Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


[Nhiếp ảnh CB] Tìm hiểu cảm biến ảnh của máy ảnh

tuanlionsg
30/3/2015 15:39Phản hồi: 53
[Nhiếp ảnh CB] Tìm hiểu cảm biến ảnh của máy ảnh
Các cảm biến của máy ảnh có một bộ thu sáng rất nhạy, gọi là photodiode (bán dẫn dò sáng). Mỗi photodiode nhạy với một màu. Đây cũng là biểu đồ RGB rất quen thuộc được sử dụng cho màn hình TV (cổ điển). Vậy, giữa một photodiode và một điểm ảnh (pixel) có gì khác nhau ? Có nhiều sự nhầm lẫn trong vấn đề này khi không phân biệt chúng. Một điểm ảnh có thể được tính toán dựa trên dữ liệu thu nhận được bởi ba photodiode (Đỏ (R)+ Xanh lá cây (G) + Nước biển (B)) hoặc nhiều hơn (R + B + G +…). Thử xem xét giải thích sau đây để hiểu thêm chi tiết.

Screen Shot 2015-03-30 at 21.54.02.png
Ảnh: wikipedia
Loại cảm biến “Bayer Filter”
Phát minh vĩ đại của Bryce Bayer từ năm 1976 được dùng trong hầu hết máy ảnh số, máy quay phim và camera điện thoại trong thị trường trước nay. Cảm biến nội suy Bayer là loại phổ biến. Cảm biến “nội suy Bayer” được thiết kế (chồng khít) thành các cụm 4 photodiode. Mỗi cụm dựa trên photodiode nhạy sáng gồm 2 xanh lá cây, 1 đỏ và một xanh nước biển (được xác định là những photodiode với bộ lọc màu). Một điểm ảnh đơn có thể được “nội suy Bayer” căn cứ trên dữ liệu từ bốn photodiode (thu thập thông tin RGB cần thiết). Bản chất kiểu mội suy này là gì ? Nhìn vào minh hoạ bên dưới đây người ta có thể để ý thấy là 2 photodiode bên phải của điểm ảnh #1 được chia sẻ với điểm ảnh #2. Vì thế có một dư lượng nhất định trong cả cụm hệ thống.

bayer01.png
bayerfilter-v2.jpg
Ảnh: imaging resource

Hãng Sony biến đổi một ít khi họ thay thế một trong hai photodiode xanh lá cây của cụm 4-diode bằng một photodiode mới có một bộ lọc màu ngọc lục bảo (do đó mà thành RGBE).
Screen Shot 2015-03-30 at 22.32.21.png
Hãng Fuji đã có một thay đổi rất đáng quan tâm. Các máy ảnh kỹ thuật số phổ biến vẫn chịu hạn chế công năng ở một mức độ nhất định (làm sao giữ chi tiết ảnh ở khu vực màu đen tuyền và màu trắng sáng), là giới hạn khả năng giải quyết các chi tiết trong vùng tối hoặc ngoài vùng quá sáng. Hãng Fuji đã tìm ra một giải pháp cho vấn đề này bằng cách thêm vào một vùng phụ (nhỏ hơn) cho một photodiode có độ nhạy với nguồn sáng thấp hơn. Thủ thuật này được cho là tăng thêm 2stops phụ cho photodiode so với photodiode thông thường. Nhìn vào minh hoạ dưới đây người ta cũng có thể quan sát thấy có một khác biệt nữa so với thiết kế cổ điển – các photodiode có một hình tám cạnh theo kiểu tổ ong dẫn đến một mật độ bố trí cao hơn do các photodiode ở hai hàng lân cận có thể gối lên nhau một chút. Thiết kế được gọi là “Super CCD” này có vẻ thực sự vượt trội hơn về độ phân giải hữu dụng so với cảm biến Bayer có cùng số lượng photodiode.
fuji.png

