Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


Những gì bạn nên biết về "bit rates" khi quay phim

sonlazio
27/7/2010 6:40Phản hồi: 31

Mỗi khi thực hiện bất cứ một thao tác nào với các thiết bị kỹ thuật số, bạn lại làm phát sinh một lượng dữ liệu nhất định, lượng dữ liệu này có đơn vị là bit và sẽ được lưu vào bộ nhớ flash, ổ đĩa DVD hay ổ cứng... Bit là đơn vị cơ bản của dữ liệu mà bạn đã biết ngay từ khi mới tiếp xức với máy tính, bit rates chính là tổng lượng dữ liệu được ghi lại trong mỗi giây, đơn vị của nó là megabit trên giây (1 megabit bằng 1 triệu bit) hay Mbps. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thông số bit rate trên máy quay kỹ thuật số.


Tại sao tôi lại phải quan tâm đến thông số này?
Việc điều khiển được bit rate sẽ giúp bạn quyết định chất lượng video mà mình quay cũng như thời lượng của video đó. Bit rate càng cao thì càng tốn bộ nhớ nhưng chất lượng sẽ cao hơn bit rate thấp. Tùy vào nhu cầu của mình mà bạn có thể chọn bit rate cho hợp lý.

Hầu hết các máy quay không cho chọn trực tiếp một con số bit rate nào đó mà nó chỉ hiển thị dưới dạng chất lượng cao, chất lượng trung bình hay thấp. Chất lượng cao thì thời gian quay sẽ ít hơn.

Độ phân giải liệu có liên quan?
Thành thật mà nói, đây là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau, hàng loạt máy quay có thể có cùng độ phân giải Full HD, tức là 1920x1080 nhưng chưa chắc chúng đã có chung một bit rate. Lấy ví dụ camera A chỉ có thể quay Full HD tại bit rate 15Mbps trong khi camera B cũng quay Full HD nhưng lại quay được ở 24Mbps. Nếu tất cả các thông số khác đều như nhau thì chắc chắn video quay từ máy A sẽ không đẹp bằng B.

Bộ nhớ lưu trữ:
Bit rate cũng có ảnh hưởng rất lớn nếu máy quay của bạn dùng thẻ nhớ. Mỗi một thẻ nhớ đều có tốc độ truyền tải dữ liệu khác nhau và được biểu thị dưới con số MBps (megabyte trên giây, 1 byte=8bit nên 1 megabyte bằng 8 megabit). Hầu hết các máy quay dân dụng đều dừng ở 24Mbps, tức là tương đương với 3MBps. Nếu từng dùng thẻ SDHC thì bạn sẽ thấy nó chia ra thành nhiều tốc độ (class khác nhau), class 2 chính là bảo đảm thẻ có tốc độ truyền tải dữ liệu liên tục 2MBps trong khi class 4 là 4MBps. Nhìn chung, thẻ class 4 là đủ cho hầu hết các máy quay dân dụng, bạn không nhất thiết phải tiêu phí quá nhiều tiền vào thẻ nhớ nếu không tận dụng hết được tốc độ của nó.

Tôi nên ghi dữ liệu ở bit rate nào?
Bạn nên dùng bit rate cao nhất có thể nếu bộ nhớ còn cho phép ghi tiếp. Video chất lượng cao có thể dùng phần mềm để giảm chất lượng xuống nhưng chúng ta gần như không thể thực hiện theo chiều ngược lại.

Tham khảo: About.com
31 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Mình có thắc mắc là một đoạn video có độ phân giải thấp và bit rates cao và 1 đoạn video có độ phân giải cao nhưng bit rates thấp có cùng 1 nội dung thì đoạn nào sẽ có chất lượng tốt hơn? Nếu xem trên màn hình to, độ phân giải cao thì đoạn nào sẽ nét và đẹp hơn? Và với màn hình nhỏ?
Zon_HA
ĐẠI BÀNG
14 năm
Theo tôi thì hiện tượng nó sẽ thế này:

Độ phân giải thấp+bit rate cao khi xem thì hình sẽ bị vỡ, nhìn rõ răng cưa.

