Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


Những kiến thức cần biết về lỗi lấn tuyến

chuyengiaphaxe
21/10/2014 10:20Phản hồi: 318
Những kiến thức cần biết về lỗi lấn tuyến
Tinhte_Bang Phan Lan_Tron_lan_cover.jpg

Lỗi lấn tuyến là một trong những lỗi vi phạm giao thông thường gặp nhất ở những người đi xe máy, thậm chí nhiều người còn dính lỗi này nhiều lần vì không nắm vững luật. Theo những gì mình nhớ thì lúc học luật bằng A1 xe 2 bánh những kiến thức về biển trộn làn, phân làn đều hoàn toàn xa lạ. Mãi đến khi học bằng 4 bánh B2 thì mình mới được học kỹ hơn về những biển này nên ra đường chịu khó để ý hơn và không bao giờ bị phạt vì lỗi lấn tuyến.

Mình không rõ giáo trình học A1 bây giờ có cập nhật thêm chưa. Nhưng dù sao thì chúng ta hãy cứ ôn lại những kiến thức về biển phân làn, trộn làn, vạch đứt, vạch liền để tránh mắc phải lỗi lấn tuyến, cũng như có thể bào chữa lỡ chẳng may bị phạt oan.

Những kiến thức trong bài này mình đều dựa trên "Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về báo hiệu đường bộ" QCVN 41:2012/BGTVT. Bên cạnh lý thuyết cơ bản thì mình cũng sẽ có thêm phần giải nghĩa để các bạn dễ hiểu hơn và cuối cùng là phần áp dụng thực tế những cung đường mà các bạn hay dính lỗi lấn tuyến.

1. Biển phân làn

Capture2.JPG
Tinhte_Bang Phan Lan_Tron_lan-3.jpg

Giải nghĩa:
đối với biển phân làn thì người đi loại xe nào sẽ phải đi vào đúng làn đường được phân. Một làn đường có thể cho phép nhiều loại xe lưu thông. Nếu đi vào sai làn không cho phép xe mình lưu thông thì phạm luật.

Ví dụ như theo hình bên trên:
- Những xe được phép lưu thông làn ngoài cùng bên trái: xe con, xe buýt, xe tải.
- Những xe được phép lưu thông làn giữa: xe máy, xe con, xe buýt.
- Những xe được phép lưu thông làn ngoài cùng bên phải: xe máy.
Vậy là nếu người đi xe máy chạy vào làn đường ngoài cùng bên trái chỉ dành cho xe con, xe buýt, xe tải là phạm luật.

2. Biển trộn làn
Capture1.JPG
Tinhte_Bang Phan Lan_Tron_lan-4.jpg

Giải nghĩa: biển trộn làn khác với biển phân làn là bây giờ nó không phân làn theo từng loại xe nữa, mà làn đường sẽ chia theo hướng của phương tiện lưu thông. Có nghĩa là một làn đường sẽ quy định 1 hoặc nhiều hướng lưu thông. Các loại xe lúc này có thể đi trên cùng 1 làn miễn sao là di chuyển về cùng 1 hướng.

Quảng cáo



Theo hình trên thì:
- Xe nào đi thẳng: sẽ có quyền đi ở cả 3 làn. Áp dụng cho mọi loại xe.
- Xe quẹo phải: chỉ đi ở làn giữa hoặc làn ngoài cùng bên phải. Áp dụng cho mọi loại xe.

3. Vạch liền

Căn cứ phụ lục H: Vạch tín hiệu giao thông trên đường có tốc độ ≤ 60KM/H
Capture.JPG
Giải nghĩa: Phân chia 2 dòng phương tiện giao thông đi ngược chiều nhau, xe không được đè lên vạch.

4. Vạch đứt

Quảng cáo



Căn cứ phụ lục H: Vạch tín hiệu giao thông trên đường có tốc độ ≤ 60KM/H
Capture3.JPG
Giải nghĩa: Phân chia 2 dòng phương tiện giao thông đi ngược chiều nhau trên những đường có 2 hoặc 3 làn xe chạy hoặc xác định danh giới làn xe khi có từ 2 làn xe trở lên chạy theo một chiều.

5. Hỏi và Đáp


Câu 1: Đi trên đường làm sao để quan sát những biển trộn làn và phân làn?


