[Nghiên cứu] Cấu trúc lông vũ của chim cú giúp nó bay không gây ra tiếng động

Nam Air
17/8/2015 7:52Phản hồi: 49
[Nghiên cứu] Cấu trúc lông vũ của chim cú giúp nó bay không gây ra tiếng động
owl.jpg

Một nghiên cứu đã kết luận rằng chim cú có kỹ thuật "núp lùm" siêu hạng, nhờ khả năng này mà nó tiếp cận con mồi tuyệt tối không có tiếng động, không bị phát hiện ra. Để có khả năng này, lông vũ của chim cú được tạo hóa thiết kế với khả năng khí động học cực cao, nó hấp thu được rung động và triệt tiêu được tiếng đập cánh, kết quả là cú tấn công vồ mồi sẽ hoàn toàn yên lặng, nạn nhân không biết được chim cú bay tới từ lúc nào.

Mỗi khi chim cú vỗ cánh, thiết kế lông vũ trên cánh của nó có khả năng biến đổi động năng thành nhiệt năng, giúp triệt tiêu được tiếng động của việc đập cánh. Các nhà khoa học đã sử dụng máy quay phim tốc độ cao, phối hợp với tia laser để quay lại quá trình tiếp cận con mồi của chim cú tai dài, qua đó so sánh với một số loài chim khác, ví dụ đại bàng, bồ câu. Mặc dù 3 loài chim này khác nhau về kích thước, nhưng chúng có chung kiểu đập cánh như nhau.

Giáo sư Jinkui Chu ở đại học công nghệ Dalian ở Trung Quốc, dẫn đầu nghiên cứu này cho biết: "Cấu trúc lông vũ trên cánh của nhiều loài cú cho phép nó có khả năng tiếp cận con mồi rất êm, hoàn toàn nằm ngoài ngưỡng nghe của tai con mồi. Điều này gây thích thú cho các kĩ sư, nếu có thể khai thác ưu điểm này để ứng dụng cho các ngành khoa học. Tuy nhiên khả năng này của loài cú tai dài thậm chí còn vượt ngoài tầm nghiên cứu hiện nay của con người."

Trong thế giới loài người, kĩ thuật dùng để khử tiếng động tạo ra từ động năng gọi là "chống ồn", nó sẽ biến năng lượng từ động năng của máy móc thành nhiệt năng để giữ hệ thống hoạt động ổn định. Nghiên cứu mới về khả năng bay không gây tiếng động của loài cú sẽ giúp các nhà khoa học phát triển những hình thức máy móc khi chuyển động không gây ồn, nhờ việc ứng dụng cấu trúc lông vũ của loài cú, có thể áp dụng cho những lĩnh vực như sản xuất tua-bin gió.

Theo Guardian
49 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

buathanqn1
TÍCH CỰC
9 năm
thay vì lắp tuabin gió nơi chả có người nào lui tới, lắp vào xe máy là ngon nhất.
@buathanqn1 Rồi thổi cho xe chạy =))
Lắp vào tất cả các phương tiện di chuỷen nữa bạn
@DONGHOTHEKY_COM lắp vào phương tiện di chuyển thì ra đường toàn tai nạn
😁 tuyệt cú mèo.
Vấn đề lớn nhất của phong điện hiện tại là gây ra quá nhiều tiếng ồn, nếu như người ta tận dụng được kỹ thuật tài tình này của thiên nhiên mà áp dụng vào được thí quá tuyệt rồi. Phong điện còn rất nhiều cơ hội để khai thác mà 😁
heorung52
TÍCH CỰC
9 năm
Hình như con chuồn chuồn cũng không gây ra tiếng động khi đặp cánh giữa không trung, con muỗi và ruồi đều có.
dqt123
ĐẠI BÀNG
9 năm
@heorung52 chuồn chuồn gì vậy bạn? mình thấy rào rào.
@heorung52 - Theo mình nghĩ "2chuồn" nó bay không phát nhiều tiếng động vì kiểu bay của nó là liệng là chính và tốc độ bay của nó chậm...chứ muỗi và ruồi bay nhanh như thế...vòng tua của động cơ nó quá cao nên không thể không có tiếng "vo ve" được....
Thế mới có vụ tại nạn gây tranh cãi:
Con muỗi đang bay lao vào húc tung đít con Đom đóm, muỗi quay ra chửi "Mịe con Đom đóm kia mày điếc hay sao mà khong nghe thấy bố mày còi từ xa thế? Đom đóm không vừa quay lại chửi: Đ* mày mù hay sao mà không nhìn thấy bố bật xi nhan rồi thây !!!"
HeNguyen
ĐẠI BÀNG
9 năm
Tạo hóa đã sinh ra "Chim Cú"
ubslum
ĐẠI BÀNG
9 năm
ko có video, toàn nói ko, ko tin 😁
@ubslum vào youtube tìm clip chim cú, tắt âm thanh và play là được mà bạn o_O
mới nghiên cứu thôi
Có món này đi rình....sếp chắc ngon :mad:
@ppp666 Chỉ sợ ổng rình bác thôi 😆)))
esata
CAO CẤP
9 năm
Kiểu "núp lùm" này ứng dụng ở VN thế nào nhỉ? Ứng dụng ở các ngã tư, khúc quanh, gốc cây thì không được rồi.
surunki_405
ĐẠI BÀNG
9 năm
@esata công an việt nam áp dụng nhiều mà
Chán thông tin vui vãi
Bên Nhật người ta đã áp dụng vào tàu diện ngầm để giảm tiếng ồn từ lâu rồi LOL bây giờ còn nghiên cứu, mình coi nguyên cái phim về thiết kế tầu điện trên discovery lâu rồi bạn à. không tin thì tìm mà xem lên TV lâu rồi
@suvival198 Cái bạn đó nói chắc là giảm tiếng ồn do ma sát với không khí do chạy tốc độ cao mà bạn. Nhưng còn dùng công nghệ nào thì mình không biết
@finalmagic K phải cái đó. Cái thanh chữ T nối với dây điện. Nhật cải tiến thanh chữ T đó giảm tiếng ồn do gió Khi tàu đi với vận tốc cao của tàu điện, nhờ vào lông cú đó ba
@doantatthang nói một hồi rôt cục kết luận
@hieupy89 Tôi chỉ nói là có lẽ bạn kia muốn nói đến công nghệ chống ồn do ma sát với không khí khi tàu điện ngầm di chuyển với tốc độ cao chứ không phải muốn nói đến công nghệ chống ồn do ma sát với đường ray. Tất nhiên là tôi không biết vì tôi có phải bạn ấy đâu mà biết công nghệ chống ồn đó có giống với công nghệ này đâu. Buồn cười!!
máy bay ko chơi 2 cánh mà chơi 1 nùi cánh như cú thì vui
Bọn tàu nghiên cứu để tạo ra vũ khí đó
Thâm thật
Khốn nạn khi có thằng láng giềng này
CuongLam02
TÍCH CỰC
9 năm
con chim thấy ghét ban đêm kêu thấy lạnh xương sống. Mà ban ngày bay khơi khơi là bị mấy con khác rượt đá tới tấp...
Dự là sắp tới các bác thương gia Tung Kua sẽ qua VN thu mua lông cú giá cao. Anh em TT đi tắt đón đầu xu thế này đi là vừa
thu mua cu chím sll =))
ngày xưa em từng nuôi con này. ai cũng cho là nó mang vận không may mắn nhưng em lại thây có nó cũng rất vui dù thời gian đầu tiếng kêu của nó cũng làm em thấy hơi hơi lo lắng nhưng lâu dần thấy quen.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019