Độ phân giải cao+bit rate thấp thì hình mịn hơn nhưng mờ và các chi tiết không rõ ràng.

Tóm lại cái nào thấp cũng ảnh hưởng đến chất lượng tín hiệu đầu ra.
pvtq9
TÍCH CỰC
14 năm
Mình đã thử nghiệm nếu quay những cảnh chuyển động nhanh với bit rate thấp thì hình sẽ bị dựt và rất xấu cho dù độ phân giải có cao mấy đi nữa.
độ phân giải cao hơn tức là kích thước hình lớn hơn , nhưng giử nguyên dung lượng file ( bitrate) thì đương nhiên càng xấu hơn bạn a . Ghi hình và phát lại hình khác nhau chứ , bạn Zon Ha ở trên là nói về việc phát lại hình với đoạn video sẵn có trên 2 kích thước màn hình khác nhau .
Với màn hình to, độ phân giải cao thì đoạn phim quay ở độ phân giải cao sẽ cho hình anh sắc nét hơn.
Với màn hình nhỏ, độ phân giải không cao thì đoạn phim quay ở bit rates cao hơn sẽ cho màu sắc đẹp hơn.

Tức là ở mỗi trường hợp lợi thế sẽ phát huy. Nếu ta có nhiều lựa chọn ta chọn cả độ phân giải cao và bit rates cao. Nếu ta không có thì ta tính lại, cũng đơn giản thôi.
Đọc xong đoạn này mình thấy cần có 1 vài ý chưa rõ và thắc mắc một chút:
-Sonzola đã tự đặt ra câu hỏi "Độ phân giải liệu có liên quan?" mình hiểu là có liên quan tới bit rate không? và câu trả lời là "hai khái niệm hoàn toàn khác nhau" vậy hai khái niệm khác nhau này có liên quan với nhau không? mình nghĩ là có liên quan rất mật thiết [Lâu nay chỉ quan tâm tới độ phân giải của ảnh và dung lượng ảnh, thì bây giờ là bàn về độ phân giải của phim và tốc độ quay (tốc độ này hiểu là dung lượng được lưu trên thiết bị ghi/s)]. Dưới đây là một đoạn phân tích theo những gì mình hiểu, mọi người góp ý để hiểu rõ nhé 😁
Một đoạn phim khi được quay phụ thuộc vào các thông số thiết lập mà cho ra tốc độ quay và phụ thuộc vào khả năng của máy có đáp ứng được chế độ nén trong khi quay hay không, trong đó:
-Độ phân giải của phim: ví dụ-full HD
-Số hình được ghi trong 1s
-Mật độ điểm ảnh
-1 điểm ảnh định dạng bao nhiêu bit (có thể là 8bit, 16bit, 24bit,32bit) trong trường hợp phi tuyến thì có thể nhỏ hơn 8bit
Bây giờ thử với cùng 1 máy đươc đặt một chế độ quay full HD 1920x1080 với mức zoom gần nhất và vẫn chế độ quay này nhưng được zoom cực đại, liệu tốc độ quay và dung lượng file quay của hai trường hợp có khác nhau không? Mình nghĩ là sẽ khác, và hình như đây cũng chính là ví dụ A,B trong bài viết nhưng lại là 2 máy và chỉ có duy nhất 1 điểm thiết lập giống nhau là độ phân giải thôi, còn các thông số khác sẽ khác nhau vì thế hình ảnh sẽ khác nhau.
*-Thêm một vài điểm về định dạng tốc độ quay: Hình ảnh được ghi lại theo một tốc độ quay như thế nào thì khi truy xuất cũng sẽ như thế, chính vì vậy mà có những định dạng dành cho web ứng với tốc độ đường, và hiện nay tốc độ quay cao nhất là 25Mbps là tốc độ ghi lên băng video chứ không phải thẻ nhớ và được mã hóa phim HDV độ phân giải 1440x1080​
Chưa có 1 công cụ để chụp hình hay quay film nào nên chưa dám nói gì! Cũng ko có nhu cầu xem film lắm nên Chỉ tham khảo để đầu tư thui
Bài viết rất bổ ích. Cảm ơn các bác đã chia sẻ kinh nghiệm cho anh em TT!
Cho mình hỏi thêm một câu là mối tương quan giữa bit rate và dung lượng file như thế nào nếu biết thời gian quay, ví dụ định dạng quay là 24Mbps và thời gian quay là 1 phút?
