Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


[Nghiên cứu] Nguyên lý bất định Heisenberg bị nghi ngờ về độ chính xác

uhraman
9/9/2012 2:0Phản hồi: 143
143 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

hacbachvotu
ĐẠI BÀNG
12 năm
Cái nguyên lý bất định này hình như liên quan đến cái gọi là hiện thực tối hậu thì phải. Đọc mấy cái này nhức đầu phết mà chả hiểu dc nhiêu.
Viết bài dùng google dịch tra từ điển mà cũng đc đăng =)) và khiến 1 đống nháo nhào khen nức nở 😆
@hupipapa 1. Mình ko hề dùng Google dịch
2. Nếu bạn dùng Google dịch mà đc thế mình xin nhận bạn làm sư phụ
3. Bạn thử làm thử coi có đc duyệt đăng được ko? Tết Congo nhé. Bạn coi các mod như người kém thông minh hết ấy.
shmily_hut
ĐẠI BÀNG
12 năm
""Nguyên lý bất định nổi tiếng của Werner Heisenberg được lập ra vào năm 1927 là một trong những cột trụ của cơ học lượng tử" <= cột trụ là gì nhỉ @@
@shmily_hut Cột trụ là trụ cột ấy bạn 😁
travelmate
ĐẠI BÀNG
12 năm
uhraman: Hôm qua về mình nghĩ là thực ra từ "tính toán" cũng không thể là sai, vì dù sao các hàm phân bố xác xuất cũng là một dạng "tính toán". Nhưng để mô tả về "trạng thái đám" của các hạt cơ bản thì mình vẫn nghiêng về từ mô hình hoặc mô phỏng bởi vì các hàm xác xuất là dạng toán học mô tả trạng thái chuyển động cũng như các đặc tính khác của hạt cơ bản.Mình nói điều này đúng chứ 😃
Mình không phải là người nghiên cứu chuyên sâu, cũng không là dân vật lý nhưng rất thích đọc các tài liệu liên quan về cơ học lượng tử cũng như khoa học nghiên cứu các hệ vi mô và vĩ, nên những gì mình hiểu không phải từ các bài báo phổ cập kiến thức như bạn nói. Có thể là không có những hướng dẫn cụ thể nên suy nghĩ, hay suy luận không chính xác. Lâu lâu thấy có một đề tài mà không diễn đàn nào có nên cũng muốn học hỏi thêm kiến thức.

Cũng phải nói thêm là một số các bạn nếu không hiểu thì cũng không nên nói rằng bài này vô bổ và tốt nhất là không nói gì thì hơn, vì tiêu chí của diễn đàn là "khoa học, công nghê". Bạn Uhraman nói đúng, nếu con người phát hiện ra lý thuyết cơ học lượng tử thì không có những thứ như công nghệ của Apple, Samsung, IBM, AMD,... như bây giờ.
@travelmate travelmate: Thực ra cái cụm đó là tên riêng của kỹ thuật do nhóm nghiên cứu phát triển, và họ gọi nó là "cluster state quantum computing". Trong chuyên ngành vật lý hẹp, những thuật ngữ như vậy đòi hỏi độ chính xác rất cao, đặc biệt là tên riêng, do vậy nếu là mô hình thì họ sẽ đặt tên là "cluster state model", nếu là mô phỏng thì họ phải đặt tên là "cluster state simulation".

Nguyên tắc dịch là tên riêng phải giữ nguyên, ít ra mình ko thể tranh luận về bản chất với chihs nhóm nghiên cứu được, họ có lý của họ lúc đặt tên, và nhiệm vụ của mình là dịch chính xác tên của kỹ thuật đó mà thôi.
@travelmate Một cách chân thành, bạn đọc 10 cuốn sách định tính ko bằng đọc 1 cuốn định tính + 1 cuốn định lượng, do vậy nếu quan tâm lâu dài và thấy thích thú với cơ học lượng tử, hãy nên đọc một cuốn giáo trình cơ bản về cơ học lượng tử (Việt cũng đc mà Anh cũng đc) thì sẽ rất tốt 😃
travelmate
ĐẠI BÀNG
12 năm
@uhraman Cảm ơn lời nói chân thành của bạn. Nhưng mình k hiểu thế nào là một cuốn định lượng ? Còn nếu chưa đọc giáo trình cơ bản có lẽ mình k biết mà nói đặc trưng của cơ học lượng tử là mật độ phân bố. Nếu không đúng là mật độ phân bố thì chắc mình đọc sách sai
@travelmate Tức là giáo trình cơ bản đó bạn. MÌnh ko nói bạn sai, mật độ phân bố là một trong số các khái niệm cơ bản của cơ học lượng tử, còn nói đặc trưng thì mình e là không chính xác.
tijek132
ĐẠI BÀNG
12 năm
nói chung cái này hk 2 mình mới rớ tới! tạm thời hiểu nhưng chưa đến đâu!
chả biết đc mình lại đc học sách mới thì sao! biết đâu lại phức tạp hơn!
rongV
TÍCH CỰC
12 năm
mình chỉ thấy ngta thí nghiệm nhìn đã thiệt....
r_131
ĐẠI BÀNG
12 năm
mọi người cmt xong cũng chỉ xác định một điều :
- có một thứ như thế đang tồn tại !!
N'rian: bạn chắc là dân vật lý rồi 😃
@uhraman Em còn non lắm bác ạ.
Hôm nay mới học lỏm được câu: "Nếu bạn không thể giải thích điều gì đó một cách đơn giản, bạn không hiểu rõ vấn đề". Ngẫm thấy đúng!
😁
ndp1007
ĐẠI BÀNG
11 năm
Cũng từ cái vụ này mà "Bố già Einstein" dần xa rời đứa con tinh thần của mình(Cơ học lưỡng tử), ông phát biểu ông không tin thượng đế chơi trò xí ngầu, nhưng thực sự là Ngài đã chơi xí ngầu.

Từ đó cái toán học XÁC SUẤT THỐNG KÊ trở thành bá đạo.
Áp dụng vào CNTT là Dataming, cái này là vô đối trong chứng khoán, máy học(iNghe...), robot ...

Tin giật gân này có phải giống như vụ hằng số vũ trụ không nữa, nàng lọ lem bị bỏ quên bỗng giật dạy trở thành nàng công chúa lộng lẫy với VẬT CHẤT TỐI NGOẠI LAI.

Liệu thượng đế có chơi xí ngầu ?

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019