Hình tiếp theo minh hoạ cấu trúc hàng dọc của cảm biến Fuji Super CCD (HR) – ngoài phong cách thiết kế của Fuji và hình thức của photodiode, việc sắp thành lớp là điển hình đối với các cảm biến (bao gồm cả Foveon) được sử dụng cho dòng máy DSLR.
  • Lớp ở bề mặt được làm bằng các lăng kính siêu nhỏ. Tại sao lại như vậy ? Các photodiode đều hơi lõm và nếu các tia sáng không chiếu vuông góc với photodiode, và đó là điểm đặc trưng của các mép ảnh, chúng tạo ra những bóng mờ trong một số hoàn cảnh ánh sáng thấp. Khi chụp cận cảnh, sự phơi sáng có thể không đều từ trung tâm ra đến ngoài mép. Các lăng kính siêu nhỏ được dùng để hiệu chỉnh khuyết điểm ấy. Song song đó là các hãng cũng điều chỉnh các thiết kế hệ thấu kính trong ống kính của họ để khắc phục vấn đề này.
  • Lớp thứ hai chứa đựng các photodiode như đã mô tả ở trên, trong khi lớp thứ ba chỉ tập trung vào việc truyền dẫn các dữ liệu.
Cảm biến Foveon
Foreon là tên một công ty điện tử tại Mỹ, tiên phong trong các thiết kế vi mạch bán dẫn. Foveon có được lợi thế nhờ một thành công nổi tiếng đối với những người chụp ảnh Trắng Đen (cũng như các thợ lặn với bình khí nén) : Dùng bộ lọc thì chỉ ngăn chặn được một màu duy nhất trong khi các màu khác vẫn y nguyên. Vì thế người ta sắp xếp ba lớp gương trong suốt bán phần của photodiode lại với nhau thay vì rải chúng ra như bên trong các cảm biến Bayer.
Screen Shot 2015-03-30 at 22.34.13.png

Phương pháp này có một số lợi điểm và một số khiếm khuyết. Ở mặt tích cực, ta có thể thấy là điểm ảnh tại một vị trí sản sinh ra một màu “thật” và thông tin về độ sáng, các hình ảnh có đội sắc nét tốt hơn so với các cảm biến Bayer thông thường có cùng độ phân giải. Hơn nữa, các photodiode cũng có thể làm lớn hơn (gấp 3 lần) để nhờ đó mà cảm biến tái tạo hình ảnh ít bị nhiễu hạt hơn, đó chỉ là lý thuyết vì giá thành thực hiện sẽ tốn kém rất nhiều.

Nhưng, để có số lượng điểm ảnh nhiều bằng cấu trúc bayer, phải cần nhiều (gấp 3 lần) điểm ảnh mới đạt được như cảm biến Bayer. Chẳng hạn cảm biến Sigma SD10 có các photodiode 10.2 mio – như vậy là nhiều so với Canon EOS 10D hoặc Nikon D100 chỉ có các photodiode 6 mio., và gần như tương đương với một máy Canon EOS 1Ds với các photodiode 11mio. Tuy nhiên, phụ thuộc cách bố trí các điểm ảnh ấy mà độ phân giải hữu dụng kỳ thực chỉ ở mức 3.4 mio.pixel (10.2 mio./3 lớp).
FOVEON3_L.jpg

Vì thế, trong khi giải pháp của Foveon vẫn đang là tiềm năng về lâu về dài, nhưng lợi nhuận kinh doanh và trào lưu quảng cáo như hiện nay chạy theo "chấm" – người ta dễ dàng chọn một máy nhiều số megapixel hơn. Thị trường hiện tại có dòng máy Sigma đã được khá nhiều người biết chất lượng cảm biến của nó và say mê với chất lượng ảnh của chúng.
FOVEON_X3_BREAKOUT_1_L.jpg

