[Nghiên cứu] Công nghệ có thể giúp con người tìm được sự cân bằng giữa cuộc sống và công việc?

ND Minh Đức
2/11/2014 19:23Phản hồi: 30
[Nghiên cứu] Công nghệ có thể giúp con người tìm được sự cân bằng giữa cuộc sống và công việc?
1557522_10202493450314848_1564066485_n.jpg
Tiến sĩ Jennifer J. Deal, nhà nghiên cứu cao cấp tại Trung tâm lãnh đạo sáng tạo San Diego, California đã thực hiện nghiên cứu về tác động của công nghệ với sự cân bằng giữa cuộc sống - công việc của con người. Qua nghiên cứu, tiến sĩ Jennifer đã nêu lên những quan điểm khá thú vị và đưa ra một số giải pháp cụ thể làm giảm ảnh hưởng của smartphone đến cuộc sống cá nhân con người. Đồng thời, nghiên cứu cũng cung cấp một góc nhìn khác về mối quan hệ giữa công nghệ, cuộc sống và công việc của con người.

Công nghệ ngày càng tiện lợi cho phép chúng ta có thể làm việc ở bất cứ đâu và bất cứ lúc nào. Ở một góc nhìn khác, công nghệ dường như trói buộc chúng ta với công việc và khiến chúng ta phải làm việc ngày càng nhiều hơn. Vậy đâu sẽ là điểm cân bằng giữa công việc và cuộc sống trong thế giới công nghệ ngày nay?

Nghiên cứu của tiến sĩ Jennifer cho thấy, ngoài giờ làm việc, người dùng vẫn sử dụng smartphone để đọc và trả lời các nội dung các liên quan tới công việc văn phòng cho dù thời gian làm việc mỗi ngày của họ đã khá dài, có thể từ 13 giờ trở lên. Tuy nhiên, họ không hề muốn làm việc ngoài giờ. Vậy nguyên nhân do đâu? Phải chăng họ đang làm việc thêm vì họ cảm thấy bị bắt buộc? Hay do chính chiếc smartphone đã tạo điều kiện dễ dàng cho họ làm việc?

Smartphone đang "trói" người dùng vào công việc?


Tinhte_lam_viec_smartphone_2.jpg

Smartphone đang trói người dùng vào công việc bằng sự tiện dụng mà nó mang lại?

Tiến sĩ Jennifer cho rằng: "Bạn muốn mọi người thấy bạn là một người năng nổ và luôn cống hiến trong công việc? Smartphone có thể đáp ứng cho bạn. Nó cho phép bạn trả lời email một cách đơn giản và đầy quyến rũ. Cũng bởi vì việc đó được thực hiện một cách quá đơn giản, người ta sẽ lo sợ họ không thể trả lời email một cách nhanh chóng vào bất cứ lúc nào. Nỗi sợ ấy sẽ càng trở nên to lớn hơn nếu đồng nghiệp của họ tỏ ra "năng nổ" hơn họ với hàng tá email đã đọc và trả lời một cách nhanh chóng."

Thêm vào đó, nhiều công ty lại muốn nhân viên lúc nào cũng phải trả lời email nhanh nhất và vô tình lại đẩy vấn đề đi xa hơn nữa. Đối với một số nhà lãnh đạo, họ có thể sẽ quan niệm rằng: "Tại sao không? Nếu nhân viên muốn tiếp tục làm việc thì làm gì có giới hạn thời gian cho họ?"

Trong ngắn hạn, smartphone đã đi được một chặn đường dài trong quá trình đưa công việc trở thành một cuộc đua không có hồi kết. Cuộc sống của con người đã trở nên gắn kết với công việc hơn bao giờ hết, thời gian làm việc đã bị "trượt giá" do tời gian làm việc không còn là hữu hạn nữa. Và hệ quả là, sự làm việc thiếu hiệu quả đã lan tỏa một cách không thể kiểm soát trong nhiều tổ chức, công ty.

Tinhte_mot_ngay_dai.jpg
Một số doanh nghiệp đã tìm cách giải quyết vấn đề trên bằng cách cổ vũ nhân viên làm những việc như phân loại email theo mức độ quan trọng hoặc tắt email sau giờ làm việc hoặc khi đang nghỉ phép. Tuy nhiên, những giải pháp này chỉ mang tính tình thế và chưa giải quyết được triệt để vấn đề do đã bỏ qua một nhân tố hết sức quan trọng: yếu tố con người - những người đã lo lắng đến mức họ phải luôn kết nối để bảo vệ công việc của họ hoặc để bắt kịp cùng đồng nghiệp.