Trả lời: Theo kinh nghiệm lái xe của mình thì những biển trộn làn thường xuất hiện ở các ngã rẽ hoặc ở đoạn gần đến ngã rẽ. Cụ thể hơn thì bảng phân làn thường đặt ở đầu đường (Sau khi qua ngã rẽ), còn bảng trộn làn thường đặt ở cuối đường (Gần đến ngã rẽ) hoặc ở đoạn giữa đường. Cứ tập quan sát dần sẽ thành thói quen, bởi vì hầu hết những ai lái xe hơi đều có phản xạ khi đến ngã rẽ hay đi trên đường đều nhạy cảm với 2 loại biển có màu xanh dương này.

Tinhte_Bang Phan Lan_Tron_lan fixed.jpg
Nhớ nhé! Phân làn đầu đường

Tinhte_Bang Phan Lan_Tron_lan-4.jpg
Trộn làn giữa đường hoặc gần đến ngã rẽ

Câu 2: Đối với vạch liền thì trong phụ lục H trong quy chuẩn có ghi rõ là xe không được đè qua vạch, còn trường hợp vạch đứt thì sao? Nghe nói vạch đứt cho phép vượt khi cần có đúng không?

Trả lời: Những hiểu biết của bạn chỉ đúng với gần hết trường hợp Vạch tín hiệu giao thông trên đường có tốc độ > 60KM/H (Căn cứ phụ lục G). Tức là vạch đứt thì có quyền đè lên và vượt, còn vạch liền chỉ giới hạn ngoài của các làn xe thì chúng ta không được phép đè lên hay vượt.

Vì tốc độ cho phép xe máy lưu thông ở Việt Nam không quá 60 km/h nên chúng ta chỉ cần quan tâm phụ lục H (Vạch tín hiệu giao thông trên đường có tốc độ 60KM/H). Trong phụ lục H có quy định 3 loại vạch kẻ đường chúng ta không được đè lên:


1. Một vạch liền rộng 10cm phân chia 2 dòng phương tiện đi ngược chiều nhau
vach lien.JPG

2. Hai vạch liền phân chia 2 dòng phương tiện giao thông đi ngược chiều nhau trên những đường có từ 4 làn xe trở lên
vach lien kep.JPG

3. Vạch kép (một vạch liền, một vạch đứt quãng) để phân chia dòng phương tiện 2 hướng ngược chiều nhau trên các đường có 2 hoặc 3 làn xe chạy
vach lien tuc - dut quang.JPG
Lái xe bên vạch đứt quảng được phép đè lên vạch để vượt xe. Lái xe bên vạch liền không được phép đè vạch.


Trong trường hợp thực tế bên dưới, biển phân làn quy định xe máy đi làn ngoài cùng bên phải, còn mặt đường phân làn bằng nét đứt thì người xe máy bắt buộc phải đi theo làn quy định tức là làn ngoài cùng bên phải. Nhưng một số trường hợp xe máy vẫn hoàn toàn có quyền lấn tuyến vào làn bên trái của mình (làn giữa) để vượt xe.

Căn cứ khoản 1, theo Điều 13 Luật Giao thông đường bộ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2008 về việc sử dụng làn đường thì:


  • 1. Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn.
Tinhte_Bang Phan Lan_Tron_lan-1 fixed.jpg
Quốc lộ 1A đoạn Bình Chánh giáp ranh Long An

Nơi cho phép ở đây tạm hiểu là khi vượt xe chúng ta không cán lên 3 loại vạch cấm đè mình vừa nêu ở trên. Tức là ở những đoạn phân làn bằng nét đứt chúng ta hoàn toàn có thể lấn tuyến sang trái khi cần vượt.


Còn những trường hợp được phép lấn tuyến và vượt xe bên trái mà không cần phải dừng lại như sau: khi xe phía trước đang dừng/đậu chiếm gần hết làn đường, khi xe phía trước chạy quá chậm so với tốc độ cho phép, và một số tình huống nguy hiểm khác cần xử lý bằng cách lấn tuyến (phanh khẩn cấp, né chướng ngại vật bất ngờ,...)

Tinhte_Bang Phan Lan_Tron_lan-2.jpg
Xe tải đậu hết phần làn đường bên trong, buộc xe máy phải lấn tuyến sang trái

Tuy nhiên khi muốn vượt, chúng ta cần phải nắm những nguyên tắc trong Điều 14 Luật Giao thông đường bộ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2008. Mình sẽ tô đậm 2 nguyên tắc quan trọng nhất để các bạn dễ nắm trong khung quote:

Câu 3: Một số tuyến đường có nhiều hơn 2 tuyến đường cùng chiều nhưng lại không đặt biển phân làn thì nên đi thế nào cho đúng? Và liệu xe máy có thể đi được ở tất cả các làn hay không?

