Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


NASA xác nhận tồn tại đại dương ngầm trên vệ tinh Ganymede của sao Mộc

uhraman
12/3/2015 21:46Phản hồi: 65
NASA xác nhận tồn tại đại dương ngầm trên vệ tinh Ganymede của sao Mộc
ganymede.jpg
Vệ tinh Ganymede với các cực quang của nó (bên phải) đang chuyển động quanh sao Mộc
(Hình concept dựa trên dữ liệu)

Nước được xem là một trong những nhân tố quyết định đến sự tồn tại của sự sống và là một trong những mối quan tâm hàng đầu trong công cuộc đi tìm sự sống ngoài Trái Đất. Mới đây, bằng việc phân tích các quan sát từ kính viễn vọng Hubble, nhóm nghiên cứu dẫn dầu bởi giáo sư địa vật lý Joachim Saur của đại học Cologne tại Đức đã tìm ra những cơ sở xác nhận sự tồn tại của một đại dương ngầm bị phân cách với bề mặt bởi một lớp chủ yếu là băng có độ dày 150km trên mặt trăng lớn nhất, Ganymede, của sao Mộc. Với độ sâu ước tính khoảng 100km, đại dương này sâu gấp 10 lần các đại dương trên trái đất và chứa lượng nước nhiều hơn tất cả nước trên Trái Đất gộp lại. Theo Gohn Grunsfeld, phó giám đốc ban quản lý các sứ mệnh khoa học của NASA, phát hiện này sẽ mở ra những khả năng thú vị khác về sự sống ngoài trái đất.

Để có thể đưa ra kết luận trên, nhóm nghiên cứu đã tiến hành quan sát sự dịch chuyển của các cực quang, quầng sáng được tạo nên do tương tác của các hạt mang điện và từ trường của chính Ganymede, trên cực Bắc và cực Nam của mặt trăng này. Về mặt vật lý, sự có mặt của một lượng lớn nước chứa muối sẽ làm thay đổi từ trường, từ đó tác động đến dao động của các cực quang. Là vệ tinh của sao Mộc, Ganymede chịu sự tương tác với từ trường mà sao Mộc tạo ra. Khi từ trường này thay đổi sẽ làm cho các cực quang dao động tới lui lại gần hoặc ra xa. Với khoảng cách của Ganymede, các nhà khoa học tính toán rằng, từ trường này sẽ làm chúng dịch chuyển khoảng 6 độ, Tuy nhiên, các đại dương nếu tồn tại trên vệ tinh này sẽ tạo nên từ trường thứ hai ngoài từ trường do lõi sắt của chính Ganymede tạo ra. Từ trường này sẽ tương tác với từ trường của sao Mộc, làm giảm ảnh hưởng của sao Mộc lên trên các cực quang, và giúp chúng ổn định hơn. Dựa vào các quan sát bằng kính Hubble thực hiện trên ánh sáng vùng cực tím, nhóm nghiên cứu đo được sự dao động của các cực quang chỉ 2 độ, thay vì 6 độ như tính toán. Điều này chứng tỏ phải tồn tại một đại dương rất lớn để tạo nên từ trường đủ mạnh, từ đó cản trở các dao động của cực quang nhiều đến vậy.


Cấu trúc vệ tinh Ganymede

Sự có mặt của đại dương ngầm này đã được dự đoán từ những năm 1970 dựa trên các mô hình mặt trăng lớn (models of the large moon). Tuy nhiên, đến tận năm 2002, các nhà khoa học mới có cơ sở để kiểm chứng suy đoán trên khi phát hiện ra rằng đây là vệ tinh duy nhất trong hệ mặt trời có từ trường do chính nó tạo ra. Nhưng các phép đo khi đó chỉ là các phép đo nhanh trong các khoảng thời gian 20 phút từ tàu không gian Galieo, quá ngắn để có thể nhận biết sự tồn tại từ trường do đại dương ngầm tạo ra. Với kính viễn vọng Hubble, các nhà khoa học có thể thu được các dữ liệu trong hơn 7 giờ. Theo Gohn Grunsfeld, phát hiện này được xem là một thành tựu quan trọng mà chỉ có kính viễn vọng Hubble mới có thể thực hiện được.

