang trong xung đột liên tục với hải quân CNDCND Triều Tiên.

Tinhte_Tau-lop-Incheon-15.jpg
Hệ thống hỗ trợ kết hối internet, GPS, nhận gởi tin nhắn SMS, fax,... trên tàu

Chi phí 232 triệu đô la cho mỗi chiếc khu trục hạm có tải trọng choán nước 2300 tấn (3251 tấn khi đầy tải, một số nguồn tin của Hàn Quốc vẫn tuyên bố là 2800 tấn), dài 114 mét, sườn ngang 14 mét, mớn nước 4 mét, thủy thủ đoàn 140 người. Được hỗ trợ bởi 2 động cơ Diesel MTU 12 V 1163 Tb83 và 2 động cơ turbine khí GE LM2500, FFG-811 có thể đạt vận tốc cực đại 30 hải lý/giờ (56 km/h) và 18 hải lý/giờ (33 km/h) ở mức độ hoạt động tuần tra.

Khí tài quân sự trên khu trục hạm FFG-811


Tinhte_Tau-lop-Incheon-02.jpg
Vũ khí chính trên những chiếc khu trục hạm lớp Incheon là khẩu pháo hải quân Mk 45 Mod 4 cỡ nòng 127 ly nhằm phục vụ công tác hỗ trợ đổ bộ và chiếm ưu thế trong những tình huống đối đầu trực tiếp với tàu khác. Hệ thống phòng thủ điểm bao gồm 1 khẩu pháo chống tên lửa diệt hạm Phalanx CIWS cỡ nòng 20 ly và 1 hệ thống phóng tên lửa đất đối không RIM-116 Rolling Airframe sức chứa 21 quả. Vũ khí chống ngầm của FFG-811 được đảm nhận nhờ vào hệ thống phóng ngư lôi K745 LW Cheong Sahng-uh (cá mập xanh). Khả năng đối đầu trực diện với tàu đối phương do hệ thống phóng tên lửa diệt hạm tầm xa SSM-700K Hea Sung (Sao Biển) với sức mạnh tương đương với tên lửa Harpoon của Hoa Kỳ. Cuối cùng là hệ thống tên lửa hành trình Hyunmoo IIIC (Hộ vệ trời bắc) đảm nhận công tác tấn công các mục tiêu trên đất liền với sức mạnh tương đương Tomahawk của Hoa Kỳ.

Quảng cáo



Pháo hạng nhẹ MK45 127 mm

Tinhte_Tau-lop-Incheon-03.jpg
Hình ảnh khẩu pháo hạng nhẹ MK-45 cỡ nòng 127 ly

Mk45 127 ly là khẩu pháo hạng nhẹ do BAE Systems (Hoa Kỳ) phát triển từ năm 1968, chính thức đưa vào sản xuất vào năm 1971. Mk 45 trên FFH 145 là phiên bản Mod 2 (đang trên lộ trình nâng cấp lên Mod 4 với nòng 62, dài hơn các bản cũ) bao gồm 2 thành phần chính là nòng pháo 127 ly L54 Mark 19 và bệ pháo Mark 45. với khả năng chủ yếu là tấn công tàu chiến đối phương trên mặt nước, phòng không và pháo kích vào bờ biển để hỗ trợ cho lực lượng thủy quân lục chiến trong quá đổ bộ, tấn công nhanh. Mk 45 được trang bị bộ nạp pháo tự động sức chứa 20 viên, có thể bắn hoàn toàn tự động và thời gian nạp pháo giữa mỗi lần bắn chưa tới 1 phút. Để vận hành liên tục Mk 45 đòi hỏi cần có 6 quân nhân trên boong tàu (chỉ huy pháo, người điều khiển và 4 người tiếp đạn) để có thể tác chiến liên tục.

Phalanx CIWS


Phalanx CIWS được xếp vào nhóm vũ khí tầm gần nhằm phòng thủ chống lại tên lửa diệt hạm. Nó được thiết kế và sản xuất bởi General Dynamics Corporation , Pomona Divvision (đã đổi tên thành Raytheon). Một hệ thống Phalanx CIWS bao gồm 1 khẩu Gatling cỡ nòng 20 ly dẫn đường bằng radar gắn giữa tháp trượt xoay. Hiện tại, đây là loại vũ khí được nhiều lực lượng hải quân trên thế giới sử dụng, đáng chú ý nhất là trên mỗi lớp tàu tác chiến trên biển của Hoa Kỳ và 16 đồng minh khác đều sử dụng loại vũ khí này.