Quảng cáo

53 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Hay quá! Mở mang được vô số thứ dù trước đây không tò mò về vụ này lắm!
Cảm ơn mod nhé!
A6_YoonA
TÍCH CỰC
9 năm
những bài viết bổ ích thế này có phải hay ko
lamgiaukhovl
ĐẠI BÀNG
9 năm
đọc rõ hay nhưng không thấy dậy cách chế tạo nhỉ?
Ginerbread
TÍCH CỰC
9 năm
@lamgiaukhovl Chế tạo được qua mấy bài viết đơn giản thì VN đã giàu. Sony đã chẳng bá đạo trong việc làm nhà cung cấp cảm biến máy ảnh :v
peterpan80
TÍCH CỰC
9 năm
@lamgiaukhovl cách chế tạo chắc VN chưa đủ trình đâu bác...:p😁:D:D
Các công nghệ, ví dụ Purview hay Ultra Pixel chỉ khác nhau ở thuật toán nội suy mà thôi
@EdwardPham So vậy mà bạn cũng so, bạn có thể thử in ảnh của 808 ra đi sẽ thấy khác biệt nhé, chất ảnh không hề thua kém DSLR đâu bạn.
@minhcuongpro1234 Cảm biến cellphone nó nhỏ hơn cảm biến Crop <Fullframe < Medium Format nên dữ liệu (năng lượng) nó nhận vào sẽ nhỏ, do bề mặt phơi sáng ít. Da tabase anh ít nên chắc chắn dữ liệu anh xuất ra sẽ ít.

Diện tích anh đã nhỏ mà số Mpx anh cao --> điểm ảnh nhỏ ---> điểm ảnh nhỏ thì dĩ nhiên khả năng sai lệch màu sắc cao (vì nhỏ mà chính xác sẽ chi phí cao, 1 cái DSLR so với 1 cái cellphone làm được mọi thứ giá tiền khác nhau, chưa tính hệ thống ống kính nữa nên ---> chất lượng anh giảm).

Còn máy chuyên nghiệp ví dụ D700 Full frame chỉ có 12Mpx VS Nokia pure View 41Mx. Nhưng chụp ra thì NOkia làm sao mà bằng được.