Tiến sĩ Jennifer đã đề xuất cách tiếp cận "lấy độc trị độc" nhằm giải quyết được vấn đề trên: Dùng chính công nghệ để làm phức tạp hóa cuộc sống của nhân viên nhằm giảm áp lực của công việc đối với họ. Dưới đây là một số cách đơn giản do tiến sĩ Jennifer đề xuất để kiềm chế các ảnh hưởng của smartphone và phần mềm, từ đó giúp người dùng có một cuộc sống dễ chịu hơn.

Đừng nên lạm dụng chức năng: Reply All (Hồi âm cho tất cả mọi người)


Hộp thư đến của mọi người thường là một danh sách dài khá lộn xộn: những nội dung được gởi tới hàng tá người hoặc ngược lại, một nội dung email không chỉ cc một mình bạn mà còn rất nhiều người khác. Hãy thử tượng tượng bạn luôn nhận được thông báo có email mới khi một người nào đó trong danh sách trả lời. Tuy nhiên, hầu hết mỗi người thường chỉ chú trọng vào nội dung gốc lúc ban đầu hơn là những đoạn đối thoại hoặc email trả lời.

Do đó, tiến sĩ Jennifer khuyên nên hạn chế sử dụng chức năng Reply All. Chức năng này nên sử dụng một cách có giới hạn đối với một nhóm người nào đó và có thể là gởi nội dung đó cho riêng từng người. Các chuyên gia cho rằng trong một số trường hợp, cách làm này có thể được áp dụng bởi người đứng đầu tổ chức và có thể được thực hiện bằng các ứng dụng hiện có.

Quảng cáo



Phân chia mức độ quan trọng của email

Giải pháp trên chỉ là một phần của vấn đề: Không phải tất cả email đều có mức độ quan trọng như nhau hoặc một số không cần phải trả lời. Dù vậy, các nhân viên vẫn thường phải lướt qua mỗi email hoặc tin nhắn để xác định xem nội dung đó quan trọng như thế nào và họ có cần phải trả lời hay không. Và giải pháp ở đây là phân nhóm cho từng người trong danh bạ theo các mức độ quan trọng hoặc nội dung khác nhau.

Mỗi nhóm như công việc, gia đình, bạn bè,... sẽ được thông báo bằng cách cách khác nhau. Điều này giúp người dùng có thể dễ dàng nhận biết được email hay tin nhắn nào thật sự quan trọng cần phải trả lời gấp còn cái nào thì không để có kế hoạch giải quyết hiệu quả. Tuy nhiên, tiến sĩ Jennifer cảnh báo rằng những người đã được cho vào danh sách "quan trọng" cũng cần phải thực sự nghiêm túc thực hiện, nghĩa là chỉ gởi thông tin khi nào thật sự cần thiết cho công việc, nếu lạm dụng có thể lâm vào tình trạng "cậu bé chăn cừu".

Bên cạnh đó, tiến sĩ Jennifer hy vọng rằng các nhà phát triển phần mềm cũng nên bổ sung thêm tính năng đặt "mức độ ưu tiên" cho email và bắt buộc người gởi phải lựa chọn nó tương tự như yêu cầu đặt tên cho email vậy.

Hạn chế lưu lượng cập nhật email trên điện thoại


Một phương pháp khác cũng khả thi trên hầu hết smartphone là cài đặt giới hạn lưu lượng email gởi về điện thoại mỗi giờ. Đây cũng là một cách giúp làm giảm áp lực cho người dùng. Một ví dụ, người dùng có thể đặt chế độ "cập nhật danh sách mail" trong điện thoại sau 30 phút hoặc 1 giờ thay vì nhận theo thời gian thực. Về phía ứng dụng, tiến sĩ Jennifer gợi ý rằng phần mềm nên có thêm chức năng phân loại và lọc ra những email đến từ người gởi "đặc biệt" như "sếp, giám đốc,..." để báo ngay cho người dùng. Những email đến từ những đối tượng khác sẽ không hiển thị trên smartphone cho đến khi người dùng mở máy tính lên và duyệt từ trình duyệt.

