Những thành công và thất bại của ngành hàng không vũ trụ trong năm 2014

bk9sw
25/12/2014 7:49Phản hồi: 13
Những thành công và thất bại của ngành hàng không vũ trụ trong năm 2014
Space.jpg

2014 là một năm bận rộn đối với ngành công nghiệp vũ trụ. Trong năm nay, chúng ta đã được thấy nhiều thành tựu mới trong công cuộc khám phá không gian, thử nghiệm các công nghệ mới và mở rộng giới hạn thăm dò của con người. Tuy nhiên, bên cạnh những niềm vui cũng có những nỗi buồn. 1 năm sắp sửa khép lại và chúng ta hãy cùng điểm qua những gì ngành hàng không vũ trụ đạt được trong năm nay.

Lần đầu tiên đáp tàu vũ trụ lên một sao chổi:


Philae.jpg

Sau hành trình dài 10 năm thì cuối cùng tàu Rosetta của Cơ quan vũ trụ châu Âu (ESA) đã bắt kịp và phóng thành công tàu đổ bộ Philae lên bề mặt sao chổi 67P/Churyumov-Gerasimenko vào ngày 12 tháng 11 vừa qua. Sự kiện này đánh dấu một cột mốc mới trong lịch sử thám hiểm không gian. Con người rốt cuộc cũng đã có thể đưa thành công một vật thể được chế tạo tại Trái Đất lên một sao chổi đang bay ở tốc độ rất cao. Điều đáng tiếc là Philae đã hư hỏng trong quá trình hạ cánh, tàu đã nẩy nhiều lần trước khi yên vị trong một khe nứt ở mặt tối của sao chổi này. 60 giờ sau đó, do ánh sáng mặt trời không thể tiếp cận các tấm pin quang điện tích hợp trên Philae, con tàu đã ngưng hoạt động. Mặc dù vậy, ESA hy vọng tàu sẽ được kích hoạt trở lại một khi sao chổi 67P tiến đến gần Mặt Trời trong vài tháng tới.

Tàu Orion thực hiện chuyến bay thử đầu tiên:


EFT-1.jpg

NASA trong năm nay cũng đã triển khai sứ mạng đầu tiên mang tên EFT-1 thử nghiệm tàu vũ trụ thay thế con thoi là Orion. Vào ngày 5 tháng 12, tàu Orion đã được phóng lên quỹ đạo tại tổ hợp phóng 37 thuộc căn cứ không quân Cape Canaveral bằng tên lửa đẩy hạng nặng Delta IV trong một chuyến bay kéo dài 4 giờ rưỡi. Trong chuyến bay thử nghiệm này, tàu Orion mang theo một mô-đun dịch vụ giả đã bay 2 vòng quỹ đạo và thực hiện hành trình xa hơn cả sứ mạng Apollo 17 năm 1972. Ở độ cao lớn nhất, Orion bay cách Trái Đất 5800 km. Khi trở lại Trái Đất, Orion đạt vận tốc 32.000 km/h và nhiệt độ sản sinh lên đến 2.200 độ C.

Ở chuyến bay thử nghiệm đầu tiên này, Orion không có người lái và mục tiêu của sứ mạng là nhằm thử nghiệm hệ thống bay và lá chắn nhiệt để chuẩn bị cho sứ mạng tiếp theo. Trong sứ mạng tới, Orion sẽ được phóng bằng hệ thống Space Launch System (SLS) và sẽ được đưa đến một quỹ đạo nghịch bay quanh Mặt Trăng.

Tên lửa đẩy Falcon 9 hạ cánh:

Falcon_9.jpg

SpaceX đã trở thành công ty hàng không vũ trụ đầu tiên thực hiện thành công một chuyến bay thực tế với tên lửa đẩy có thể hạ cánh thẳng đứng. Hồi tháng 4 vừa qua, sứ mạng CRS-3 của NASA nhằm đưa hàng hóa lên trạm không gian quốc tế ISS đã được thực hiện tại Cape Canaveral. Thông thường, tên lửa đẩy Falcon 9 dùng để phóng tàu vận tải Dragon của SpaceX sẽ rơi thẳng xuống Đại Tây Dương sau khi hoàn thành công việc. Tuy nhiên, Elon Musk muốn phát triển một hệ thống phóng cũng như tàu vũ trụ có thể tái sử dụng. Thay vì lao thẳng xuống biển, tên lửa Falcon đã tái khởi động các động cơ và thực hiện một loạt các thao tác điều động tự động trước khi mở các càng đặc biệt để hạ cánh trên mặt biển.

Mặc dù tên lửa Falcon vẫn hỏng khi tiếp nước nhưng video và dữ liệu đo từ xa gởi về trước đó sẽ giúp các kỹ sư của SpaceX cải thiện hiệu năng trong các lần phóng tới. Hiện tại, công ty đã thực hiện 2 lần thử nghiệm hạ cánh thẳng đứng của tên lửa Falcon và lần thử thứ 3 đã được lên kế hoạch vào ngày 6 tháng 1 năm 2015.