Về câu hỏi thứ 1 của bạn, 2 khái niệm đó là khác biẹt nhau hoàn toàn nhưng nó có liên quan đến nhau😁
Câu hỏi thứ 2, nếu bit rate giữ nguyên ko thay đổi, tức là luôn cố định ở 24MBps thì 1 phút video có dung lượng 24*60 = 1440MB. Tuy nhiên, trong thực tế thì không phải lúc nào bit rate cũng cố định ở 24MBps nên dung lượng video cũng thay đổi nhiều, bạn có thể xem các phim HD ở nhà để thấy điều này, bit rate thay đổi liên tục tùy vào độ phức tạp của phong cảnh:d
Về khái niệm thì rõ ràng là khác biệt, nhưng mình nghĩ là nên làm rõ mối tương quan, hơn nữa cần phải hiểu và mối tương quan giữa bit rates với dung lượng file video, nếu như theo Sonzola nói 1 phút quay với định dạng tốc độ quay 24Mbps đã là 1028MB theo mình nghĩ thì không chính xác (24MBps là thông số kỹ thuật của máy trong điều kiện tối ưu và đều đặn trong suốt thời gian quay mới cho ra dung lượng như thế, cũng như 1 máy ảnh có cảm biến 12Mpixel khi định dạng size ảnh lớn nhất, chụp ra ảnh thì theo tính toán lý thuyết và dung lượng thực tế bao giờ cũng khác nhau) bởi trong 1 file quay video còn có cả định dạng âm thanh, thông số 24MBps bao gồm chất lượng nén của ảnh và nén của âm thanh, mà giữa chất lượng hình ảnh và âm thanh trong 1 video thì quả thật khó phân biệt lúc nào cái nào làm cho dung lượng video tăng, trong bài viết Sonzola cũng chưa đề cập đến âm thanh của video bởi bit rates được hiểu là: lượng dữ liệu trong 1 giây của quá trình giải mã hình ảnh và âm thanh để ghi vào bộ nhớ.
Hihi, cảm ơn bạn đã góp ý😁
Thật ra thì bài viết này mình có ý viết những gì cơ bản và đơn giản nhất chứ ko làm phức tạp lên vì rất ít người chịu đọc, vả lại cũng khá là khó hiểu. Đó chính là lý do có chữ CƠ BẢN ở đầu bài viết đó bạn:D
Mình sẽ cố gắng cân bằng hơn giữa cơ bản và nâng cao trong những bài viết sau:D Cảm ơn bạn nhé:D
MCX
ĐẠI BÀNG
14 năm
1- 24Mbps (=3MBps) chứ không phải 24MBbs nhé => công thức cần tính lại.
2- Nếu máy quay setup chế độ 24Mbps thì lúc nào cũng là như vậy, nếu Dùng định dạng nén theo chất lượng hình ảnh mới có cái bit rate thay đổi thôi
3- Neu máy ảnh 12Mp => ảnh sẽ có dung lượng khác nhau thì do ảnh trong máy ảnh Máy ảnh chuyển đổi ra định dạng ảnh thành JPEG nén theo chất lượng ảnh (nói cách khác là nén theo không gian mầu). Nếu bạn chọn là RAW thì dung lượng bằng nhau hết.
1KB = 2^10 Byte
1MB = 2^10 KB = 2^20 Byte
nên 1 megabyte = 2^20 x 8 = 8.388.608 bit > 8 megabit = 8 triệu bit
mình góp ý thêm. theo hiểu biết của mình là vậy. thanks!
Nói về dung lượng và cách ghi dung lượng thì có 2 cách: Với cách ghi của các nhà sản xuất thì dung lượng vật lý của các thiết bị lưu trữ thường là: 1Mb=1000Byte; 1Gb=1000Mb, nên cũng có thể coi 1megabyte tương đương 8megabit.
Còn cách đo dung lượng theo hệ nhị phân thì như bạn nói 😁 và ý bạn đang nói là đúng bởi các dữ liệu được ghi lên thiết bị lưu trữ thì được hiểu theo cách ghi của hệ nhị phân.
1 megabyte = 8 megabit , bạn Sonlazio hoàn toàn chính xác bạn à , 8 megabit ko bằng 8 triệu bit đâu , 8 megabit là bằng 8.388.608 bit , 1 kbit là bằng 1024 bit , trong kỉ thuật máy tính đối với vấn đề này , 1 kilo ko bằng 1000 như trong trọng lượng vật lý hay độ dài , trong nghành này 1 kilo = 1024 , 1 mega thì bằng 1024 kilo
bài viết bổ ích quá.:eek:
mairo
ĐẠI BÀNG
14 năm
thông tin bổ ích

