Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


Khi bạn vừa thả quả bóng từ trên cao và vừa xoay nó: nó sẽ bay

ND Minh Đức
18/7/2015 6:21Phản hồi: 76
Khi bạn vừa thả quả bóng từ trên cao và vừa xoay nó: nó sẽ bay

Đây là đoạn video khá ấn tượng về thí nghiệm thả quả bóng rổ từ trên đỉnh một con đập có độ cao 126,5 mét xuống bên dưới. Lần đầu tiên, quả bóng được để yên và thả rơi tự do xuống bên dưới - có khá bình thường. Nhưng điểm đặc biệt và gây ấn tượng mạnh đối với người xem là ở lần thả thứ 2: người ta xoay tròn quả bóng và sau đó thả xuống. Lúc đầu nó vẫn rơi thẳng xuống nhưng sau đó… dần dần thay đổi quỹ đạo thành đường cong parapol và rơi xuống hồ nước cách đó khá xa.

Chỉ trong vòng 3 ngày, đoạn video đã đạt 9,1 triệu lượt xem trên trang chia sẻ video trực tuyến Youtube (thời điểm viết bài). Một hiệu ứng rất đẹp mắt và ngạc nhiên. Tại sao vậy? Thật ra, đây là thí nghiệm biểu diễn cho hiệu ứng Magnus, đặt theo tên của nhà khoa học người Đức đã phát hiện ra nó Heinrich Gustav Magnus (1802-1870). Hiệu ứng này khảo sát sựu di chuyển của quả bóng trong không khí và thường xuất hiện trong các môn thể thao như bóng đá, tennis, golf,… Cú sút phạt kinh điển nhất mọi thời đại của Roberto Carlos trong trận Pháp - Brazil hồi năm 1997 là một đại diện cho hiệu ứng này.

Hiệu ứng Magnus được diễn tả tóm tắt như sau:
  • Nếu quả bóng không xoay, do tính đối xứng nên dòng không khí quanh quả bóng không tạo ra một lực tác dụng nào.
  • Nếu quả bóng xoay tròn, dòng không khí (các phân tử khí) ở phía cùng chiều quay của quả bóng sẽ chuyển động nhanh hơn so với ở phía đối diện. Sự khác biệt về tốc độ di chuyển của các phân tử khí sẽ tạo nên chênh lệch áp suất tĩnh giữa 2 phía của quả bóng, từ đó tạo ra lực tác dụng lên quả bóng theo phương thẳng đứng, hướng cắt qua chiều quay quả bóng. Và hệ quả cuối cùng như chúng ta thấy là quả bóng sẽ di chuyển theo đường cong parabol.

Một chiếc tàu với các cột trụ để áp dụng hiệu ứng Magnus, tạo dòng không khí đẩy tàu về phía trước

Ngoài những ứng dụng trong thể thao, hiệu ứng Magnus cũng từng được áp dụng trong các phương tiện di chuyển như tàu thuyền, máy bay,… Trong đoạn video bên trên, các bạn sẽ thấy một con tàu E-ship với các cặp ống cao ở mũi và đuôi. Đó không phải là ống khói mà là những cột điều tiết dòng không khí, lợi dụng hiệu ứng Magnus để đẩy con tàu đi về phía trước. Một chiếc máy bay khác với thiết kế khá độc đáo, không có cánh mà dùng các trụ xoay, cũng lợi dụng Magnus để bay.


