Phát triển thành công vacxin Ebola an toàn, hiệu quả chỉ với một liều duy nhất

uhraman
9/4/2015 10:18Phản hồi: 55
Phát triển thành công vacxin Ebola an toàn, hiệu quả chỉ với một liều duy nhất
vacxin Ebola.jpg
Một nhóm nghiên cứu đa ngành của trường đại học Texas Medical Branch tại Galveston và công ty Profectus BioSciences mới đây đã phát triển thành công một loại vắc xin đơn liều giúp chống lại vi rút Ebola Zaire chủng Makona, loại vi rút đã hoành hành trong đại dịch tại Tây Phi trong năm 2014. Được chứng minh có tác dụng nhanh, hiệu quả đối với các loài linh trưởng phi nhân (nonhuman primate), loại vắc xin này được cho là nhiều khả năng sẽ trở thành vắc xin Ebola cho con người. Về độ an toàn, được biết vắc xin trên là loại duy nhất cho đến nay đạt được Mức độ 4 về an toàn sinh học trong phòng thí nghiệm (Biosafety Level 4 laboratory) tại Phòng Thí Nghiệm Quốc Gia Galveston, Hoa Kỳ. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí danh tiếng bậc nhất Nature.

Theo thông tin mới cập nhất từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO), dịch bệnh do vi rút Ebola gây ra đã khiến hơn 24 nghìn người mắc bệnh, trong đó hơn 10 nghìn trường hợp tử vong. Với mức độ lây lan nhanh và tỷ lệ tử vong cao, căn bệnh này đang là mối quan tâm của toàn thế giới. Dịch bệnh tạm thời đã được khống chế. Tuy nhiên, với tốc độ tăng trưởng dân số nhanh ở Tây Phi thì tần suất tiếp xúc giữa con người với những vật chủ tự nhiên chứa virút Ebola như dơi là rất cao. Điều này làm dấy lên lo ngại về khả năng một đại dịch nghiêm trọng sẽ sớm bùng phát trở lại.

Để đối phó với dịch bệnh, việc tìm ra một loại vắc xin hiệu quả là rất quan trọng. Rất nhiều nghiên cứu đã được tiến hành và theo đó, nhiều vắc xin được tìm ra với hứa hẹn ban đầu có thể giúp các loài động vật linh trưởng phi nhân (nonhuman primate) chống lại vi rút Ebola Zaire. Nhiều loại trong số đó đã nhanh chóng được đưa vào thử nghiệm. Mới đây, Canada cũng phát triển một loại vắc xin mới có tác dụng nhanh, hiệu quả và đã được thử nghiệm thành công trên người. Tuy nhiên, tính tiện dụng của nó vẫn chưa cao khi phải sử dụng các liều vắc xin kép. Được biết, loại vắc xin vừa được phát triển bởi đại học Texas Medical Branch và công ty Profectus chỉ dùng một liều duy nhất, hiệu quả cao, và đã vượt qua thử nghiệm về độ an toàn trong phòng thí nghiệm quốc gia Galveston.

Theo thông tin công bố, loại vắc xin mới này sử dụng một loại virút không gây hại cho con người có tên gọi VSV (vesicular stomatitis virus). Các virút VSV này được cấy một phần của virút Ebola trong nó. Khi phát hiện ra sự tồn tại của các virút này, cơ thể sẽ phát động hệ miễn dịch chống lại virút Ebola Zaire chủng Makona một cách an toàn. Tuy nhiên, để đảm bảo không có bất cứ vấn đề nào liên quan đến vắc xin có thể xảy ra, nhóm đã phát triển hai loại vắc xin thế hệ kế tiếp của dạng vắc xin này nhưng đã được làm yếu đi nhiều. Theo đó, cả hai vắc xin đó đều được sản xuất với mức virút trong máu thấp hơn gần 10 lần so với vắc xin thế hệ đầu.

Giáo sư Thomas W. Geisbert của trường đại học Texas Medical Branch, cũng là người dẫn đầu của nhóm nghiên cứu, cho biết vắc xin hiện đã được thử nghiệm trên mẫu gồm 10 chú khỉ. Trong vòng một tuần sau khi được tiêm virut Ebola thì 2 con khỉ không được tiêm vắc xin đã chết trong khi những chú khỉ còn lại được tiêm vắc xin vẫn khỏe mạnh.

Được biết các thử nhiệm đầu tiên trên những người tình nguyện khỏe mạnh sẽ sớm được thực hiện vào mùa hè này. Tuy nhiên, nhóm cũng cho biết, cần thiết phải tiến hành những kiểm tra kỹ lưỡng để đảm bảo những sự khác biệt nhỏ giữa các chủng Ebola không làm ảnh hưởng đến tính hiệu quả của vắc xin.

Theo giáo sư Thomas Geisbert, phát hiện này được xem là một bước tiến lớn bởi nó mở đường cho công cuộc tìm kiếm và sản xuất những loại vắc xin hiệu quả cao hơn, an toàn hơn với chỉ một liều duy nhất để chống lại dịch bệnhEbola trong hiện tại cũng như khi nó có thể bùng phát trở lại trong tương lai.
55 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

