Phát hiện về hành tinh mới có thể tái định nghĩa rìa hệ Mặt Trời

bk9sw
29/3/2014 13:51Phản hồi: 27
Phát hiện về hành tinh mới có thể tái định nghĩa rìa hệ Mặt Trời
2012-VP113.jpg
Hình ảnh quan sát hành tinh 2012 VP113 với 3 chấm màu khác biệt cho thấy đường di chuyển trên quỹ đạo.

Các nhà nghiên cứu đến từ viện khoa học Carnegieđài quan sát Gemini đã vừa báo cáo về sự tồn tại của một thành viên mới trong hệ Mặt Trời của chúng ta. Hành tinh lùn có tên 2012 VP113 được tin là một trong hàng ngàn thiên thể nằm xa Trái Đất góp phần tạo nên lớp bên trong của đám mây tinh vân Oort - một đám mây bụi khí, sao chổi và vẩn thạch khổng lồ bao quanh hệ Mặt Trời với đường kính 1 năm ánh sáng.

Hành tinh mới được phát hiện bởi nhà nghiên cứu Scott Sheppard thuộc viện Carnegie và Chadwick Trujillo đến từ đài quan sát Gemini với sự hỗ trợ của camera thăm dò năng lượng đen trên kính thiên văn NOAO đặt tại Chile. Chiếc kính thiên văn 4 m này có trường quan sát lớn nhất trong số những kính thiên văn cùng cỡ, cho phép nhóm nghiên cứu dò quét một khu vực rộng lớn trên bầu trời đêm để tìm kiếm các đối tượng mà thông thường chúng quá mờ để có thể nhìn thấy.

Khi 2012 VP113 được phát hiện, nhóm nghiên cứu đã sử dụng kính thiên văn Magellan 6,5 m tại đài quan sát Las Campanas thuộc Carnegie để xác định quỹ đạo của hành tinh lùn này. Kết quả cho thấy ở điểm gần nhất, 2012 VP113 cách Mặt Trời của chúng ta 80 đơn vị thiên văn AU (1 AU bằng khoảng cách trung bình từ Trái Đất đến Mặt Trời hay gần 150 triệu km). Qua đó, 2012 VP113 là hành tinh thứ 2 được tìm thấy bên ngoài vành đai Kuiper - một vành đai gồm các thiên thể băng nằm cách Mặt Trời từ 30 đến 50 AU và vẫn chịu lực hấp dẫn của Mặt Trời.

Hành tinh đầu tiên được phát hiện nằm ngoài giới hạn 50 AU của hệ Mặt Trời là Sedna. Đây là một hành tinh nhỏ và được tin là duy nhất. Hành tinh này bay trên quỹ đạo quanh Mặt Trời với điểm tiếp cận gần nhất là 76 AU. Tuy nhiên, phát hiện của 2012 VP113 đã bác bỏ vị trí "duy nhất" của Sedna. Do đó, phát hiện cũng khiến cho các nhà thiên văn phải đẩy lùi biên giới gần nhất của hệ Mặt Trời ra xa hơn. Linda Elkín-Tanton - giám đốc bộ phận nghiên cứu từ tính Trái Đất tại Carnegie đã nhấn mạnh điều này khi nói: "Phát hiện bất ngờ về 2012 VP113 đã giúp tái định nghĩa những hiểu biết của chúng ta về hệ Mặt Trời."


2012-VP113-01.jpg
Ảnh mô tả quỹ đạo của 2012 VP113 (màu đỏ) và Sedna (màu cam) quanh hệ Mặt Trời tại trung tâm.

Giả thuyết mới về rìa hệ Mặt Trời giờ đây được tính vào lớp bên trong của đám mây tinh vân Oort. Sự khác biệt giữa lớp mây trong và ngoài của đám mây tinh vân Oort là các thiên thể ngoài cùng đang bay ở quỹ đạo cách Mặt Trời 1500 AU luôn luôn bị ảnh hưởng bởi lực hút của các ngôi sao kế cạnh. Tuy nhiên, những thiên thể thuộc lớp mây bên trong không bị ảnh hưởng bởi lực hút giao thoa này và bay theo một quỹ đạo ổn định hơn.

