Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


Những câu hỏi về công nghệ Smartcard & RFID & NFC

anjin
22/7/2014 9:16Phản hồi: 6
Những câu hỏi về công nghệ Smartcard & RFID & NFC
Những câu hỏi về công nghệ Smartcard & RFID & NFC
  1. Thẻ thông minh là thẻ gì?
  2. Thẻ thông minh có bao nhiêu loại?
  3. Những ứng dụng của thẻ thông minh?
  4. Thẻ thông minh không tiếp xúc hoạt động như thế nào?
  5. Ứng dụng của thẻ thông minh không tiếp xúc?
  6. Lưu trữ thông tin và bảo mật của thẻ thông minh?
  7. NFC là công nghệ gì?
  8. Những ứng dụng của NFC?
Thẻ thông minh là thẻ gì?

Thẻ thông minh là một thiết bị bao gồm một vi mạch tích hợp hoặc là một con chip vi điều khiển an toàn, thông minh và bao gồm có sẵn bộ nhớ trong để lưu thông tin, dữ liệu. Thẻ được kết nối với một đầu đọc với tiếp xúc vật lý trực tiếp hoặc không tiếp xúc với sóng Radio có tần số. Với chip vi điều khiển, thẻ thông minh có khả năng lưu trữ một lượng dữ liệu nhất định, thực hiện chức năng ngay trên thẻ (ví dụ, mã hóa và xác thực lẫn nhau) và tương tác với một đầu đọc thẻ thông minh. Công nghệ thẻ thông minh phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế (ISO / IEC 7816 và ISO / IEC 14443) và các hình thức khác dạng thẻ như đồng hồ, thẻ Sim sử dụng trong điện thoại di động GSM, và USB Token.
Theo mục đích của trang FAQ này, “thẻ” được sử dụng như là thuật ngữ chung để mô tả bất kỳ thiết bị, trong đó Chip công nghệ thẻ thông minh được sử dụng.



Thẻ thông minh có bao nhiêu loại?

Thẻ thông minh được phân làm 2 loại chính dựa theo phương thức chúng giao tiếp với thiết bị đọc, thông thông minh tiếp xúc (Contact Smartcard) và thẻ thông minh không tiếp xúc (Contactless Smartcard). Như chúng ta đã biết, ứng dụng thẻ thông minh rất đa dạng, tùy theo ứng dụng khác nhau, chúng có những đặc tính khác nhau, khả năng xử lý và lưu trữ cũng vậy, rất đa dạng. Đối với chủng loại thẻ thông minh không tiếp xúc, có 2 chuẩn công nghệ phổ biến đó là dòng thẻ Mifare của NXP Semiconductor & Felica của SONY.

Những ứng dụng của thẻ thông minh?
Ứng dụng của thẻ thông minh, phải nói là rất nhiều, và rất phổ biến, ngay cả ở Việt Nam, ví dụ như thẻ SIM, thẻ ngân hàng, chúng được ứng dụng nhiều nhất trong lĩnh vực định danh, và thẻ thanh toán. Với Monet, chúng tôi đã áp dụng vào một số dự án phần mềm cho khách hàng, đặc biệt là các giải pháp chăm sóc khách hàng thân thiết Open Loyalty. Do đó, với việc ứng dụng thẻ thông minh này, chúng tôi mong muốn mang đến quý khách hàng công nghệ hiện đại & giải pháp thông minh.

Thẻ thông minh không tiếp xúc hoạt động như thế nào?
Trong mỗi chiếc thẻ thông minh không tiếp xúc, ngoài con Chip điện tử hoạt động như một chiếc máy tính thu nhỏ ra, chúng còn có bộ nhớ trong có dung lượng khá nhỏ dao động từ 1Kb đến 256 Kb, tùy theo loại thẻ. Chíp điện tử được nối với vòng dây Antena mảnh, và thông qua vòng dây này, năng lượng hoạt động cho con Chip cũng như dữ liệu truyền & nhận được trao đổi , vận chuyển đến đầu đọc. Với thẻ Mifare khoảng cách đủ để thẻ có thể hoạt động được <=5 CM.