Quảng cáo



Với giải pháp này, chúng ta có thể nhận ra được những vấn đề thật sự cấp bách cần giải quyết tức thời nhưng vẫn không bị những email không quan trọng làm ảnh hưởng tới cuộc sống cá nhân.

Hạn chế các cuộc họp kéo dài

Tinhte_lang_phi_thoi_gian.jpg
Tiến sĩ Jennifer cho rằng một trong số những nguyên nhân khiến cho nhiều người không thể tách rời khỏi smartphone sau giờ làm việc là do thời gian làm việc chính thức đã bị chiếm dụng bởi những cuộc họp kéo dài. Điều này khiến cho nhiều công việc cần phải xử lý có thể bị tồn đọng. Công nghệ có thể giải quyết được vấn đề này: Các tổ chức có thể sử dụng phần mềm tạo thời gian biểu, trong đó sẽ quy định cuộc họp sẽ kéo dài trong thời lượng là bao lâu, trong khung giờ cụ thể nào.

Khi bắt đầu cuộc họp, ứng dụng đếm thời gian sẽ được sử dung để biết được rằng họ còn bao lâu để trình bày và giải quyết vấn đề. Với sự giới hạn về mặt thời gian, những người tham gia cuộc họp sẽ có thêm động lực để giúp cuộc họp được thực hiện một cách hiệu quả hơn và những tiểu tiết kém quan trọng sẽ được loại bỏ.

Bên cạnh đó, tiến sĩ Jennifer gợi ý rằng các phần mềm lên kế hoạch, tạo thời gian biểu nên có thêm chức năng không cho cuộc họp diễn ra vào những khung giờ đặc biệt, như thời gian nghỉ trưa của nhân viên, để đảm bảo sinh hoạt cá nhân của người lao động.

Cuối cùng, dĩ nhiên là các giải pháp trên đây vẫn chưa thể thay đổi suy nghĩ của nhiều nhân viên về sự "năng nổ" và "cống hiến" trong công việc. Tuy nhiên, tiến sĩ Jennifer cho rằng đây còn là một vấn đề mà các nhà phát triển phần mềm không thể làm ngơ. Với các kỹ thuật mà họ nắm giữ trong tay, họ hoàn toàn có thể hạn chế những tác động xấu của công nghệ, giúp con người có một cuộc sống dễ chịu hơn.

Cụ thể, nếu smartphone và các ứng dụng đi kèm có thể "thông minh" hơn nữa, nó sẽ biết giúp tiết kiệm thời gian cho người dùng, và giúp họ có thể cùng lúc đạt được cả 2 mục tiêu: Có được cuộc sống hạnh phúc đồng thời có thể làm việc với năng suất cao ở bất cứ nơi đâu và bất cứ lúc nào - Một sự cân bằng đang trở nên cần thiết hơn bao giờ hết trong cuộc sống công nghệ hiện nay.

Tham khảo WSJ, CCL
30 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Cái gì chả có 2 mặt mặt lợi và mặt xấu. Ngay cả "tiểu đường" cũng mang lại cảm giác mới lạ giúp cuộc sống cân bằng hơn :p

Đôi khi @cuhiep cảm thấy cuộc sống cân băng hơn khi ngồi gần nữ áo xanh hơn là cảm giác cầm trên tay con phone :p

[​IMG]
patienn
CAO CẤP
9 năm
@galabuon cuhiep.jpg
Hehe, ko có công nghệ thì gay à, kiếm đc tiền nhiều mà ko có tiền nhiều thì ko có công nghệ mà ko có cn thì ko có nhiều t, mà ko có t nhiều thì k có g nhiều 😃 kaka
là con dao 2 lưỡi 😃
Mình thấy đa số mấy ẻm xin hay mượn tiền mua ipad để học anh văn 😃
Đt và đồ công nghệ làm cho con ng nhiều khi xa cách nhau hơn, nhg cũng làm cho con ng xoá bỏ khoảng cách về không gian và thời gian(cho nhg ng ở 2 địa điểm khác nhau trên trái đất)
Đt và đồ công nghệ cũng làm cho con ng nhiều khi cô đơn, lạc lõng giữa chỗ đông ng, nhg nó cũng làm cho nhg ng ít giao du ít cô đơn hơn khi trút bỏ mọi căng thẳng mệt mỏi vào chiếc đt hay cái laptop, máy nghe nhạc
@chaihanoi2012 và sau đó là tự kỷ :p
minoan
CAO CẤP
9 năm
biện hộ thôi, chả lẽ tinhte lại đăng bài "tác hại của công nghệ đối với cuộc sống" 😁
KLQ, nhưng thực sự Kenny Sang là sản phẩm thất bại của công nghệ. Ở đây là phần mềm Facebook 😁:D:D