Thông tin tham khảo:
https://www.tinhte.vn/threads/cac-kich-thuoc-cua-cam-bien-anh-sensor-sizes.2259562/
@shrelax84 Tất nhiên nó sẽ thua nhiều thứ như ống kính, độ lớn cảm biến, điều kiện chụp .... vì nó chỉ là máy ảnh tích hợp còn DSLR là máy chuyên nghiệp nên nó phải khác, hơn ở hầu hết các trường hợp khó chụp, tuy nhiên trong điều kiện chụp thông thường thì những máy ảnh di động hàng đầu hiện nay hoàn toàn có thể in ra ảnh đẹp sắt nét không thua gì máy ảnh, cho nên mình mới nói bạn chê in ảnh hoặc xem ảnh không ra gì thì không chính xác, mình đã từng in ra nhiều ảnh của nhiều thiết bị khác nhau để so sánh nên có thể phân biệt được cái nào xấu cái nào đẹp.
panania
ĐẠI BÀNG
9 năm
@EdwardPham Úi giùi ui đã xài qua 2 đời ultra pixel mà vào nghe thánh nói mình run người, HTC m7 m8 camera chỉ 4 chấm và duy nhất 4 chấm, ko có chuyện sensor chụp 8 16 chấm mà gộp điểm ảnh như Nokia thành ảnh 4 chấm, chả hiểu biết gì cả phán coi chừng ng ta hiểu lầm, HTC làm như vậy là vì muốn 1 điểm ảnh trên sensor to hơn, thu đc sáng nhiều hơn 300% các sensor khác, còn nếu bác ko hiểu vì sao cùng kích thước cảm biến nếu 1 cảm biến có số chấm cao lại thu sáng yếu hơn 1 cảm biến có số chấm thấp, thì bác nên tìm hiểu kỹ độ to của 1 điểm ảnh trên sensor sẽ giúp ảnh tốt hơn ntn?
Lúc đi mua HTC và nghe mấy cha già già nổ về việc camera ultra pixel thực chất là 16 mpx nghe nực cười, mua vớ phải hàng chấm thấp chụp ko tốt là mấy hay bị cháy sáng nên sáng kiến ra vụ 16mpx để nói nghe nó oai, sao này htc đem mịa cái ultra đó lên mặt trước lun, đúng nhọ cho mấy thánh phán kiểu vầy
wtf9999
CAO CẤP
9 năm
Cảm biến đa năng
Mong thớt sẽ có nhiều bài bổ ích như thế này nữa ạ
bluesight
TÍCH CỰC
9 năm
còn thiếu cái X-trans Cmos mà dạo gần đây fuji đang làm mưa làm gió với nó 😁 image.jpg
@bluesight Sony nó là nhà sx mà, có phải thiết kế đâu 😃.
Còn việc đưa thêm 1 pixel trắng (xanh ngọc) vào thì là nó vừa thiết kế vừa sx, đây là công nghệ lấy ý tưởng từ TV. Nhưng đó là phần phát triển sau này thôi, quan trọng nhất vẫn là thương mại hóa được cảm biến BSI-CMOS (cái mà hiện nay bất cứ hãng nào cũng phải mua công nghệ từ nó, kể cả chính cha đẻ của BSI).
Hiện nay mới nhất thì thằng này có công nghệ AF-Continuous dự đoán chuyển động, mà con chuột bạch 7D-II lại ứng dụng thử nghiệm rất tuyệt vời (đã nhìn tận mắt). Canon thì những ống kính mới ra càng ngày càng ngon vs mới. Nói chung là giờ cứ nhìn thiên hạ chạy đua vũ trang thì kiếm bao nhiêu cũng ko đủ =)).
bluesight
TÍCH CỰC
9 năm
@EvilCrab mấy thg sx dslr thì thg sony này thâm nhất, máy của nó ảnh tốt nhưng chậm chạp, tính năng nửa vời, lại chẳng đầu tư PR. toàn đem bán cảm biến vs công nghệ, bọn Ca Ni càng ăn nên làm ra thì nó càng giàu :v
@bluesight Mình thì lại thích cách làm ăn của Canon, không ngại bỏ $ mua vs nghiên cứu công nghệ mới vs tốt để có sp phù hợp với nhu cầu ng dùng. Ông Sony này nghiên cứu tốt nhưng phong thái ca-ve càng ngày càng chuyên nghiệp @@!
bluesight
TÍCH CỰC
9 năm
@EvilCrab ông này đánh LoL chắc cũng nổi tiếng :v cave No.1 😆)))
Đọc xong đi bổ não
Bác mod bổ sung thêm về phân biệt CCD và CMOS cho anh em thì hay nữa 😃 Thêm một ít thông tin và có lẽ một số anh em chưa hiểu đúng hết đâu ;)
có bác nào biết chỗ nào bán camera PTGrey này ko
Thêm bài tìm hiểu về cấu tạo cảm biến trường sáng trên máy ảnh chụp trước lấy nét sau nữa
hph@
ĐẠI BÀNG
9 năm
cảm ơn bác cho ae mở mang đầu óc, bài viết chất lượng ISO 9002
buihungkb
TÍCH CỰC
9 năm
Cảm biến trên điện thoại bây giờ 99% là cmos thôi, vì giá thành sản xuất rẻ, dễ tăng chấm, tiêu thụ ít điện. Mấy cái camera sử dụng CCD hầu hết không có quay phim hoặc quay phim rất tệ.
Bài nào cũng thấy cmt cãi nhau . Bài viết hay có thêm được kiến thức rồi !
wtf9999
CAO CẤP
9 năm
@Bùi Nhất Trí Đó là tranh luận để hiểu thêm kiến thức,chứ cãi nhau gì bạn, và ở xã hội thì phải vậy chứ,trừ khi khóa comment member mới im thôi
Nó không hẳn là 1 thay đổi công nghệ mang tính đột phá gì, là 1 cải tiến nhỏ để có sự khác biệt (mà mình ko biết khác biệt đó phụ thuộc nhiều vào phần cứng hay p.mềm xử lý nữa). Vì thực tế file RAW của Fuji thường đã qua xử lý sơ bộ (độ méo, độ nét, quang sai,...) chứ ko để nguyên gốc như các hãng khác.
X-trans ko đến mức như cái "pureview", nhưng mình là người đã trải nghiệm 3 đời máy fuji cảm thấy nó giống quảng cáo hơn. Cải tiến đáng quan tâm nhất của Fuji trước giờ vẫn là Super CCD đình đám 1 thời.