Các nhà thiên văn cho rằng có trên 900 thiên thể hiện diện tại lớp mây trong của đám mây Oort với quỹ đạo tương tự 2012 VP113 và một số có thể có kích thước trên 1000 km. Theo nhà nghiên cứu Sheppard: "Một số thiên thể thuộc lớp mây trong của Oort có thể lớn bằng sao Hỏa hoặc thậm chí Trái Đất. Bởi lẽ, nhiều thiên thể thuộc đám mây Oort nằm ở quá xa và thậm chí là những thiên thể lớn nhất có thể quá mờ để có thể được phát hiện bằng các công nghệ hiện tại."

Hiện có nhiều giả thuyết phổ biến liên quan đến quỹ đạo và sự bất thường của các hành tinh nhỏ như 2012 VP113 và Sedna. Giả thuyết đầu tiên cho rằng một hành tinh lớn với kích thước gấp 10 lần Trái Đất đã bị kéo ra khỏi quỹ đạo thông thường của nó bởi các hành tinh khổng lồ khác. Và khi thoát ra ngoài rìa hệ Mặt Trời, nó bị tác động bởi các thiên thể từ vành đai Kuiper khiến quỹ đạo khác thường. Tuy nhiên, giả thuyết này đã bị bác bỏ bởi theo khảo sát mới đây do vệ tinh WISA của NASA thực hiện, không có bằng chứng nào cho thấy có một siêu Trái Đất đang ẩn mình bên trong các biến giới của hệ Mặt Trời.

Do đó, nhiều khả năng quỹ đạo bất thường của hành tinh là kết quả từ một cuộc chạm trán với lực hút của một ngôi sao khác, hoặc là những hành tinh mới phát hiện trên thực tế là các ngoại hành tinh bị hút bởi Mặt Trời ngay khi vừa hình thành. Các nhà thiên văn cho rằng việc phát hiện những hành tinh lớn hơn tại lớp mây bên trong của đám mây Oort theo giả thuyết sẽ giúp làm sáng tỏ nguyên nhân gây nên quỹ đạo bất thường của các hành tinh nhỏ như 2012 VP113 và Sedna.

Theo: Carnegie
27 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

mog
TÍCH CỰC
10 năm
Nếu bạn muốn biết kích thước tương quan giữa các vật thể mà con người đã biết: http://htwins.net/scale2/?bordercolor=white&fb_source=message
SaoPhaiSo
TÍCH CỰC
10 năm
thấy có mùi google trans quá 😁 !
Rất thích những bài như này, nhất là khi đọc vào ban đêm tắt hết điện xung quanh tối om :3
trông giống ảnh chụp đường phố bằng camera 1. nhỉ ;)
Chúng ta quá nhỏ bé trong vũ trụ!