Tinhte_Bang Phan Lan_Tron_lan-7.jpg

Trả lời: Một số tuyến đường như đoạn Nguyễn Thị Minh Khai, bắt đầu từ ngã 4 Đinh Tiên Hoàng đến cầu Thị Nghè) không hề có đặt bảng phân làn ở đầu ngã rẽ. Theo Điều 13 Luật Giao thông đường bộ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2008 về việc sử dụng làn đường (tham khảo bên dưới): Phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải. Về lý thì xe máy sẽ có quyền di chuyển ở tất cả ở làn đường và phải tuân thủ theo tiêu chí vừa nêu. Tuy nhiên, xét về tình thì xe máy chúng ta nên tự giác lưu thông ở làn đường trong cùng bên phải để nhường làn còn lại cho các xe lớn hơn di chuyển và phần nào cũng giúp chúng ta được an toàn hơn.

Tinhte_Bang Phan Lan_Tron_lan-8.jpg

Ngã 4 Nguyễn Thị Minh Khai - Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng không hề có bản phân làn

Tuy nhiên, xe máy vẫn có thể đi vào làn bên trái khi cần vượt với điều kiện phải đảm bảo an toàn như trường hợp có đặt bảng phân làn. Nhớ là chỉ lấn tuyến khi cần vượt thì sẽ không bị phạt vì vi phạm giao thông. Thời gian còn lại thì xe máy chỉ được di chuyển trên làn quy định của mình.

Câu 4: Một số đoạn đường vạch phân làn cùng chiều là vạch liền vậy thì nơi đó xe máy có được phép lấn tuyến sang trái khi cần vượt không?

Câu trả lời là có. Bởi vì những đoạn này lỗi thiết kế của cơ quan quản lý giao thông. Thật ra vạch liền không có công dụng phân làn đường cùng chiều trong những trường hợp đường có tốc độ di chuyển ≤ 60KM/H. Phụ lục H QCVN 41:2012/BGTVT không có phần nào quy định vạch liền là để phân làn đường cùng chiều cả, mà chỉ có phân làn đường 2 chiều ở khoản 1.1.

Tinhte_Bang Phan Lan_Tron_lan-5 fixed.jpg
Vạch liền phân làn nối tiếp vạch đứt ở đường Nguyễn Thị Minh Khai khúc chân cầu Thị Nghè

Vì vậy ở đoạn đường Nguyễn Thị Minh Khai khúc trên cầu Thị Nghè có đoạn đường phân làn bằng vạch liền chúng ta vẫn có quyền lấn tuyến khi cần vượt mà không vi phạm luật giao thông. Điều này là chắc chắn vì cầu Thị Nghè có 2 làn xe nên không bị liệt vào điều kiện cấm vượt là cầu hẹp, có 1 làn xe ở Điều 14 Luật Giao thông đường bộ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2008.

6. Kết luận


Tóm lại, xe máy nên đi vào phần đường quy định của mình ở những nơi có biển phân làn và trộn làn. Còn những nơi không có 2 bảng trên thì xe máy nên tự giác đi vào làn đường ngoài cùng bên phải. Điều này ngoài tránh được việc vi phạm giao thông thì nó còn giúp mang lại sự an toàn cho chính bản thân mình.

Chỉ lấn tuyến sang làn bên trái khi cần vượt và điều kiện cho phép. Lúc vượt cần bật đèn xi nhan rẽ và bấm còi báo hiệu đầy đủ. Nếu bị bắt oan thì hãy nhớ lấy những quy định về vạch kẻ đường ở Phụ lục H QCVN 41:2012/BGTVT và Điều 14 Luật Giao thông đường bộ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2008 về việc vượt xe.

Mời các bạn like Fan page Xe Tinh tế để cập nhật những thông tin mới nhất! Bấm vào link bên dưới.