Thế nên No có thèm sx DSLR đâu, ko thì Canon, Nikon, Sony, Fuji phá sản hết :D
@EvilCrab Mỗi người có một thế mạnh khác nhau bác :D
@minhcuongpro1234 😃 vậy theo bạn thế mạnh các hãng máy ảnh là gì, nếu ko phải chất lượng hình ảnh =)).
- CCD và CMOS là cấu trúc của một tế bào quang điện ( hình như CCD có 2 cực, CMOS có 3 cực)
- Bayer là cách xếp các tế bào nằm cạnh nhau trên một bảng photo sensor.
- Foveon là cách xếp các tế bào nằm chồng lên nhau trên một bảng photo sensor.
- Trong thực tế thì Foveon cũng không hiệu quả hơn Bayer nhiều vì dưới mỗi lớp tế bào quang điện luôn có mạng dây điện kết nối các tế bào với bên ngoài nên ánh sáng bị vướng khi đi xuống tế bào bên dưới.
buihungkb
TÍCH CỰC
9 năm
Công nghệ SLT đâu có reflex đâu, nó sử dụng gương mờ chỉ để đo sáng với lấy nét, và để lấy hình ảnh cho EVF. Nếu nó mà reflex thì sử dụng gương bình thường cho lành.
@buihungkb SAI.
"Gương" trên SLT nó cho khoảng 70% áng sáng xuyên qua tới sensor chính để đo sáng + hiện lên EVF, 30% reflex LÊN cảm biến PDA lấy nét.
Gương trên (D)SLR truyền thống trên các body AF reflex 70% ánh sáng lên OVF để ngắm và đo sáng, 30% xuyên qua phản xạ tiếp qua gương phụ XUỐNG sensor PDA lấy nét.
Cả 2 đều là "gương" phản xạ 1 phần nhưng 1 cái tỷ lệ (phản xạ / xuyên qua) 70/30 cái kia là 30/70
số 30 hay 70 là tương đối cho dễ hình dung thôi
EdwardPham
ĐẠI BÀNG
9 năm
1. Ultra pixel về cơ bản ko khác gì 16 chấm chỉnh xuống 4 chấm. Thậm chí theo mình là tệ hơn. Trên tinhte hình như cũng có 1 số bài so sánh khi chỉnh độ phân giải của các máy cùng phân khúc về cùng 1 độ phân giải --> nên về cơ bản ko khác nhau gì.

2. Pureview thì mình ko đọc nhiều về nó nên mình ko dám bàn. Tuy nhiên, hiện nay các dòng đt cao cấp của Sony, Samsung chụp ảnh cũng ko kém cạnh gì

3. Có máy ảnh Olympus chụp cả chục tấm rồi ghép lại để cho ra ảnh độ phân giải cao ấy.

4. Thực ra muốn ảnh đỡ nhiễu thì cứ giảm độ phân giải xuống, các thông số chụp khác sẽ giúp ảnh chụp ra tốt hơn nhiều. Quan trọng là sensor có độ phân giải cao là thực chứ ko phải tào lao như PnS hay mấy đt tầm thấp, sensor cùi nhưng đẩy độ phân giải cho cao nên ảnh rất tệ.


1. Như bác nói, mục đích của HTC là muốn 1 điểm ảnh trên sensor to hơn và nhận ánh sáng nhiều hơn. Như vậy nó có khác gì với 1 sensor có số chấm cao chụp 1 bức ảnh có số chấm thấp: cùng diện tích nhưng size ảnh nhỏ hơn tức là 1 điểm ảnh sẽ to hơn trên cùng 1 diện tích sensor

2. Bác cầm đt hoặc máy ảnh bất kỳ thử chỉnh sang chế độ chụp đêm: máy sẽ tự động điều chỉnh size ảnh nhỏ đi, giảm tốc độ màn trập và tăng ISO --> cả 3 đều có mục đích tăng lượng sáng vào cảm biến

3. Hãy dùng 1 đt hoặc máy ảnh chụp 1 tấm max setting và chụp 1 tấm ở độ phân giải thấp hơn --> chất lượng ảnh ở độ phân giải thấp hơn sẽ tốt hơn ấy. Còn tại sao người ta hay chụp max setting thì đó là lý do khác

4. Bác hãy xem những bài so sánh chất lượng ảnh của các đt ở cùng phân khúc khi chỉnh về 4 chấm thần thánh của HTC đi. Chứ đừng so sánh đt ở phân khúc thấp hơn chụp rồi resize về 4 chấm. Nếu tôi nhớ ko nhầm thì trên tinhte này cũng có 1 vài bài so sánh ấy

5. Nếu công nghệ tốt như bác nói thì tại sao mấy con máy mới của HTC, công nghệ này ko được sử dụng trên camera chính nữa, phải chuyển xuống camera phụ hoặc ko làm 2 camera Ultra pixel luôn? Thông thường camera chính luôn phải là camera chụp tốt hơn camera phụ. Chắc bác sẽ ko đồng ý, vậy thì chờ xem ảnh test camera chính phụ của HTC sẽ rõ thôi...

