Lần đầu tiên ghi lại được cảnh 1 tia laser đang di chuyển trong không khí với thời gian 6 nano giây

ND Minh Đức
28/1/2015 1:14Phản hồi: 111
Lần đầu tiên ghi lại được cảnh 1 tia laser đang di chuyển trong không khí với thời gian 6 nano giây
Tinhte-chuyen-dong-laser-03-01.gif

Bằng cách sử dụng camera tốc độ xấp xỉ 20 tỷ khung hình/giây, các nhà khoa học đã lần đầu tiên quay lại được đoạn video cho thấy một chùm laser đang di chuyển trong không khí với thời gian 6 nano giây. Trước giờ, đây là cảnh tượng chỉ thấy xuất hiện trong các bộ phim khoa học viễn tưởng, được dựng bằng kỹ xảo điện ảnh chứ chưa hề được ghi lại trong thực tế. Việc bố trí thành công thí nghiệm này, các nhà khoa học chẳng những có thể vượt qua một thách thức trong khoa học, mà còn tạo tiền đề mở ra nhiều phát hiện quan trọng khác trong tương lai như máy ảnh chụp đồ vật ẩn hoặc các hiện tượng diễn ra trong khoảng khắc cực nhanh.


Cảnh dùng súng laser để bắn ra các vệt dài bay trong không khí trước giờ chỉ xuất hiện trong phim khoa học viễn tưởng, trên thực tế chúng ta khó lòng nhìn thấy được điều này. Để bắt lại được quá trình di chuyển của laser, hoặc bất kỳ nguồn sáng nào, các photon từ đó phải đi trực tiếp vào mắt người. Nhưng thường thì các photon laser trong chùm tia sẽ được tập trung chiếu vào cùng một điểm, do đó đến khi chùm tia này chiếu vào một vật nào thì chúng ta mới có thể nhìn thấy được một chấm nhỏ xíu trên vật thể đó.

Tinhte-chuyen-dong-laser-02.png
Ảnh chụp quá trình chùm laser di chuyển trong không khí

Dẫu cũng có một phần nhỏ các photon laser bị tán xạ bởi các phân tử trong không khí, nhưng thường thì lượng ánh sáng này quá nhỏ để có thể nhìn thấy bằng mắt thường.Trên thực tế, chúng ta có thể nhìn thấy được điều này khi bắn tia laser qua một làn khói để chúng được tán xạ nhiều hơn. Tuy nhiên các nhà khoa học vẫn luôn muốn quay lại được cảnh tia laser bay giống như trong phim. Tiến sĩ vật lý Genevieve Gariepy tại Đại học Heriot-Watt cho biết: "Thách thức ở đây là quay lại được cảnh đường đi của ánh sáng giống như trong phim. Chúng tôi muốn nhìn thấy ánh sáng mà không hề tác động vào nó, chỉ đơn giản là nhìn nó di chuyển mà thôi."


Tinhte-chuyen-dong-laser-01.png
Bố trí quay cảnh chuyển động laser của nhóm nghiên cứu

Để làm được điều này, Gariepy và các đồng nghiệp của cô đã xây dựng nên một camera có độ nhạy đủ cao để bắt được chuyển động của một vài photon. Camera này được tạo nên từ lưới 32x32 cảm biến có thể ghi lại được thời gian di chuyển của 1 photon với độ chính xác đáng kinh ngạc, tương đương với tốc độ khoảng 20 tỷ khung hình/giây và độ phân giải 1024 pixel. Sau đó, nhóm bắn 1 chùm tia laser màu xanh lá cây vào 1 chiếc gương để nó phản chiếu lại. 2 triệu xung laser được bắn ra trong khoảng 10 phút và quá trình này được giảm tối đa độ nhiễu, cuối cùng thì nhóm cũng tạo ra đủ lượng photon laser tán xạ vào không khí mà camera có thể ghi lại được con đường di chuyển của nó.