Facebook Fan Page Xe Tinh tế!
318 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Đã lưu chờ ra cafe nghiên cứu.
Nhưng ở cái biển "trộn làn" xe hơi đi thẳng mà dám chạy vào làn trong cùng bên phải thì có hơi "khiêu khích" mấy chú công an ko ạ?
yilka
TÍCH CỰC
9 năm
@duongleo79 Ko khiêu khích, vẫn đúng luật, nhưng tự làm khó cho mình, vì xe máy đi tốc độ thấp hơn sẽ dạt vào làn ngoài cùng bên phải, ô tô mà nhập lần này thì tha hồ đạp phanh và ngó phải ngó trái; chưa kể đến ngã rẽ mà có đèn đỏ, sau khi dừng sẽ rất vất vả để tiếp tục đi thẳng vì nhiều xe máy rẽ + đi thẳng sẽ kín hết mặt đường 😃
dqt123
ĐẠI BÀNG
9 năm
@duongleo79 Mình thấy đa số những tuyến đường nào mà có biển trộn làn ở cuối thì xe hơi đã được biển phân làn quy định là không đi là trong cùng bên phải rồi.
@duongleo79 Minh thay bai viet nay y nghia that. Hoc bang lai xe may o the hieu ro duoc luat. Duoc mo mang them ve "tron lan" va "phan lan". Nhung minh van chon p/a di o giua de tranh khieu khich may chu CA.
phutan87
ĐẠI BÀNG
9 năm
@duongleo79 cái này trước e bị bắt 1 phát này, đang đi có chú ra tóm ngon lành luôn bảo a dừng vào đường dành cho người dẽ phải cãi 1 thôi 1 hồi chú ý nhận thua và cho đi
@phutan87 cái lỗi ý e từng dính, công nhận dính cái lỗi mà thằng vẽ ra luật ngu nhất quả đất, đang đi thẳng mà nó cũng tóm, đến chịu bọn chó
ở sài gòn không lấn nó cũng bắt !
mà thằng lấn nó lại không bắt " vãi !
Destruct
ĐẠI BÀNG
9 năm
@TrongHieu761 Một phần thành phố lớn và quá đông người nên CSGT không bao quát hết được, một phần là bắt nhầm 😁
Exodus
ĐẠI BÀNG
9 năm
@TrongHieu761 Vì thằng không lấn là thằng chạy xe tay ga, còn thằng lấn là thằng chở nước đá 😁
@TrongHieu761 bác mở phần này của tinhte cho mấy chú csgt xem...
Dogmatix
TÍCH CỰC
9 năm
@TrongHieu761 Ở đâu cũng vậy thôi. Ma bắt nạt từng người.
Ở Hà Nội ăn mặc kín mít, nón fullface, gương kính đầy đủ, đi nghiêm chỉnh thì bị thằng công an nó thổi còi đứng lại kiểm tra (vì nó đoán chắc là dân ngoại tỉnh vô HN) còn thằng đi SH nghênh ngang giữa đường, đi vào làn ô tô, đầu không mũ, miệng nói chuyện ĐT oang oang đang đi gần ông đội nón fullface thì nó ko bắt. Thế mới hay 😁
kiến thức duy nhất cần biết là cách để ý xem có bồ câu ko!!! :mad::oops:
@thedeath1883 đúng vậy ,
@thedeath1883 Bác này trả lời quá chuẩn luôn.
Major0418
ĐẠI BÀNG
9 năm
@thedeath1883 Giờ có cam phạt nguội nữa rồi
cái này là "luật" thôi..còn "c lí" thì chỉ là 1 diễn viên hàiz :8)
lxh1290
TÍCH CỰC
9 năm
@nguyenvu_hoanglong đi đúng làn , chẳng lẽ CA nó ra bắt sai làn à bác , ví dụ thế 😁
Quan trọng là nộp phạt ngay thôi,chứ anh đã gọi là có lỗi rồi,cãi chi cho mệt
tamuct
TÍCH CỰC
9 năm
Các chú X đứng dình khắp nơi nơi, đi đường HN mà ko biết các chú X từ đâu chui ra thổi còi
quangbeoka
ĐẠI BÀNG
9 năm
@tamuct một là các chú đó nhìn thấy vi phạm, hai là có chim lợn đứng trước đó khoảng 200m báo về thì các chú mới bắt thôi. mình từng thấy thằng đi trước ko mũ ko sao mà thằng đi sau ko mũ lại bị bắt. đó đều là do chim lợn báo bắt thôi.
conan1212
TÍCH CỰC
9 năm
cầu thị nghè đoạn huớng về trung tâm như trong hình, bọn chó cảnh vẫn phạt lấn tuyến đó thôi (mặc dù chưa bị phạt đoạn này bao giờ, nhưng để ý là tụi nó hay đứng phía trên một khúc, me phạt lấn tuyến), bác chủ nói thế chứ luật là ở tụi nó, cãi cùi, cãi cùn với tụi nó mệt lắm, nên em lúc nào qua chổ này cũng chạy làn ngoài cùng.
@conan1212 add đã giải thích rồi mà đoạn này bạn chỉ được lấn tuyến khi vượt cho trong điều kiện cho phép, dèn còi đầy đủ nha, còn bình thường thì lên dĩa hết
antony.phu
ĐẠI BÀNG
9 năm
@conan1212 Khu vực chỗ đó csgt chỉ có nhìn nhầm chứ không bắt nhầm đâu bạn. Vì từ trên cầu là vạch liền nên cấm đi lane giữa trên cầu, khi nào qua hết cầu có biển 411, nét đứt thì bác đánh xi nhan chuyển ra giữa thì cho tiền tụi csgt cũng không dám thổi bác.
thanhchaua6
ĐẠI BÀNG
9 năm
Rất hữu ích, cám ơn..cám ơn
binjeziin
ĐẠI BÀNG
9 năm
ở đường Nguyễn Thị Minh Khai khúc chân cầu Thị Nghè ! khúc đó giờ cầu đang xửa nên ít có CA nhưng lúc trước chuyên gia bắt lấn tuyến mà ở đây nói là có quyền lấn .. là sao nhỉ ? CA đúng hay đây đúng ?
zhongjun
ĐẠI BÀNG
9 năm
@binjeziin "chúng ta vẫn có quyền lấn tuyến khi cần vượt mà không vi phạm luật giao thông", chỉ lấn khi cần vượt thôi bạn 😃
xineohp_rm
ĐẠI BÀNG
9 năm
@binjeziin Lấn khi vượt thôi đồng chí, lúc vượt phải đảm bảo thực hiện đúng quy định xin vượt, còn chạy phom phom ngoài làn xe hơi thì nó phạt là đúng rồi.