viethalong
TÍCH CỰC
9 năm
Xứng đáng là chúa cứu thế thứ 2...xin cảm ơn những nỗ lực tuyệt vời
Các bác sỹ Cuba tài thật
@Greycloud Cuba là nước đầu tiên cử bsy qua châu phi dập dịch, họ cũng cứu đc cả trăm người.
Y tế thì Cuba số má đấy. Còn những thứ khác thì m ko bàn, mỗi người mỗi cảm nhận
@QuangTKHD Đúng rồi, k có Cu Ba sao có mình? 😁 fải pt chứ, 15 xăng trở lên :D
Đùa tí :p
@Greycloud Đấy 2011, vacxin chống ung thư đầu tiên của thế giới. thanh niên giỏi gõ chữ, google thu phí à??Đừng khinh thường nền y tế và nền công nghệ sinh học của CuBa.
http://medicalxpress.com/news/2011-09-cuba-world-lung-cancer-vaccine.html
x264
TÍCH CỰC
9 năm
Tuyệt vời. Khoa học Mỹ đã đóng góp cho nhân loại nhiều hơn bất cứ quốc gia nào khác, đặc biệt là khoa học ứng dụng thực tiễn.
vẫn là người Mỹ, trong cơn giãy chết vẫn cứu lấy thế giới 😁
Vậy là xong Ebola rồi, ko lo ngại nữa.
@vidia.vn vâng hết mối lo này,thì vẫn còn mối lo khác vd hiv,vẫn là nan giải.
@tranthanhviet đã tìm ra cách rồi nè bạn:

http://vietnamnet.vn/vn/khoa-hoc/187561/da-tim-ra--khac-tinh--cua-virus-hiv.html
Con người hơi bị giỏi :p
Bọn Mỹ bị lợi nhuận kích thích :p
x264
TÍCH CỰC
9 năm
@dmt4ukhw4 Nhờ có nó mới có nền kinh tế toàn cầu hoá, người ta mất bao tiền của đầu tư nghiên cứu không lẽ cho không người khác dùng. Còn chuyện hét giá quá cao, thì đó là bản chất của tư bản rồi. Nếu tình hình ebola mà nghiêm trọng, các chính phủ sẽ nhảy vào. Trước mắt đó là thành công và đóng góp đó không lẽ không đáng được ghi nhận cho người Mỹ?

Tư bản có cái rất hay đó là họ không giấu giếm những thứ họ nghiên cứu được, thường hay hợp tác để tạo ra những cái to lớn, và cuối cùng họ chuẩn hoá hầu hết chúng để chúng không quay ra làm khổ các cty khác.
Greycloud
TÍCH CỰC
9 năm
@dmt4ukhw4 Nói về lợi nhuận thì thằng chó nào chả bị kích thích, cứ phát ngôn giống như ta đây trong sạch lắm, nên nhớ là trong sạch ở chổ lợi nhuận phải phù hợp với lợi ích của cộng đồng

Xem mấy thằng quản lý HN chặt cây, ĐN lấp sông, thủy điện xả lũ, bác sĩ trấn lột bệnh nhân,...cùng hàng tỉ thứ bỉ ổi khác ở ta thì bị kích thích đến nỗi chả có làm cái đek gì mới mà toàn phá phách để kiếm lợi nhuận 😃
bernerasu
TÍCH CỰC
9 năm
rồi virus bị biến tính, ròi sẽ có như "i'm Legend" như "world war Z"

sợ lắm
@bernerasu Thứ tôi cần là vac-xin HIV đặc chủng , de làm gì các bac bik nhiều rồi đấy..😁
@lapduong nó lòi ra bệnh khác nữa cũng thế à
Vắc xin hay thuốc muốn an toàn cho con người thì phải thử nghiệm trên động vật. Vậy mà cái tụi annimal rights nó đòi cấm. Không hiểu chúng nó có nghĩ đến hàng triệu người có thể được cứu sống không?
vitxiem02
TÍCH CỰC
9 năm
Cuối cùng cũng tìm ra vacxin chống Virus Ebola, dù còn một số chủng khác vẫn chưa tìm ra được, hy vọng sẽ tống khứ nốt bọn Ebola nguy hiểm này khỏi xã hội
Cơ mà lâu rùi ko nghe update thông tin về dịch cúm Ebola nữa, có vẻ cùi rồi nên không sợ lở chẳng 😁
bye bye ebola. tks My @@
mankichi158
ĐẠI BÀNG
9 năm
hay quá
Không thể vui hơn với tin này. Cố gắng có vaccine HIV/ AIDS nào
God bless American !!
Capetown
ĐẠI BÀNG
9 năm
Tuyệt vời
so sanh vn với mỹ chẵn khác nào đem con nhà nghèo so với con nhà giàu, nhà nghèo lo cơm ăn đủ 3 bưa là mưng rồi. dau có dư tiền mà đi học piano hay đánh tennis, nên đưng hỏi tại sao con nhà nghèo cũng có tay có chân mà sao không biết máy cái đó.
dash.oad
ĐẠI BÀNG
9 năm
Hic, lo sợ về các loại virus >_<
hwman
ĐẠI BÀNG
9 năm
VN cần gì phải nghiên cứu, hàng ngày ăn đủ các loại chất độc trong thức ăn, môi trường sống ô nhiễm nên người VN đều có sức đề kháng cực cao do lâu dần thành quen. Virus với vi khuẩn gặp môi trường VN đã ngắc ngoải vào cơ thể người VN lại càng khổ sở hơn sống sao nổi.
Vậy nên bọn Mỹ ăn sạch uống sạch quen rồi, động tý bẩn là chết mới phải nghiên cứu thuốc chữa bệnh nhé, nói rộng hơn tại sao VN không cần nghiên cứu vì ta có giai cấp vô sản lãnh đạo, chủ trương đi tắt đón đầu, cho chúng nó nghiên cứu rồi ta dùng 😁, nước ta nghiên cứu nghị quyết với chăm lo thuốc thang sao cho bọn tư bản giãy chết là đủ việc rồi.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019