Tàu thăm dò Mars Orbiter đã đến sao Hỏa:


MOM.jpg

Quảng cáo


Các vệ tinh Spirit, Opportunity và xe tự hành Curiosity trên sao Hỏa cũng đã vừa chào đón một người bạn mới có tên Mars Orbiter Mission (MOM hay Mangalyaan) của Ấn Độ. Vào ngày 24 tháng 9 vừa qua, vệ tinh này đã chính thức đi vào quỹ đạo quanh sao Hỏa sau hành trình dài hơn 1 năm. Sự kiện này thật sự làm chấn động thế giới bởi Ấn Độ trên thực tế không có các phương tiện phóng đủ khả năng để đưa một tàu vũ trụ đến sao Hỏa. Thay vào đó, Tổ chức nghiên cứu không gian Ấn Độ (ISRO) đã sử dụng một loạt các quỹ đạo điều động lực quanh Trái Đất để giúp tàu Mangalyaan có đủ vận tốc để đến được sao Hỏa. Sứ mạng kéo dài hơn 1 năm và tàu Mangalyaan đã dành phần lớn thời gian để bay vòng vòng quanh Trái Đất. Thêm vào đó, đây cũng là lần đầu tiên phương pháp này được sử dụng để đưa tàu vũ trụ đến một hành tinh và Ấn Độ đã thành công.

Thảm họa:

Virgin_Galactic.jpg

Năm 2014 không trôi qua suôn sẻ. Bên cạnh những thành công cũng có những thất bại, ở đây là những vụ tai nạn. Vào ngày 28 tháng 10, một tên lửa đẩy Antares của Orbital Sciences được dùng để đưa tàu vận tải Cynus lên trạm không gian ISS đã bất ngờ phát nổ khi đang cất cánh. Không ai thiệt mạng nhưng thiệt hại về hàng hóa lên đến 200 triệu USD. 3 ngày sau, tàu vũ trụ SpaceShipTwo của Virgin Galactic cũng đã gặp tai nạn trong một chuyến bay thử nghiệm ở vận tốc siêu thanh. Cánh tà giúp giảm tốc và hạ cánh của tàu đã bất ngờ bật ra khiến con tàu vỡ tan khi đang bay ở tốc độ cao. Vụ tai nạn làm cơ phó thiệt mạng, cơ trưởng bị thương nặng.

Đưa máy in 3D vào không gian:


In_3D.jpg

Không chỉ trên Trái Đất, công nghệ in 3D đã bắt đầu mang tầm ảnh hưởng ra ngoài không gian. Hồi tháng 11 năm nay, ESA đã gởi chiếc máy in 3D đầu tiên lên trạm ISS và các phi hành gia đã có thể dùng chiếc máy in này để tạo ra các bộ phận lắp ghép phục vụ cho một công việc nào đó mà không cần gởi lên bằng tên lửa. Ngoài máy in 3D, ESA cũng đã có kế hoạch đưa một chiếc máy pha café Espresso lên ISS. Tuy nhiên, các phi hành gia cần phải đợi đến năm sau để có thể thưởng thức những cốc latte đầu tiên trong không gian.

Quảng cáo


Theo: Gizmag
13 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Thích nhất là Rosetta đáp lên sao chổi.
asimo7777
TÍCH CỰC
9 năm
Em yêu khoa học
hay nhất là Mars orbit của ấn độ
matrix8145
TÍCH CỰC
9 năm
Thiếu cái nổ tung con tàu không người lái của Orbital Inc. chỉ 6s sau khi phóng kìa MOD
Sao bài viết không nghe nhắc tới tên lửa đẩy Antares bị nhất nút huỷ?


Gửi từ iPhone của tôi sử dụng Tinhte.vn
Các nhà khoa học thật tuyệt vời
😔 tiếc vụ tên lửa
Tàu Mars Orbiter của Ấn độ thật thông minh khi sử dụng phương pháp sử dụng quỹ đạo bay để tăng tốc,cũng có lần mình xem phim về vũ trụ của Mỹ cũng có nói đến phương pháp này rồi.
tại vì chi phí nhiên liệu chỉ là 4% cho một cuộc phóng tàu thành công mà
billyvip
ĐẠI BÀNG
9 năm
tàu của Ấn Độ bay theo kiểu j mà hay vậy
Đây có lẽ là bài viết nhận được ít cmnt nhất năm 2014.
Kazu
ĐẠI BÀNG
9 năm
Ấn tượng với bạn India ghê
x_chien
TÍCH CỰC
9 năm
Những cái khác thì ko biết, thích mỗi cái cafe, nhìn phi hành gia ăn kem đánh răng mỗi ngày mà thấy tội quá.


Ko biết viết gì !

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019