Có điều đoạn này hẹp mà xe đông lắm, vội đi một tí là thế nào cũng dính chưởng của các chú. Lần nào chú đứng cũng đắt hàng phải biết
Trước đay có vào Sài Gòn , đi mượn xe thằng bạn đi lấn tuyến bị chú công an thổi còi rồi ghi giấy phạt. Mình đưa chú 100k (năm 2003) chú nhất định không lấy, rồi bảo cất đi. Sau đó thu giấy tờ, 2 tuần sau phải lên chỗ đường gì đóng tiền phạt(quên tên đường). Đóng mất có 70k, mà phải đưa cho ông xe ôm đi nộp tiền vào kho bạc mất thêm 10k nữa....tổng cổng 80k.
Sau này mới biết trong Sài Gòn đi xe máy nó chỉ phạt đi lấn tuyến, còn ngoài Hà Nội nó chỉ phạt khi cán bánh xe vào vạch người đi bộ
@vuidoi mới hôm bữa đi đóng phạt tụi xe ôm cò kè mãi. Đi dóng mất 10ph chứ mấy mà đòi 30k
@vuidoi Nếu công an ai cũng như chú này thì dân đã ko ghét CSGT và gọi là vang nọ vện kia. Công an HN biết dân mình nắm luật ko chắc, toàn dọa lỗi linh tinh để lấy tiền. Bây giờ toàn rình bắt tội ko xi nhan mọi chỗ mọi nơi. Hôm trước bị tóm, bảo phạt 300k, mình bảo giải quyết nhanh mình đưa 100k ko lấy, lúc mình lên 200k cung ko lấy( hay lúc đó tưởng mình vẫn đưa 100k) lúc mình ko đưa nữa, xxacs định đi nộp phạt thì lại đòi 100k cho a e uống nước, he.
Với mật độ xe máy "kinh hoàng" như hiện nay thì phân làn chả mấy khi tác dụng. Mà với lưu lượng xe gắn máy đông đúc như vậy thì cách phân làn của VN đã trở nên quá lạc hậu 😁
@ga_caothu Lúc cao điểm thì xe máy toàn đi trên vỉa hè, lượn lách các kiểu
vậy mà hôm nọ đi đoạn giao nhau giữa Bà Triệu với Trần Hưng Đạo bị cớm nó tóm tội sai làn, mất toi 100k
xedieu
CAO CẤP
9 năm
@Nguyễn Hùng Mạnh TM Bác chủ nói cả 3 đi được là biển trong cái ảnh minh hoạ ấy, còn cái biển chỉ dẫn hình vẽ (trên)nó khác nhé!
Đoạn "Bởi vì những đoạn này lỗi thiết kế của cơ quan quản lý giao thông" lỡ dính líu cái này mà giải thích phân trần kiểu đó, chắc nó nhốt cả xe lẫn người luôn quá 😆.