Sent from my GT-I9100 using Tinhte.vn mobile app
sonphamhy
ĐẠI BÀNG
10 năm
bao nhiêu thế hệ loài người... đến tận bây giờ mới đếm đủ hành tinh trong hệ mặt trời😁
@sonphamhy khoa học kỹ thuật còn phát triển nữa thì có khì còn phát hiện thêm nữa chứ chưa chắc đã dừng lại ở đây đâu bạn :rolleyes:
Bác nào túm cái váy lại cho em hiểu với.
dự là 5 tỉ năm nữa trái đất sẽ về với mặt trời.vậy sự sống sẽ ra sao liệu chúng ta có là duy nhất trong vũ trụ không, liệu chúng ta có đủ công nghệ để tìm ra đc nơi nào giống trái đất để tiếp tục duy trì sự sống không.quá khó
ước gì trái đất to như sao mộc, hix. mỗi anh nhà 1 hecta ở cho khỏe, ko tranh giành đánh nhau chi nữa.
😁 kỳ trước là anh Diêm Vương Tinh bị gián chức từ Hành tình xuống thành Vệ tinh. kỳ này là vụ này. Tốn tiền in lại sách giáo khoa
hongducwb
TÍCH CỰC
10 năm
để con cháu lo liệu 😁
[GOD]Father
ĐẠI BÀNG
10 năm
không hiểu quỹ đạo của những hành tinh xa tít mặt trời này quay quanh cái gì mà thành hình elip như thế, nếu sức hút của mặt trời mạnh như vậy thì trái đất phải toi từ lâu rồi @@
@[GOD]Father Còn lực ly tâm nữa bạn ơi. Và trái đất mình quỹ đạo cũng đâu có tròn, hơi giống elip.
[GOD]Father
ĐẠI BÀNG
10 năm
@ghostkinglee ý mình là khi nó đã bay quá xa hệ mặt trời như vậy thì tại sao không bay thẳng luôn đến không gian vô tận mà còn vòng lại nghĩa là phải có gì hút nó lại, lực hút của mặt trời mà hút đc thiên thể từ xa như vậy thì 9 hành tinh trong hệ mặt trời ra bã hết rồi 😁
không biết quỹ đạo này có phải 1 phần do chuyển động tự quay quanh trục của nó nữa không
@[GOD]Father quỹ đạo của hành tinh tác dụng bởi 2 lực chính là lực hấp dẫn của mặt trời và lực li tâm ( hiểu đơn giản là lực di chuyển của hành tinh). 2 lực này khi tạo dc tỉ lệ hoàn hảo thì sẽ tròn đều (tìm hiểu về chuyển động tròn đều. Còn khi không hoàn hảo thì sẽ có những quỹ đạo khác như e lip chẳng hạn, ngoài ra còn có trường hợp lực di chuyển của hành tinh mạnh quá thì làm nó thoát ra khỏi tầm kiểm soát của mặt trời, hay yếu quá bị mặt trời cuốn vào. Nhưng nếu có thì nó cũng đã xảy ra lâu rồi ~.~
@[GOD]Father Do lực ly tâm và lực hút mặt trời bằng nhau nên các hành tinh ko bị hút vào mặt trời.
Ở gần mặt trời thì lực hút mạnh hơn, nhưng các hành tinh cũng quay quanh mặt trời nhanh hơn. Như sao diêm vương ở xa quay 1 vòng gấp mấy lần trái đất, ccò chính xác bao nhiêu thì mình ko nhớ.
Trên vũ trụ định luật bảo toàn năng lượng ko còn chính xác, mất khoảng 70%, các nhà khoa học đặt tên nó là năng lượng tối, còn có vật chất tối, ngta vẫn đang tìm hiểu về nó.
Được cái bộ giáo dục VN rất thông minh, kiến thức mới nhưng cứ từ từ, vài năm thu thập độ chục cái rồi in lại một lượt. Mỗi năm lại một lô khám phá mà phải sửa sách thì phí, đằng nào bọn trẻ nó cũng có học từ sách ra đâu. :v
buffbh
ĐẠI BÀNG
10 năm
cái gì bay xung quanh mặt trời thì thuộc hệ mặt trời.
khoataha
ĐẠI BÀNG
10 năm
Có khi nào lại có thế giới trong gương soi không nhỉ/.
vndtdd
TÍCH CỰC
10 năm
@khoataha comment rất hợp với avatar
canon2004
TÍCH CỰC
10 năm
hành tinh thứ 12 liệu có thật??
Nhìn vào 3 chấm màu em tưởng đèn giao thông. Các nhà khoa học hay thật, nhìn vô là bik cái j liền ah
Mr *_*::.
TÍCH CỰC
10 năm
Có thế có siêu trái đất :eek:

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019