Một chiếc máy bay không cánh, dùng các trụ xoay để bay

Tham khảo Youtube, Wiki
76 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

sao k vẽ cái quỹ đạo ra cho dễ nhìn nhỉ
@volcanoenxi nhìn là thấy nó bay theo hướng ra xa dần mà, đôi khi đây là mẹo để ném một vật đi xa hơn ném thông thường.
còn về vật lý học thì có lẽ chưa thể vẽ được quỹ đạo chuyển động này vì nó quá phức tạp (do ngoại lực của gió ta không tính được)
mrdrg10
TÍCH CỰC
9 năm
@www.NgonSachRe.com Nếu có vẽ thì hẳn người ta sẽ bỏ gió đi mà vẽ, chỉ có điều quỹ đạo ở đây ko thể hiện được điều gì cả.
Ko hiểu chủ thread muốn giật tit hay thế nào nhỉ mà bảo quả bóng nó bay?
@linhsonnguyen Tại sao lại nổi tiếng ?
madi3d8
ĐẠI BÀNG
9 năm
@quanghung1611 vì nhiều chuyện
Dân khối A, nếu ai còn nhớ bài Khí động lực học - lớp 11 thì ko đặc biệt lắm.
Em chỉ biết nó áp dụng để thiết kế cánh máy bay
@quocanh_ltk mình nhớ nó là bài đọc thêm nói vè sút bóng xoáy
tyt1902
ĐẠI BÀNG
9 năm
Hay thật giờ mới biết. Mỗi tội đọc cái tiêu đề ko hiểu gì
@tyt1902 tiêu đề sai mà 😆
Thật không thể tin nổi
trandungxd
TÍCH CỰC
9 năm
Giật cái Tít đúng kiểu báo chỉ, đọc chả ai hiểu gì, kích vào chỉ vì tò mò. =,=
Những điều có thể bạn biết nhưng chưa hiểu .
Rất thú vị 😃😃
nhanmox
ĐẠI BÀNG
9 năm
Cái máy bay chỉ cần động cơ quay ở bên trong rồi sao điều khiển nó nhỉ
dự là bài này đc lấy ý tưởng từ 1 cái gif gần đây trên 9gag
a.apell
ĐẠI BÀNG
9 năm
@Huỳnh Đih Thân Lấy lý thuyết từ trong cái Video đầu trang đó thím 😕 ,từ một video thành một bài báo o_Oo_O
@a.apell cái gif đó là cắt từ video đó đấy thím
kem4dau
ĐẠI BÀNG
9 năm
áp dụng ở tàu thủy thì có lẽ ko khả thi lắm nhỉ. gió đổi hướng thì sao ta? có lẽ thay đổi góc xoay của trụ?
@kem4dau
Mình nghĩ là 2 trụ bên trái và 2 trụ bên phải quay ngược hướng với nhau (thảo mãn gió mỗi bên) thì sẽ đc thôi bạn..!!
Em thấy nó có bay đâu, nó rơi xuống hồ nước đấy chứ
zzpro110
ĐẠI BÀNG
9 năm
Tiêu đề vãi thật. Hồi xưa văn được mấy không biết
kem4dau
ĐẠI BÀNG
9 năm
@zzpro110 Công nhận.
đọc tiêu đề khó hiểu quá.
hungtran81
ĐẠI BÀNG
9 năm
@zzpro110 Mình đọc tiêu đề không thấy có gì bất ổn.Vào đọc hết bài vẫn thấy ổn,các bạn sao vậy nhỉ.Thả và ném khác nhau mà,thả không xoay rơi bt thả xoay nó liệng khác biệt mà.chỉ có tiêu đề thiếu chút là thả xoay theo hướng nào thôi.ko biết xoay ngang trái hoặc phải nó thế nào nhỉ.
mrdrg10
TÍCH CỰC
9 năm
@hungtran81 Mình nghĩ vấn đề nằm ở từ "nó sẽ bay" bạn ạ.
zzpro110
ĐẠI BÀNG
9 năm
@hungtran81 Vấn đề là tiêu đề đã sửa cho đỡ ngang hơn r. 😃
phucthanh
ĐẠI BÀNG
9 năm
Cái tiêu đề quá tệ. Omg : "từ trên vào"
alozng
TÍCH CỰC
9 năm
Phần kiến thức hữu ích, nhưng những tiêu đề kiểu này ko nên đưa ra trang chủ dễ gây bại não
đặt lại cái tít đi, với cái này cũng quá bình thường rồi ==!
glhoanganh
ĐẠI BÀNG
9 năm
Mod giỏi văn quá! Cái tiêu đề Đọc đến 3 lần vẫn chả hình dung ra cái gì
Bác chủ thớt bỏ chữ "vào " trên tiêu đề đi. Đọc chục lần không hiểu
marslk
ĐẠI BÀNG
9 năm
ở tinhte không ai kiểm tra lại chính tả và ngữ văn trước khi đăng hả ? vài hôm lại thấy 1 vụ
Hôm nào em cũng thấy đến nỗi quá ư là bình thường luôn 😁

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019