Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


NASA tiến hành thí nghiệm giải thích dạng tiền sự sống hình thành trên các mảnh băng vũ trụ

shinbehv
24/9/2012 6:28Phản hồi: 76
NASA tiến hành thí nghiệm giải thích dạng tiền sự sống hình thành trên các mảnh băng vũ trụ
120918162220-large.jpg

Trái Đất đã được hình thành từ 4,5 tỷ năm trước, tuy nhiên phải rất lâu sau đó mầm mống của sự sống mới xuất hiện trên hành tinh xanh: những phân tử hữu cơ đầu tiên được ghi nhận có mặt trên Địa Cầu khoảng 2,5 tỷ năm trước. Trong nhiều giả thuyết, người ta tin rằng sự sống không bắt nguồn từ chính hành tinh của chúng ta mà từ những hạt băng có trong các sao chổi hay các tiểu hành tinh. Khi các vật thể này rơi xuống Trái Đất, những thành phần hữu cơ bản và nước chứa trong chúng tiến triển thành các sinh vật sống đơn giản như nấm mốc. Tuy nhiên, người ta vẫn chưa hiểu rõ quá trình trên diễn ra thế nào. Nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học tại Phòng thí nghiệm sức đẩy phản lực của NASA-JPL ở California (Hoa Kỳ) đã giải mã bí ẩn đó khi họ tạo ra những điều kiện nhân tạo cần thiết giống như nó đã từng diễn ra trước đây để biến đổi một hợp chất hữu cơ phổ biến ở thời kỳ đó thành dạng tiền sự sống đầu tiên.

Theo nhóm nghiên cứu, quá trình tiến triển sơ khai của các chất hữu cơ diễn ra ở những vùng lạnh nhất của vũ trụ. Họ đã cố gắng dùng những thiết bị hiện có để thực hiện lại quá trình này. Hợp chất hữu cơ mà được lựa chọn trong thí nghiệm gọi là polycyclic aromatic hydrocarbon (một loại hydrocarbon thơm cao phân tử- PAH). Đây là loại phân tử hữu cơ tồn tại phổ biến trên Trái Đất ngày nay và là sản phẩm của quá trình cháy, ví dụ khi con người nướng thịt, thắp nến hay đốt chất thải trong buồng nhiên liệu của động cơ. Tuy nhiên hàng tỷ năm trước chúng đã có mặt trên các sao chổi hay tiểu hành tinh xa xôi. Bằng chứng là kính thiên văn vũ trụ Spitzer của NASA đã phát hiện ra các phân tử PAH ở các vãnh đĩa xoắn quanh các ngôi sao, hoặc ở vùng không gian giữa các ngôi sao và thiên hà nằm cách xa Địa Cầu.

Để có các điều kiện giống các môi trường khắc nghiệt như ở những vùng không gian rất lạnh trong vũ trụ, nhóm nghiên cứu đã tạo ra nhiệt độ siêu thấp 5 độ Kelvin, tức âm 268 độ C (để quy đổi từ độ Kelvin sang độ C, chúng ta cộng nó với 273) trong phòng thí nghiệm. Sau đó họ sử dụng các chùm tia cực tím để bắn phá các phân tử PAH. Chùm tia được lựa chọn ở bước sóng tương tự như bước sóng của bức xạ phát ra từ những ngôi sao trong vũ trụ. Khi bị các bức xạ cực tím chiếu vào, các phân tử PAH sẽ bị biến đổi và xảy ra phản ứng hóa học với các chất vô cơ khác. Sản phẩm của các phản ứng sẽ được xác định bởi hệ laser (la de) MALDI có dải từ vùng hồng ngoại đến vùng tử ngoại.

Quá trình phân tích sau đó chỉ ra, những phân tử PAH đã bị biến đổi hoàn toàn: chúng đã kết hợp với các phân tử Hydro (nguyên tố phổ biến nhất trong vũ trụ) trong phản ứng. Trong quá trình đó cấu trúc tuần hoàn hóa học cũ bị phá vỡ và các vòng thơm biến mất. Sản phảm phản ứng thu được là các phân tử hữu cơ phức tạp hơn rất nhiều. Theo giải thích, PAH có cấu trúc rất bền vững và khá trơ về mặt hóa học. Do vậy, việc quan sát thấy nó biến đổi ngay ở điều kiện nhiệt độ siêu thấp như trong thí nghiệm rất đáng ngạc nhiên. Quá trình đó đã sinh ra hợp chất hữu cơ mới mà sau đó nó có thể biến đổi thành các amino axít, thành phần cơ bản của các protein và vật chất mang thông tin di truyền DNA ở cơ thể sống.

Thí nghiệm trên cũng giúp giải thích tại sao các phân tử PAH hiếm khi được phát hiện trong các hạt băng trong vũ trụ trong khi những phân tử hữu cơ khác khá phổ biến trong các đám mây khí và bụi nóng. Chính quá trình phản ứng và biến đổi đã làm suy giảm đáng kể mật độ của chúng. Và nay chúng ta chỉ có thể phát hiện ra sự có mặt của PAH ở những thiên hà hay những ngôi sao ở rất xa.