Dạo này ngoài TT, còn giải trí trên Face của Kenny Sang mà thấy thoải mái đầu óc khi đọc cmt trong đó :D:D:D

@Hiep2014 Với Kenny Sang, công nghệ làm cậu ta nổi tiếng :D
con người đang làm nô lệ cho smart phone
chả cần bàn
chienpt92
ĐẠI BÀNG
9 năm
Công nghệ đâu chỉ có smartphone
Nhớ lại cái thời 05-06, ông anh có chiếc đt màu (cũng phải lên tới 3 màu đấy), ngồi tại nhà và login vào đọc được tin nhắn yahoo đã thấy vô cùng bất ngờ và thích thú.
Công nghệ chỉ làm người mất dần các mối quan hệ xã hội, giảm khả năng giao tiếp, tự kỷ hóa và ngày càng cô đơn.
mrsouth.hp
TÍCH CỰC
9 năm
@ball_tattoo cái j cũng có 2 mặt b ơi. Nếu bác biết cân bằng giữa 2 cái thì cn sẽ làm tiến triển các mối qhe hơn
@mrsouth.hp Bạn cân bằng nhưng xung quanh bạn, người khác k cân bằng. Vậy làm sao?@@
Có cũng chê, không có cũng kêu,
Mấy ông giáo sư vô công rồi nghề,
hêhê
oichaooi
TÍCH CỰC
9 năm
Nếu biết cách áp dụng vào cuộc sống thi nó quá truyệt đi chứ.
Riêng cái việc học thì mình thấy nó đáp ứng đầy đủ cho 1 sinh viên. Mình học toàn trên máy tính, thay vì mang cả balo toàn sách vở đeo xệ cả vai, chỉ cần 1 cái máy gọn nhẹ. Ghi chép gì mình đều xài word hoặc là viết. Nộp bài test, đăng ký môn học, coi lịch, thông báo.... cũng phải cần máy tính.
- Mấy người vệ sinh, bảo vệ ở trường lúc nào cũng thấy đeo phone, có việc gì là biết ngay. ( trường rộng ai đi kiếm cho nổi )
- Giáo viên giảng dạy cũng toàn bằng máy tính. Lúc chiếu 1 cái sơ đồ hay nội dung dài, giơ điện thoại lên 'táck' cái xong, ai mà ngồi ghi được thì mình hơi khâm phục.
Hồi trước còn vẽ trên giấy, giờ mình vẽ hẳn trên máy rất tiện lợi. Qua rồi cái thời muốn vẽ là phải mang tờ giấy bự tổ, bút chì gôm tẩy các loại cọ màu mè....
- Trong lớp anh văn, thấy mấy đứa con gái xài ipad cứ như cái máy mười mấy củ làm được mỗi việc chụp tự sướng với chat chit. Trong khi từ vựng, phát âm, cấu trúc thì không biết dò từ điển, gõ phát vài giây là ra được cái từ cần tìm, cứ đi hỏi.
- Có trò chơi mà cả lớp ai cũng tham gia, riêng 'cô ấy' ngồi ôm cái điện thoại zalo cả buổi không biết đến thứ gì xung quanh ( giống tự kỷ tách biệt tập thể ).
- Không ngay nào đang học giữa chừng là nghe tiếng điện thoại làm giáo viên rất khó chịu. Nhiều đứa nhưng mà nghe mỗi tiếng chuông của Iphone ( khoe mẽ không để im lặng ? ). Giờ mình xài điện thoại symbain thôi nhưng mà cứ tới giờ nào vô học là cài cho nó auto qua chế độ rung. Không lẽ android hay ios không làm được vụ đó. Smartphone and Stupid.people .
>Feeling 'hài lòng với công nghệ mang lại cho bản thân.'
Ở Việt Nam người dùng smartphone thì đông nhưng người dùng nó phục vụ cho công việc thì lại cực ít. Nên bài viết này ở VN cũng chả đúng cho lắm, ở VN theo mình đang gặp vấn để ngược lại với vấn đề này
ttthanh14
TÍCH CỰC
9 năm
bài viết hay quá anh ơi 😁