Thành phần cơ bản của một hệ thống Phalanx CIWS là khẩu pháo Gatling tự động M61 Vulcan 6 nòng cỡ 20 ly được sử dụng trong quân đội Hoa Kỳ từ những năm1960 trong hầu hết những chiếc máy bay tiêm kích. Nó được dẫn đường bằng hệ thống radar băng tần Ku nhằm xác định chính xác mục tiêu. Toàn bộ hệ thống nặng từ 5,5 đến 6,1 tấn này thực hiện một chu trình khép kín và tự động, gắn kết khẩu súng, hệ thống kiểm soát và các thành phần khác, nhằm tự tìm kiếm, tiêu diệt mục tiêu và báo kết quả về máy tính điều khiển. Nhờ vào khả năng tự động vận hành nói trên nên Phalanx CIWS rất thích hợp để trang bị cho các loại tàu chiến hỗ trợ vốn thiếu hệ thống nhắm mục tiêu thích hợp và hạn chế về mặt cảm biến.

Quảng cáo



Tên lửa đất đối không RIM-116 Rolling Airfram Missile

Tinhte_Tau-lop-Incheon-11.jpg
Một hệ thống vũ khí đánh chặn tầm gần khác trên FFG-811 chính là tên lửa đất đối không dẫn đường bằng hồng ngoại RIM-116 Rolling Airfram Missile (RAM) Block 1 với kích thước nhỏ, trọng lượng nhẹ, dẫn đường bằng hồng ngoại và được sử dụng không chỉ bởi Hàn Quốc, mà còn nhiều lực lượng hải quân khác bao gồm Hoa Kỳ, Đức, Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp, Nhật Bản, Saudi và Ai Cập. Được đồng phát triển bởi Hoa Kỳ và Đức, RAM được phát triển đầu tiên như một loại vũ khí phòng thủ điểm chống lại tên lửa hành trình diệt hạm. Tên gọi Rolling xuất phát từ khả năng xoay quanh trục dọc của tên lửa khi thoát ra khỏi ống phóng nhằm tăng độ ổn định của đường bay.

Phiên bản được trang bị trên FFG-811 là RAM Block 1 (RIM-116B), một bản nâng cấp từ bản trước đó là Block 0 (Còn được gọi là RIM-116A). Nó sử dụng tên lửa đất đối không AIM-9 Sidewinder (mỗi quả 665.000 đô la) có trang bị sẵn động cơ đẩy, kíp nổ và đầu đạn. Phiên bản Block 0 chủ động phát hiện ra bức xạ phát ra từ mục tiêu (thông tin về tên lửa diệt hạm đang bay tới hiện trên radar), sau đó một đầu dò hồng ngoại sẽ dẫn đường tên lửa di chuyển tới nguồn gốc của bức xạ và theo bài test mới nhất, tên lửa phóng bởi Block 1 có tỷ lệ tiêu diệt đối thủ lên tới 95%.

Tên lửa chống hạm SSM-700K Haeseong II


Khi trực chiến với tàu của đối phương, FFG-811 sẽ sử dụng hệ thống tên lửa hành trình chống hạm SSM-700K Haeseong II (Nâng cấp từ Heaseong I do Cục phát triển quân sự quốc phòng Hàn Quốc (ADD) và Lực lượng hải quân Hàn Quốc phát triển hồi năm 2003). Mỗi hệ thống mang theo từ 8 đến 16 quả tên lửa. SSM-700K được thiết kế chủ yếu nhằm tác chiến với các tàu khác trên biển dưới sự hỗ trợ của các hệ thống dò tìm sóng cao tầng, cao độ kế sóng radio, hệ thống dẫn đường quán tính, hệ thống gây nhiễu điện tử và động cơ phản lực cánh quạt.

Tên lửa hành trình Hyumoo-3


Tinhte_Tau-lop-Incheon-25.jpg
Cuối cùng là hệ thống tên lửa hành trình Hyunmoo-3 do Cục phát triển quân sự quốc phòng Hàn Quốc (ADD) phát triển, cho phép tàu FFG-811 có khả năng tiêu diệt các mục tiêu trên đất liền. Tên gọi Hyunmoo được đặt theo tên của một quái vật trong thần thoại, được mô tả là "Người hộ vệ bầu trời phía Bắc." Đây là phiên bản cải tiến từ thế hệ tên lửa Hyunmoo SSM trước đó (tiền thân là tên lửa đất đối không Nike Hercules) được thiết kế cho nhu cầu đất đối đất.