giờ mới biết 😃
Mở mang đầu óc thêm nữa! 😁
locyt
ĐẠI BÀNG
14 năm
Theo tui hiểu bit rates chính là tỉ lệ bit của băng thông trên 1 giây! Nếu bit rates càng cao thì tỷ lệ đó càng cao tương ứng với độ nét, âm thanh và dung lượng của phim cũng tăng lên! Chỉ như vậy thôi, chứ đâu nhiều linh tinh rắc rối như mấy bác nói!
zSilverStar
ĐẠI BÀNG
14 năm
Hjhj, đây là kiến thức cơ bản khi convert video ^.^
Em có ví dụ thế này cho dễ hiểu: bitrate là số tiền đi chợ, còn độ phân giải là số quả trứng mua được từ số tiền đó.

- Cùng 1 số tiền đi chợ (bitrate), nếu chúng ta mua trứng chất lượng tốt thì sẽ mua được ít quả (độ phân giải thấp). Nếu chúng ta muốn mua nhiều trứng (độ phân giải cao) thì phải chấp nhận chất lượng thấp

- Cùng một số lượng trứng muốn mua (độ phân giải), nếu chúng ta muốn trứng tốt thì phải bỏ nhiều tiền (bitrate cao) và vice versa😁:D:D:D

Nói chung 2 thông số bitrate và resolution là 2 khái niệm tách biệt nhưng lại quyết định đến chất lượng của đoạn video. Có một điều chắc chắn là bitrate quyết định chủ yếu đến dung lượng file video. Cùng bitrate, movie 640x480 cùng dung lượng với 1280x720 nhưng mỗi điểm ảnh của movie 640x480 sẽ chứa nhiều dung lượng hơn.
topic hay thế mà ko ai vô bình lựng nhỉ , còn cái lỗi anten vớ vẫn cùi bắp lại dc ae chém tới cả trăm trang .
iLeo
CAO CẤP
14 năm
cái này đâu phải ai cũng hiểu và ai cũng có nhu cầu đâu bạn, cái lỗi kia tuy vớ vẩn nhưng nó liên quan đến nhiều người lắm, và họ vào để cạnh khóe, chửi nhau nữa chứ
😁 đúng là hay nhưng chỉ có một số ít quan tâm tới, vì liên quan tới các thông số và ý nghĩa của các đại lượng của máy quay filmHD, thiết bị chiếu HD thì chắc phải mất cả vài trang A4 để viết về nó mất, nhưng như Sonzola nói trong bài này chỉ là cơ bản về bit rates, nếu cần thì nên mở rộng để chia sẻ thật ngắn gọn ý nghĩa của các thông số film HD, khi đó sẽ nói tới 1 thông số rất quan trọng nữa và cũng gần giống với bit rates đó là frame rates.