P/S: cực kì thích em Lumia 1320 mà anh Hiệp cầm trên kia. Trang trí ngộ ghê ^^
"Tớ mới giật được ngoài phố. Khoe hàng cái". 😁

Dùng smartphone tính ra đến nay tròn 7 năm. Tuy nhiên, đt vẫn chỉ để liên lạc, hiếm khi làm việc khác (trừ BB để lên lịch + ghi chú thường xuyên).
1 ứng dụng phổ biến đó là bản đồ. Tuy nhiên, mình cũng không dùng mà toàn dùng bản đồ giấy.
@LRA Bảo kiếm mà đưa cho anh hàng thịt thì cũng chỉ là con dao thái thịt mà thôi. Có khi lại bị chê là thái thịt không đều nữa chứ.
Cái công cụ tốt mà không dùng được hết tính năng thì là do mình không biết dùng (một số ít trường hợp là không cần dùng).
@khymkb Mình thường dùng theo kiểu chuyên dụng để giảm tải cho điện thoại:
  • Xem phim nghe nhạc: dùng laptop.
  • Chơi game: dùng máy game (NDS, PSP).
  • Chụp ảnh: dùng máy ảnh KTS. Bây giờ camera trên đt khá hơn nên thỉnh thoảng cũng dùng.
  • Online: laptop hoặc tablet.
  • Xử lí công việc: như trên.
Riêng bản đồ thì theo thói quen. Mình thường dùng 1 bản đồ giấy, đánh dấu những địa điểm cần chú ý. Trước khi đi lấy ra xem. Xem nhiều là nhớ. Chưa kể còn 1 thứ hay sử dụng đó là la bàn. Lấy 1 điểm cao nhất làm mốc, sau đó cứ thế mà đi, theo trục đường chính. Đảm bảo không lạc. :p
Ngày xưa vào TPHCM, chỉ cần 1 tháng là thuộc đường rồi. Tất nhiên trừ 1 số quận xa trung tâm và những ngóc ngách phức tạp.
Xem bản đồ trên điện thoại thì 1 là không phải lúc nào cũng có sẵn internet (trừ khi dùng offline). 2 là dễ bị giật điện thoại lắm.
1 cái nữa là địa điểm ăn uống vui chơi. Thông thường muốn tìm, người ta hay lên mạng tìm hoặc dùng app (ví dụ của Foody). Còn mình thì tự tìm, sau đó lưu lại trong 1 file Excel rồi để trong laptop & điện thoại. Cần ăn gì, uống gì thì lôi ra xem, sau đó chạy đến. 🆒

Vì thế cho nên điện thoại của mình khoảng 2-3 ngày mới phải sạc pin nếu dùng nhiều, trong khi người khác sạc ngày một. 😁
@LRA
Mình thì là 1 người rất hay dùng bản đồ. Mình đã từng có đến 4 cái bản đồ treo trong nhà. Và tất nhiên từ khi dùng con điện thoại tạm gọi là thông minh mình bỏ hẳn dùng bản đồ giấy luôn. Những con nokia hệ n78 hay mấy con có GPS tăng khả năng tìm đường của mình nên mức không bao giờ lạc, trừ khi đánh số nhà linh tinh còn không bao giờ phải hỏi đường.
Bạn chưa tận dụng được hết mọi chức năng trên điện thoại thôi, khi đi công việc, đôi khi cần tra cứu thông tin gì mình lôi điện thoại ra gọn gàng hơn table lại sẵn 3G.
Tất cả mấy đồ trên bạn kể ngoài máy ảnh còn lại mình cũng đều đủ hết, nhưng nhỏ gọn dễ mang đi thì chỉ cần duy nhất chiếc điện thoại là đủ. Có những trường hợp đi chơi đi du lịch đi làm việc, hay một số nơi tế nhị thì laptop máy bảng máy chụp ảnh đều không thể hoặc rất khó mang vào chỗ đó.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019