Bên cạnh các nghiên cứu của NASA, được biết hiện nay Cơ quan vũ trụ hàng không Châu Âu (ESA) đang lên kế hoạch sẽ trở lại sao Mộc và các vệ tinh của nó trong đó có Ganymede vào khoảng những năm 2020 để khảo sát kỹ lưỡng hơn các thiên thể này.
Nguồn: NASA, TheVerge
65 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Khéo mấy ông maya đang bay lắc trên đó 😃
Cái mặt trăng này khủng thât
nếu 1 sinh vật sống dưới độ sâu 100K thì chịu áp suất bao nhiêu bar nhỉ, quên cách tính mất rồi
@Sơ mi nam Nhật Bản Cái đó phụ thuộc vào gia tốc trọng trường của cái mặt trăng đó, ko thể so sánh với trái đất đc
@Sơ mi nam Nhật Bản p=d.g.h
d: khối lượng riêng chất lỏng
g:gia tốc trọng trường
H:chiều sâu từ mặt thoáng đến điểm đang xét
@Sơ mi nam Nhật Bản Tính gia tốc trọng trường của hành tinh bằng khối lượng, bán kính zì đó. Kế tiếp tính áp suất chất lỏng có độ sâu n km.....
Nói chung hỏi bác niutơn và thím ácsimét =]]
Ko bt trên đó có cá mập khổng lồ lớn hơn cá mập trái đất gấp 10 lần ko nhỉ bữa nào rảnh lên đó câu chơi.
tính bằng cách ở trên thì chưa chắc đã là đại dương H20, có thể là đại dương hidro lỏng vì nhân của nó đã nguội rồi, ko có phát ra nhiệt nữa + ở khoảng cách quá xa so với mặt trời nên nhiệt độ ở đây vào khoảng 5K, cỡ đó thì sao nước ở dạng lỏng được trừ khi áp suất cực lớn, nên đại dương ở đây có thể là đại dương của 1 chất khác ko phải nước, có thể là đại dương H2 lỏng, N2 lỏng, hay He lỏng.
luckystar999
ĐẠI BÀNG
9 năm
@2Ne1VipzZ Bác cần xem lại đi. 5K là 5 độ Kevin chứ ko phải 5000 độ C đâu. 0K là -273 độ C, 5K là -268 độ C.
nvkhoi123
ĐẠI BÀNG
9 năm
@luckystar999 Tha cho bác ấy đi bác, comment có một câu mà bị ném đá tơi bời mấy trang rồi đó 😃
nvkhoi123
ĐẠI BÀNG
9 năm
@2Ne1VipzZ đọc lại comment của tui đi, tui đã dẫn bài viết đến thế còn cãi chày cãi cối được.
"còn viết có dấu cách (0 K) hay bỏ dấu cách (0K) ở Việt nam đều được chấp nhận."
"thế giới người ta chấp nhận 5k (chữ k thường) thay cho 5000 :v"
tự tiện suy diễn bậy bạ
rosejaooh
TÍCH CỰC
9 năm
Nước ở trên đấy có mặn không @uhraman ? 😁
@rosejaooh Cũng chưa biết phải nước không nữa @@ người ngoài hành tinh có khái niệm khác chứ @@
Từ Trái đất lên đó mất bao nhiêu năm án sáng nhỉ?
Eldimio
CAO CẤP
9 năm
@Khanhld.dvport Sao Thổ là cách gọi của người Trung Quốc. Họ đặt tên các hành tinh mà họ biết (có thể nhìn thấy bằng mắt thường) theo ngũ hành: Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ (cũng dựa theo màu sắc họ nhìn thấy). Lúc đó họ cũng đâu có khái niệm "Trái đất".
@Eldimio Làm j mà 20 phút. 1 tháng lận
@nhatientri Gần vãi
intereal
ĐẠI BÀNG
9 năm
@xangcunglin mặt trời cách trái đất có 8 phút ánh sáng thôi
Lambktm
ĐẠI BÀNG
9 năm
nên đó hốt nước về thôi, rất nhiều nơi đang thiếu nước sạch 😁
nokishock
TÍCH CỰC
9 năm
- Nếu Đại dương trên vệ tinh mà là H2SO4 như sao Hải Vương thì cũng ăn cám 😁
- Nếu đúng là H20 thì việc sống trên đó cũng khó khăn (lạnh, chưa kể mật độ Oxi không bằng Trái Đất) và việc tiếp cận nguồn nước với độ dày vỏ băng như thế cũng khoai lắm

Ăn cơm nắm muối mè chém truyện khoa học tí :D
theviyoung
TÍCH CỰC
9 năm
Vậy là người ngoài hành tinh sống trong lòng đất chứ đâu
Em lại nghĩ sau này hành tinh nào con người cũng sống đươc, ko cần tìm xa xôi nơi nào :3
Đầu tư lên đó làm Nhà máy nước Đóng chai tinh khiết Sao Thổ về bán cho Trái đất thì ngon
Tất cả bí mật trên cái trái đất này chỉ có hỏi CIA... 😁
Hix ... VN chắc là còn ở lại nghiên cứu dài dài
2 bác này không đọc đoạn này ah
"Về mặt vật lý, sự có mặt của một lượng lớn nước chứa muối sẽ làm thay đổi từ trường, từ đó tác động đến dao động của các cực quang."
Này thì Hidro lỏng với nitơ lỏng, này thì nước tinh khiết đóng chai 😁
@xxxphantomxxx cái đó là về nguyên lý bạn ơi, ý của câu đó là cần có 1 dung dịch ion mà điển hình là nước muối có Na+ và Cl- . dung dịch ion trên đó là gì thì không ai biết, người ta đoán thế thôi. mà bản chất thực của nó có đúng hay không cũng ko ai biết, ko có thực nghiệm thì tất cả chỉ là đoán mò mà thôi, còn nhiều thứ con người ko biết lắm, hay nói đúng hơn là con người biết ít lắm.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019