Ứng dụng của thẻ thông minh không tiếp xúc?
Như đã nói ở trên, thẻ thông minh nói chung và thẻ thông minh không tiếp xúc nói riêng có rất nhiều ứng dụng, với thẻ không tiếp xúc, chúng được dùng nhiều nhất trong lĩnh vực thanh toán Micro Payment, PrePaid, kế đó là định danh trong rất, nhiều các tổ chức doanh nghiệp, công ty khác, trong giao thông hay thay thế chứng minh nhân dân, bằng lái xe hay hộ chiếu điện tử.


Lưu trữ thông tin và bảo mật của thẻ thông minh?
Mỗi loại thẻ, tùy theo yêu cầu ứng dụng, chúng có khả năng lưu trữ và bảo mật thông tin khác nhau, từ cao cho đến rất cao. Đối với thẻ Mifare cũng vậy , các ứng dụng cần bảo mật dữ liệu cao như thanh toán, ví điện tử người ta thường sử dụng thẻ Mifare Desfire, còn lại thẻ Mifare Classic được sử dụng nhiều nhất, vì lý do giá thành & đáp ứng được nhu cầu. Thẻ Mifare Classic cũng đủ để bạn làm được rất nhiều việc, nếu bạn bỏ thời gian để tìm hiểu chúng.

Quảng cáo




NFC là công nghệ gì?
NFC, near-field communication, là công nghệ tân tiến giúp người sử dụng điện thoại di động có thể thực hiện các chức năng đặc biệt. Nhãn NFC sẽ được liên kết đến thông tin của trang web, các thiết bị điện tử, và các lại thông tin khác. Công nghệ NFC đang phát triển mạnh mẽ trong các lĩnh vực như thanh toán, quản lý ra vào với khóa cửa điện tử, đăng nhập vào máy tính, trang web, và nhiều thứ khác. Để thực hiện các việc trên, người dùng chỉ đơn giản đưa điện thoại lại gần thiết bị giao tiếp (đầu đọc, khóa cửa, USB…).

Công nghệ là cầu nối giữa thế giới điện tử về thế giới vật lý. Sử dụng hai thiết bị gần nhau, tự động hai thiết bị giao tiếp với nhau. Mặc dù có chức năng tương tự, Bluetooth và Wifi lại không dễ dàng cấu hình cho thiết bị. Vì vậy, tính năng đặc thù của NFC là không cần cài đặt. Chỉ cần đặt thiết bị gần nhau, chúng sẽ tự động hoàn toàn.

Đi sâu một chút vào kỹ thuật, NFC quy định cách thức hai thiết bị giao tiếp với nhau. NFC là công nghệ giao tiếp RFID ở khoảng cách rất ngắn (1-4 cm trong thực tế. 10 cm trong điều kiện lý tưởng). NFC cần tốc độ giao tiếp thấp (106-414 kbps) và không cần sự tiếp xúc trực tiếp. NFC giúp hai thiết bị tự động giao tiếp với nhau khi chúng được đặt gần nhau.


Những ứng dụng của NFC?
Ứng dụng phổ biến nhất của NFC là thanh toán. Thẻ ngân hàng không tiếp xúc đang phát trển rất nhanh và điện thoại NFC đang có xu thế được sử dụng như là một chiếc thẻ thanh toán này. Điều này có nghĩa thay vì khi thanh toán người dùng phải rút thẻ trong ví ra, thay vào đó, người dùng chỉ cần đưa điện thoại lại gần thiết bị đọc là xong. Thanh toán hoàn tất.

Quảng cáo



Ứng dụng khác cũng rất thông dụng là quản lý vào ra hay khóa cửa điện tử. Hiện rất nhiều công ty đang sử dụng hệ thống cửa có đầu đọc. Chỉ những ai có thẻ hợp lệ, khi chạm thẻ vào đầu đọc mới mở cửa được. Một lần nữa, NFC giúp người dùng không cần phải sử dụng thẻ mà sử dụng ngay chính điện thoại trên tay để mở cửa.


NFC Tag là cái gì?
Một nhãn NFC thông thường bao gồm 3 phần: chip vi xử lý, vòng antenna và lớp giấy/nhựa phủ bên ngoài. Nhãn NFC thường có 1 mặt phủ keo để dán lên các bề mặt thiết bị cần giao tiếp.