Ban đầu, nhóm chỉ có ý định biến cảnh tượng mang tính kỹ xảo trong phim viễn tưởng thành hiện thực, nhưng Gariepy cho rằng thí nghiệm thành công đã mở ra thêm nhiều ứng dụng thực tiễn trong tương lai. Thông tin về quá trình di chuyển của photon có thể cung cấp dữ liệu trên 2 kênh không gian lẫn thời gian. Thông tin thời gian có thể được dùng để nghiên cứu những quá trình động xảy ra ở thời gian cực nhanh, trong khi dữ liệu về không gian có thể được sử dụng để chụp lại được những vật thể bị ẩn bằng cách tính toán quá trình ánh sáng chiếu tới vật thể và phản xạ trở lại máy ảnh.

Tham khảo ARXIV
111 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Chắc khi chết đi chúng ta cũng di chuyển nhanh cỡ này
20tỉ fps ?????? Camera điện thoại được 200Fps là hp lắm rồi 😔((
kill-you
ĐẠI BÀNG
9 năm
@Thần Long Thủy đùa nhau à? Crysis 3 Full Setting 200 fps mới là hạnh phúc
trungnthut
TÍCH CỰC
9 năm
@Thần Long Thủy lúc đấy chắc bạn ko còn dung lượng bộ nhớ trống để tận hưởng cảm giác ấy 😁
geometry
TÍCH CỰC
9 năm
@Thần Long Thủy máy DSLR còn chưa đạt được thì điện thoại còn hóng dài dài 😃
@Thần Long Thủy máy tính chơi game có card màn mình mà được 60 fps là mừng rồi, điện thoại gì mà cam tới 200fps vậy bạn
Bật qua bật lại khi va chạm y như mấy quả bóng nhỏ vậy
Nếu mà dùng camera để quay ở tốc độ này mà quay J.A.V thì chắc mất cả đời để xem hết 1 tập phim mất. 😁
@Hồ Trung Nhân nhầm rồi độ phân giải chỉ 32x32 tức 1024pixel thôi, khoảng 5KB 1 frame
vây 20 tỉ fps thì khoảng 93TB/s,đây là chuẩn ảnh thường chưa tính tới việc họ nén lại
cuemkid
ĐẠI BÀNG
9 năm
@gauto988 hàng trăm ngàn năm mới hết đc 1 tập nha bác.
Đc cái là chết rồi mà muốn coi thì chắc cũng đc 😆
@khanh nguyễn hồng Câu nói tối nghĩa quá. Giả tử quay tốc độ 20 tỷ khung hình/giây rồi khi xem lại bằng tốc độ 24hinh/giay thi di nhien la mat ca doi roi :3
HungAnh9
TÍCH CỰC
9 năm
Quá nhanh quá nguy hiểm 😁 20 tỷ khung hình/giây là một con số rất lớn và có lẽ nó sẽ còn tăng trong tương lai
@HungAnh9 khám phá hay nhưng mình ko hiểu nó ứng dụng cho cái gì?
CloudNine
TÍCH CỰC
9 năm
khi thấy được ánh sáng thực sự di chuyển thì mình càng tin rằng thuyết tương đối của Enstein hoàn toàn hợp lý
@atranduy621 thuyết anhxtanh nói về tốc độ có giới hạn của ánh sáng. Ta đo được nó, nhìn thấy nó chuyển động là minh chứng vững vàng nhất cho anhxtanh. 😁
CloudNine
TÍCH CỰC
9 năm
@sony x1 bác rõ ràng không hiểu gì về thuyết tương đối của Enstein, chính vì Enstein biết ánh sáng di chuyển nên tất cả mọi thứ xung quanh đều chỉ là tương đối. Người khác nhìn thấy bác làm 1 việc gì đó thì thực chất bác đã làm việc đó cách đó vài tỷ tỷ tỷ tỷ tỷ mili giây. Khoảng thời gian này sẽ được kéo dài ra cùng với khoảng cách, nếu người khác đứng cách xa bác 1 năm ánh sáng thì họ nhìn thấy những hành động của bác cách đó 1 năm, đó chính là sự tương đối trong thuyết của Enstein.
CloudNine
TÍCH CỰC
9 năm
@atranduy621 bác chỉ cần hiểu về thuyết tương đối của Einstein qua video này là được:

sony x1
TÍCH CỰC
9 năm
@CloudNine Haha. Ý bạn là nhờ thuyết tương đối của Enstein người ta mới biết as di chuyển rồi sinh ra cái hệ quả gần như là tất nhiên vậy hả?
Cái việc as di chuyển với tốc độ hữu hạn người ta đã biết trước khi Enstein được sinh ra rất lâu rồi nhé. Thuyết tương đối chả phải nổi tiếng vì cái chuyện cũ rích đó. Sơ bộ thế này, TTĐ gồm TTĐ hẹp và rộng.
TTĐ hẹp nói về tốc độ as là như nhau với mọi hệ quy chiếu quán tính từ đó đưa ra những hệ quả về thời gian là tương đối ( là co giãn) với chuyển động, trái ngược với quan niệm thời gian bất biến từ Newton đến thời đó. Một vd là bạn du hành với tốc độ gần as thì khi quay lại trái đất bạn thấy ở tương lai vài trăm năm đã trôi qua. Enstein cũng nhập khái niệm thời gian và không gian thành không thời gian và không thời gian này là tương đối với các hệ quy chiếu chuyển động ( chuyển động đều).
TTĐ rộng lại nói rộng ra hơn về không thời gian đối với chuyển động có gia tốc, một lần nữa ông tạo ra khái niệm mới về việc gia tốc chả khác gì lực hấp dẫn, khái niệm mới về độ cong của không thời gian quan hệ với gia tốc hay lực hấp dẫn. vd là đồng hồ trên trạm vũ trụ luôn chạy chậm so với trên trái đất do môi trường không trọng lực hay người ta tạo lực hấp dẫn giả trên trạm vũ trụ bằng cách quay quanh trục vài modul có người.
Chính những điều "khó hiểu" đó mới làm TTĐ của Enstein hấp dẫn và nổi tiếng.
Nhưng cái mình nói là về thuyết lượng tử bạn nhé. So với thuyết tương đối thì thuyết lượng tử khó hiểu và "vô lý" hơn nhiều lắm. Enstein còn ko chấp nhận thuyết lượng tử và từng phát biểu "Chúa không chơi trò súc sắc " , nhưng đến ngày nay khoa học (điển hình là cái smart phone hay máy tính bạn comment) đã chứng minh sự đúng đắn của thuyết lượng tử.
Mình nói sơ vậy thôi, còn nhiều thứ hay lắm bạn tự tìm hiểu thêm nhé.
E đã nghĩ ra đề tài nghiên cú luận án tiến sĩ sắp tới rồi, cảm ơn tinh tế nhé:
Dùng camera tốc độ cao ghi nhận chuyển động vẫy đuôi của trung tình trong môi trường không khí và dung dịp kiềm cao - biện pháp tính toán tốc độ, gia tốc và góc đầu nòng để đạt động năng cực đại.
@tontutiensinh Bác post bài còn sai chính tả quá trời mà làm đề tài nghiên cứu tiến sĩ...bác rớt là cái chắc
Mình thích những video slowmotion, ghi lại tia chớp, viên đạn bay, giờ cả ánh sáng nữa
gh0st91no1
TÍCH CỰC
9 năm
Chắc chụp được ma luôn 😁
aiaia
ĐẠI BÀNG
9 năm
Nói thế thì mình biết thế
Hy vọng mấy năm nữa tốc độ này sẽ được cập nhật cho Nikon D7...
20 tỉ khung hình/ giây. thật sự không tưởng. mà không tưởng lại là sự thật. @@
Khi nào mới có gươm ánh sáng ta? 😆
lamdautramho
ĐẠI BÀNG
9 năm
Dạo này nhiều nhà khoa học hoang tưởng ghê.
TqTTpT
TÍCH CỰC
9 năm
công nghệ ghê gớm thật
cái camera bá đạo thiệt 😁
abgnac
TÍCH CỰC
9 năm
20 tỉ fps @@nếu đoạn video qvga thì bao nhiêu TB đây @@
công ghệ ko giành cho việt nam
Ghost hunter thix công nghệ này.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019