Frame rates: Framerate là số hỉnh ảnh liên tiếp để thể hiện hình ảnh trên một khoảng thời gian nhất định của hình ảnh phim (thường là hình/giây). Tất nhiên, cũng là càng cao càng tốt. Thông số này của phim số là vào khoảng 30 hình/giây, đủ để mắt người cảm thấy hình ảnh chuyển động liên tục không nhấp nháy.
+Với chuẩn FAL là 25 hình/2
+NTSC là 30000/1001 xấp xỉ 29.97 hình/s
+ Phim nhựa HD là 24/000/1001 xấp xỉ 23.976 hình/s hay còn gọi 24 hình/giây.


Tìm hiểu về các thông số HD - 720p, 1080i, 1080p Để tái hiện hình ảnh, thông tin hình ảnh lần lượt được truyền đến toàn bộ các pixel của thiết bị. Vào giai đoạn đầu khi tốc độ truyền thông tin đến màn hình của tivi còn chậm, người ta thường sử dụng kĩ thuật quét hình xen kẽ. Hình ảnh được quét theo chiều dọc theo hàng lẻ trước sau đó đến hàng chẵn. Sau này, khi tốc độ được đẩy nhanh hơn, kĩ thuật quét hình liên tiếp không cần phân biệt hàng chẵn hàng lẻ được sử dụng. Quét hình xen kẽ được viết tắt bởi chữ “i” (interlaced), còn quét hình liên tiếp là chữ “p” (progressive) [1]. Đây là hai chữ cái viết tắt trong tên gọi các chuẩn (ví dụ 1080i, 1080p).
Quay trở lại khái niệm HD mà chúng ta quan tâm. HD viết tắt của từ “high definition”, nghĩa là độ phân giải cao. Khái niệm HD đi liền với sự xuất hiện của truyền hình độ phân giải cao (HDTV). Trước đó, truyền hình kĩ thuật số (gồm nội dung và thiết bị) chỉ có hai loại: SDTV (truyền hình độ phân giải chuẩn) và EDTV (truyền hình độ phân giải nâng cao) với các chuẩn khá thấp 480i, 576i, 480p, 576p có điều chỉnh để tương thích với các hệ thống analog NTSC và PAL/SECAM. Lưu ý rằng HD là khái niệm chỉ dành cho các thiết bị có khả năng phát hình với tỉ lệ 16:9. Ví dụ chuẩn HD 720p ám chỉ màn hình có chiều dọc 720 pixel, và chiều dài là 720*16/9=1280 pixel.

Cho đến nay mới có ba chuẩn HD được phát triển là 720p, 1080i và 1080p. 720p là chuẩn cho độ phân giải 720x1280 [8]. Số lượng pixel của màn 720p là 921600 pixel, xấp xỉ 1 Mpx (theo “ngôn ngữ” hay dùng trong máy ảnh). Như đã đề cập, chữ “p” ám chỉ kĩ thuật quét hình liên tiếp. Kĩ thuật quét này cho hình ảnh sắc nét tương đương với hình ảnh thu được từ 1080i. Thiết bị nào có khả năng phát hình ảnh 720p trở lên thì được quyền dán nhãn “HD Ready” (sẵn sàng cho độ phân giải cao).

1080i là chuẩn cho độ phân giải 1080x1920. Nếu là ảnh tĩnh thì độ phân giải của 1080i hơn gấp đôi 720p, 2073600 pixel. Tuy nhiên, đây là chuẩn sử dụng kỹ thuật quét hình xen kẽ, nên tốc độ khung hình của 1080i chỉ nhỉnh hơn 720p một chút không đáng kể (khoảng 12,5%). Dĩ nhiên thiết bị tương thích chuẩn 1080i cũng có quyền dãn nhãn “HD Ready”.