Antenna sẽ đóng vai trò hấp thụ năng lượng từ điện thoại khi điện thoại được đưa lại gần nhãn NFC. Năng lượng này đủ để chip vi xử lý trong nhãn NFC hoạt động và bắt đầu giao tiếp với điện thoại. NFC sử dụng chính tần số phát ra từ điện thoại cho việc giao tiếp, do đó người sử dụng chỉ cần lướt điện thoại qua nhãn NFC là xong.

Để đọc hết thông tin của nhãn NFC chỉ cần chưa đến 1 giây.

Antenna và chip vi xử lý được kẹp giữa 2 lớp giấy/nhựa. Trên 1 bề mặt giấy/nhựa có thể in hình, mặt kia phủ lớp keo dán. Do đó nhãn NFC có thể dán trên bất kỳ bề mặt nào và còn có thể in hình giúp người dùng nhận diện dễ dàng.

Mỗi khi điện thoại đã đọc thông tin trên nhãn, điện thoại sẽ thực hiện các chức năng theo thông tin đó. Có thể đó là truy cập đến một trang web, thực hiện một cuộc gọi, gửi một tin nhắn. NFC đem lại sự tiện lợi, dễ dàng, nhanh chóng cho người dùng nhờ tiêu chuẩn NFC Data Encoding Format (NDEF).

Tiêu chuẩn NDEF quy định các loại dữ liệu và loại nhãn giúp người lập trình dễ dàng hướng đến việc sử dụng của người dùng mà không cần quá mất thời gian về vấn đè kỹ thuật.

Cùng với NDEF, NFC quy định các loại nhãn và cách thức giao tiếp với từng loại. Điều này tạo cơ chế đọc/ghi nhãn NFC một cách nhanh chóng.

Nhãn NFC khác gì so với RFID?

RFID là một thuật ngữ rộng bao trùm các loại có chip và antenna. Quy định về tần số, khoảng cách đọc/ghi, và phương pháp mã hóa dữ liệu rất khác nhau. Trong khi đó, nhãn NFC được định nghĩa rõ ràng, cụ thể, chi tiết bởi diễn đàn NFC, tuy nhiên NFC vẫn có thể được coi là một dạng đặc biệt của RFID.

Nguồn : Monet.vn
6 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Ở VN thấy ứng dụng nhiều nhất cũng chỉ có bãi giữ xe với mấy công ty lớn có thẻ ra vào chạm vào cửa kêu tít tít. Mà cũng không biết phải công nghệ này không? Hay là một dạng nào khác nữa..

Ngoài ra thì chẳng thấy có ứng dụng gì hết.. Chắc còn cỡ 10 năm nữa VN mình mới áp dụng quá *cười*
vụ này mới, mà chắc còn lâu mới được áp dụng rộng rãi vào thực tế.
mấy cái này ở VN khó lắm, vì công nghệ NFC vẫn chưa phổ biến lắm, giờ chỉ có người dùng ĐT có NFC mới biết NFC là gì, chứ như xài đt phổ thông thì làm sao mà biết.
Cơ mà thấy ở mấy văn phòng cao ốc người ta sử dụng thẻ ra vào cửa kiu bíp bíp thấy cũng hay hay, không hiểu vụ này sẽ được ứng dụng vào đâu nữa?
anjin
ĐẠI BÀNG
10 năm
Không có và cũng không dễ, đối với bất cứ bài toán kinh doanh nào? Công nghệ chỉ là công cụ để giải quyết hiệu quả hơn thôi...
Cái này thì chỉ mấy người rành công nghệ mới biết.
Như mình không rành công nghệ lắm thì thực sự không hiểu nhiều.
Và việc không hiểu rõ công nghệ thì có ảnh hưởng đến việc áp dụng không? Vì mình có một shop đồ, cũng đang tính làm thẻ.
Nhưng dù sao nó đã là xu hướng rồi, thì tất yếu sẽ phải tới thôi các bác à.
Giờ các bank đang dần chuyển thẻ ATM sang thẻ chip rồi. Chẳng mấy chốc mà tràn lan thôi.
Ứng dụng thì cũng nhiều mà, Kiểm soát ra vào, các ứng dụng thanh toán, và thường thấy nhất đó là thẻ SIM mà các bác đang dùng trên điện thoại cũng là một dạng thẻ Smartcard (Thẻ Contact)


Em phát triển mảng này nên em hiểu rõ mà... hehe

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019