6. Apple cũng mua sensor máy ảnh của hãng khác về và chỉ cho chụp ở 8 chấm ấy. Chất lượng ảnh khá tốt, nhưng bản chất của sénsor ko chỉ chụp ở 8 chấm
panania
ĐẠI BÀNG
9 năm
@EdwardPham ĐÚNG VẬY SENSOR ĐÓ APPLE CHỈ CHO CHỤP TẠI 8.0 VÌ APPLE QUÁ GIỎI LÀM PHẦN MỀM, CHỤP TỐI CHỤP SÁNG GÌ ĐÓ HỌ KO CẦN KHẢ NĂNG CHỤP Ở NHIỀU ĐỘ PHÂN GIẢI KHÁC NHAU ĐỂ TIẾT KIỆM THỜI GIAN LƯU ẢNH VÀ XỬ LÝ NỮA, BAO ĐỜI IPHONE VẪN 8.0 MPX TRONG KHI PHẦN CỨNG LẠI CÀNG TĂNG, DẪN ĐẾN CÀNG TĂNG KHẢ NĂNG CHỤP NHANH TRÁNH NHÒE DẪN ĐẾN ẢNH NÉT TRÊN IPHONE MÀ AI CŨNG BIẾT
VÀ NÓI THẬT BÁC CÂU THẬT TÌNH Ạ, BÁC NÊN TÌM HIỂU THẬT KỸ BÊN SENSOR DSLR NGUYÊN LÝ CHỤP ĐÊM VỀ TỐC ĐỘ, ISO , KHẨU ĐỘ , THÌ BÁC SẼ HIỂU KO HÃNG NÀO NGU DÙNG 1 CON SENSOR 16 MPX ÉP NÓ CHỤP 4 MPX VÌ CHẤT LƯỢNG NÓ BẰNG CON SENSOR 4 MPX GỐC CẢ !!!, 16 MPX THU SÁNG DC 6 ĐIỂM THÌ KHI GIẢM ĐỘ PHÂN GIẢI DỮ LẮM CŨNG DC 7 ĐIỂM DO THÒI GIAN CHỤP XỬ LÝ SẼ NHANH, CHỨ KO CÓ CHUYỆN HOANG ĐƯỜNG KIỂU TÀO LAO NHƯ VẬY ĐÂU Ạ, NẾU CÓ THỂ MỞ MANG TẦM MẮT BÁC CÓ THỂ DẪN CHỨNG 1 ROM MÀ LẬP TRÌNH VIÊN KO CHO CON SENSOR NÀY CHỤP 4 MPX NỮA, MÀ CHO CHỤP 16 MPX ĐI Ạ, !!!!!
thang_1234
TÍCH CỰC
9 năm
@EdwardPham trả lời câu số 1 và 2 của bạn:
1.chẳng có thằng điên nào làm cái sensor 16Mpx để chuyển về 4Mpx cho nó tốn tiền cả, thứ 2 là việc gộp điểm anh lại nó còn về phần cứng chứ ko phải phần mềm mà muốn gộp là gộp.
2. chỉnh sang ảnh chụp đêm ko làm giảm kích thước ảnh.
bonus, máy ảnh chụp nhiều tấm để ra ảnh độ phân giải cao hơn ko thể dùng trong mọi trường hợp nên người ta vẫn phải sản xuất sensor độ phân giải cao
buihungkb
TÍCH CỰC
9 năm
Số lượng điểm ảnh thực tế chỉ 4MP thôi kiếm đâu ra mà 16MP, nói kích thước 1 pixel nó lớn gấp đôi thì còn nghe được, vì nếu cùng một kích cỡ cảm biến thì cảm biến 4MP sẽ có kích thước điểm ảnh lớn hơn 2 lần so với cảm biến 16MP.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019