Chuẩn HD cao nhất hiện nay là 1080p cho độ phân giải 1080x1920. Thiết bị nào có khả năng thu hoặc phát theo chuẩn 1080p thì được gọi là “Full HD” (độ phân giải cao đầy đủ). Châu Âu đã ra quy định [2] yêu cầu các nhà sản xuất phải ghi rõ HD Ready 1080p để tránh nhầm lẫn với các thiết bị HD Ready chỉ tương thích 720p hoặc 1080i. Trên truyền hình Mĩ, chuẩn ATSC được sử dụng cho các video HD có tốc độ làm tươi 23,976, 24, 25, 30 khung hình/giây, và được kí hiệu tương ứng là 1080p24, 1080p25 and 1080p30 [3]. Năm 2008, 1080p50 và 1080p60 tương ứng với các tốc độ khung hình là 50 và 60 được thêm vào ATSC phục vụ cho việc giải mã video H.264/MPEG-4. Ở Châu Âu, chuẩn DVB 1080p50 là chuẩn HD được sử dụng. Trên các thiết bị đầu đĩa DVD, Blu-ray đã thay thế HD-DVD để trở thành chuẩn đĩa quang duy nhất cho các thiết bị tương thích Full HD. Dầu vậy, các đầu đọc Blu-ray chỉ tương thích với 1080p25 mà thôi
Nguồn:

[1] http://www.4electronicwarehouse.com/blog/whats-the-difference-between-1080p-1080i-720p-and-other-resolutions.html

[2] http://en.wikipedia.org/wiki/HD_ready_1080p
HD ready - Wikipedia
en.wikipedia.org


[3] http://en.wikipedia.org/wiki/1080p
1080p - Wikipedia
en.wikipedia.org
Nôm na theo cách hiểu của em là thế này:
_Độ phân giải: hình thức (càng lớn càng thích, độ nét phụ thuộc vào cái này)
_Bit rate: chất lượng (càng cao càng đẹp, ảnh hưởng đến màu sắc và độ mượt)
PS: đối với em độ phân giải tầm 720p là khá ok rồi nhưng bit rate luôn phải ở mức cao nhất có thể.
Jindo86
ĐẠI BÀNG
14 năm
mặc dù em chưa hiểu rõ lắm, nhưng cũng thấy hay hay, mong các bạn comment nhiều hơn, để mình và mọi người thêm dc nhiều kiến thức, thanks all
mình có 1 so sánh nhẹ tuy hok liên quan lắm >.<
thấy cái máy chụp ảnh mình bit rate là 9284
còn cái đt mình khi quay bit rate là 16849
quay cũng 1 cảnh nhưng mình thấy bên máy chụp ảnh quay flim đẹp hơn và nhìn nét hơn còn đt quay mặc dù bit rate cao nhưng thấy rõ điểm vỡ..vậy là do máy hay sao ạ ==!
Jindo86
ĐẠI BÀNG
10 năm
@CloudQuang mình ko biết nhiều, chỉ biết 2 thứ làm máy quay film quay đẹp hơn đt (bình thường) ở chỗ là cảm biến và ống kính tốt hơn, còn nhiều thứ lắm... 😃
ferazzi
ĐẠI BÀNG
5 năm
Mấy bạn cho mình hỏi chút, mình thấy x265 nó làm file phim dung lượng nhỏ đi, và bitrate lại thấp xuống, vậy chất lượng có tương đương với chuẩn x264 với dung lượng và bitrate cao không ? Có cần phải cho bitrates chuẩn x264 và x265 bằng nhau thì chất lượng phim mới đẹp như nhau không ?
@ferazzi Còn tùy vào tùy chỉnh profile của mỗi chuẩn nữa. Nhưng nhìn chung x265 có độ nén cao hơn x264. Cùng một mức bitrate thì x265 cho chất lượng tốt hơn so với x264. Thời gian encode phim cũng sẽ cao hơn.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019