Vạch liền mà cán là nó múc, khỏi giải thích 2 chiều hay 1 chiều dưới 60km/h , ở VN ca là luật @@!

Bài viết hay bổ ích.
xedieu
CAO CẤP
9 năm
@quangthai0918 Cơ bản là mình có rắn mặt hay không? Em đi bị vạch 1.11 ở Phạm Văn Đồng, em đè "dập vạch" trước mặt công an, vẫy lại em mắng cho tối mắt tối mũi ấy nhé!
xitolala
ĐẠI BÀNG
9 năm
Ở mục 1, nếu đi xe máy phải rẽ trái nên phải tách qua làn ngoài cùng bên trái. Thế có bị phạt ko?
@xitolala Phạt nhé, phải chạy kiếm chỗ nào nó cho quay đầu hay rẽ trái thì mới đc nha,
@xitolala Cái này đường phân làn là nét đứt, bác rẽ trái thì tách làn từ từ rồi rẽ không sao, nhưng đừng đi thẳng trên các làn của xe khác là được
Quan trọng là khi gặp Hugo thổi còi thì phải biết đường mà tranh cãi với nó 😁 đừng để nó hiếp mình
@xitolala gần tới ngã rẽ+có xi nhan thì ko bị phạt, theo như đọc nãy giờ 😁
sky37
ĐẠI BÀNG
9 năm
@quangthai0918 đùa nhau à, nhà sát đường bên trái phải chạy cả km vòng lại trong khi ko có rào ngăn đg, người ta bảo hâm
Chân "Giả" luôn thuộc về mấy bác CSGT, năn nỉ thì nó lên mặt, còn cãi thì thua là chắc, còn đưa tiền là nó lượm ngay và luôn có khi còn chê ít, nhiều:eek:😁
curlybaby
ĐẠI BÀNG
9 năm
@forever or never dân gì đc mỗi cái mồm là phán xéC là giỏi,mún xem clip cãi ăn CA ko
nên học hỏi nhiều nhiều đi,ẾCH lol
@curlybaby Ở Đây tôi nói là đa số chứ không nói số ít, mà đa số là chỉ có dân Hà Thành mới dám cãi tay đôi với CSGT, nên chỉnh não lại trước khi nói nha em trai.
@curlybaby vậy là chưa dc trải nghiệm CA bố láo ở Đồng Nai mấy khu Phú Túc, Long Khánh, Xuân Lộc, cãi dù có đúng nó cũng bốc xe lên xe tải chở về đồn lun, cực md :v
hzuan
ĐẠI BÀNG
9 năm
Hình như bjo đường có 2 làn xe như cao tốc được vượt phải mà. Dĩ nhiên ko dc quá tốc độ tối đa cho phép của làn phải đó 80km/h. Hôm trước đi vượt tmai có công an mà k sao
Anh2Hanoi
ĐẠI BÀNG
9 năm
@hzuan vượt phải là khi bác đi từ phía sau rồi vượt phải lên tạt đầu nó thì mới bị phạt, còn 2 xe đi song song thì bác đi bên phải có thể vượt được miễn ko tạt vào làn của xe đi bên trái là dc.
Biển này xe máy chạy lane trong bên trái có bị thôi không ta,. tui thấy cải nhau về trường hợp này hơi bị nhiều. Đường 1 chiều có vạch kẻ đường.
Cái này luật thì cho phép đi,
Công văn chỉ đạo thì không cho đi. 😁
[​IMG]
thangbom86
ĐẠI BÀNG
9 năm
Chỗ này bạn chủ thớt xem lại xem, lấy ví dụ đường NTMK luôn, có 2 làn đường cùng chiều, thì theo Điều 13 Luật giao thông đường bộ thì "
  1. Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái."
    Theo đó thì làn trong cùng bên phải là dành cho xe thô sơ, xe 2 bánh gắn máy phải đi làn bên trái.
  2. Phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải. Theo mình thì ở đây luật là tốc độ di chuyển, còn "tốc độ tối đa 40 km/h" là tốc độ quy định, dựa vào tốc độ quy đinh để nói xe máy phải đi bên phải là không đúng.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019