Tuy nhiên, Hyunmoo-3 lại mang thiết kế gần như tương tự như tên lửa hành trình Tomahawk của Hoa Kỳ. Hyunmoo-3 có 3 phiên bản là A, B, C lần lượt tương ứng với tầm bắn 500, 1000 và 1500 km. Tương tự như các kiểu tên lửa hành trình hạ âm khác, Hyunmoo-3 sử dụng động cơ phản lực cánh quạt cho phép mang theo đầu đạn 500 kg đi với vận tốc Mach 1.2. Tổ hợp phóng tên lửa còn bao gồm hệ thống dẫn đường quán tính (IGS) và hệ thống định vị toàn cầu (GPS).
42 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

only14ever
TÍCH CỰC
9 năm
IMDEX 2015 ở Singapore lần này mở cửa tự do à.
Các bác ở đó thích nhỉ 😔:(:(:(
uetvn
ĐẠI BÀNG
9 năm
To phết nhỉ
Công nghiệp đóng tàu Hàn Quốc đi trước thời đại rồi. Khỏi nói
Đến khi nào VN mới có thể đóng được 1 chiếc như thế nhỉ :rolleyes:
huydancmit
TÍCH CỰC
9 năm
@ga_caothu
Đang đóng nhiều chiếc hơn thế nữa bạn. Tàu hộ vệ tên lửa Molniya.
@daigianinhbinh che barcode lại nhé. vì nước ngoài họ thường quét barcode khi qua kiểm soát. E20109
@vidia.vn Dạo này còn có của Nhật, của Hà Lan nữa rồi 😁
@ga_caothu Việt Nam có thể đóng tàu 10.000tấn nhưng do chi phí khí tài, bảo dưỡng nên hiện chọn lớp tàu hơn 2000tấn sau đó tiến dần lên 3500tấn.
làm bia tập bắn cho cá quả nhà Kim Ủn thôi :p
Có thẻ như này là vào đc @only14ever image.jpg
Thiếu sót quan trọng: đó là tầm bắn/tiêu diệt mục tiêu của các loại vũ khí ở trên (trừ cái Hyumoo cuối cùng có info về tầm bắn). trên "tay" vũ khí mà thiếu cái cơ bản quá!
bonbon09
TÍCH CỰC
9 năm
Tưởng ri viu Trên tay Tàu hộ vệ lớp incheon😁
không thấy anh ủn show hàng đáp lễ nhỉ
@cardmanhinh.com Anh ủn vừa công bố thu nhỏ đc đầu đạn hạn nhân đó thôi, con tàu này chỉ là tép dính trên mép anh ủn thôi.
@dinhmanhht86
@rualg Dính trên mép chứ có phải trên ria mép đâu, mà theo tin tình báo của a xẻng thì a ủn cũng đã mọc ria rồi.
Khí tài quân sự nước người ta có khác ~.~
khanghi
ĐẠI BÀNG
9 năm
E này thì phải "Trên Boong" rồi :p
Ác quá nhìn phê thật
biết đến bao giờ, dmnó
s3095453
TÍCH CỰC
9 năm
tàu này về vn bị thuyền thúng vn đâm chìm ngay ;))
Việt nam muốn mua thì tăng giá xăng, tăng thuế nhập xe hơi, lập thêm trạm thu phí đường bộ, toàn dân mua bảo hiểm y tế (bắt buộc), yêu cầu CSGT xử phạt lỗi không biên lai nộp về đầy đủ, hải quan các cảng và cửa khẩu cũng phải nộp 50% thu phí không biên lai. Năm năm sau là đủ mua vài chiếc, với điều kiện không bị thất thoát.
@Tminh3232 mình nghĩ là 5 ngày thôi vs chính sách như trên. còn vs chính sách hiện tại thì 1 năm đủ rồi. nhưng...
VN ko mua chiếc này đâu, tiếng Hàn sao vận hành. quân đội VN biết tiếng Nga thôi.
hanpihoon
TÍCH CỰC
9 năm
nhìn nươc mình bi tầu khua bắt nạt mà cay quá.gìơ quân sự k phát triển mạnh thi suốt ngày chiu nhục thôi.ko khác gì chơi đế chế.yếu là bị ăn hành
@hanpihoon Hải quân Việt Nam được đánh giá là phát triển nhanh nhất Đông Nam Á đấy, hai tàu Gepard3.9 2300tấn mua của Nga hiện đại nhất ĐNÁ chỉ Nga và VN SỬ DỤNG, sau 4 tàu lớp này nữa là ta có giấy phép đóng tàu như Molnya, và tiếp tục mua lớp tàu 3500tấn của Nga, ngoài ra 2 tàu lớp SIGMA đang đc Damen đóng cho VN cũng khá hiện đại.
Hoahp2010
TÍCH CỰC
9 năm
Sao k trên tay mà chỉ trên boong nhỉ:p

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019