Tuy thí nghiệm vừa qua tại NASA đã giải thích tại sao dạng tiền sự sống có thể nảy sinh từ các mảnh băng, và khi chúng rơi xuống Trái Đất đã tạo ra những sinh vật đơn giản đầu tiên, nhưng vẫn còn một câu hỏi lớn khác: liệu quá trình như vậy có diễn ra ở đâu đó trong hệ mặt trời hay một hành tinh nào đó trong vũ trụ. Đây vẫn là vấn đề được các nhà khoa học quan tâm trong nhiều năm qua và họ vẫn trên hành trình tìm kiếm những sự sống bên ngoài Trái Đất.

Nguồn: NASA
76 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

vãi đạn
Prometheus :-s
Lâu lâu đọc mấy cái tin liên quan đến vũ trụ chóng cả mặt.
Trời ời, thiệt là....mệt!
Tìm hiểu làm gì cho mệt, thượng đế làm ra mọi thứ mới 6 ngàn năm trước thôi mà =))

Vứt Nasa đi, đọc thuyết "Thiết kế thông minh" của nhà thờ, vứt luôn các sách giáo khoa sinh, lý, hóa đi là vừa 😁
kill0505
ĐẠI BÀNG
12 năm
@Góc nhìn Ku này mù quáng quá, cho lên rừng ở đi.
@kill0505 Nó châm biếm đấy
@Góc nhìn Mê tín.đi ngược sự phát triển của nhân loại
@Góc nhìn ăn nói phản khoa học :W
vũ trụ biết đâu chỉ là 1 món đồ chơi của 1 người siêu khổng lồ mà thôi 😆
@BQDuong
đọc cái này hay...thú vị nhưng nhức đầu
@habu@
TÍCH CỰC
12 năm
Càng đọc càng mê 😁
Từ ~ amino axit -› con người, một quá trình phản ứng hóa học và biến đổi môi trường lâu dài!
@@habu@ Like.từ dạng vật chất và protein mà tiến hoá và thích nghi để ngày nay hình thành nhiều loài động vật trong đó có động vật bậc cao là con người.hihi
Kô bao giờ biết được sự thật, chúng ta chỉ có thể tin vào giả thuyết thôi.
vutuanlove
ĐẠI BÀNG
12 năm
sinh vật trên trái đất là bữa ăn của sinh vật ngoài hành tinh 😔:(:(
bí ẩn về nhân loại là k bao giờ có trang cuối .
cubin85
ĐẠI BÀNG
12 năm
@trần tịnh bình Có bắt đầu thì sẽ co kết thúc thôi .cuộc chơi nào cũng sẽ tàn thôi. Wan trọng là làm sao con người kéo dài cuộc chơi đó thôi.

Sent from my GT-N7000 using Tinhte.vn
bao giờ con gnuwowif sẽ lên vũ trụ sống đây?😃
cho dù tìm dc 1 hành tinh có thể sổng được thì điều kiện cũng khác xa trái đất(có thế khi ở đó phải ở trong nhà kính) và việc di chuyển hàng tỉ người tới nơi đó là ko thế...
@thang_1234 mai mốt bay lên đó hết bạn ui hihiih^^
zippi
TÍCH CỰC
12 năm
đọc mà nhức đầu luôn T____T
ko biết vũ trụ rộng bao nhiêu nhỉ, câu hỏ ko ai trả lời dc
@blackdance66 bác cứ để tiền ra đc vủ trụ rùi mua thêm cây thước (thế là bt thôi)😁
@blackdance66 vũ trụ có giới hạn nên có thể do được đó. ko có gì là vô tận cả,. ...có 1 cái gì đó chứa đựng vũ trụ... theo mình nghỉ vậy.
@hoangnguyen.h sao bác biết. có gì chứng minh là vô tận ko bác. thánh nào nói vậy? chưa có thánh nào chứng minh dc đâu. theo mình là không có gì là vô tận cả. cái gì cũng có hạn của nó hết.
@kingsleepdesign không gian vô tận là không có gì hết nó là khoảng không mãi mãi. xem bằng kính thiên văn vũ trụ Hupble các nhà khoa học ước tính trong vũ trụ có khoảng 1 trăm triệu tỉ tỉ thiên hà (100.000.000.000.000.000.000.000.000) mổi thiên hà có đường kính 100.000 năm ánh sáng và dày 15.000 năm ánh sáng. mổi thiên hà lại cách nhau khoảng từ 2.000.000 đến 20.000.000 năm ánh sáng. vậy thử hỏi có cái gì lớn có thể bao bọc dc cái vũ trụ này cho nó có giới hạn chứ 😁
Rắc rối lắm....đến đâu thì đến thui anh em...

Sent from my GT-I9100 using Tinhte.vn
k chừng sau này thế hệ con cháu chúng ta lên pandona ở hết thì sao nhỉ ^^

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019