Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


Phát triển thành công vật liệu hấp thụ CO2 không độc, giá rẻ, hiệu năng cao

uhraman
25/9/2012 15:46Phản hồi: 47
Phát triển thành công vật liệu hấp thụ CO2 không độc, giá rẻ, hiệu năng cao
science.jpg

Bắt giữ và lưu trữ Carbon (Carbon capture and storage - CCS) là một công nghệ mới dùng để làm giảm tác hại của khí CO2 phát ra từ các loại nhiên liệu hóa thạch bằng cách tách lọc khí CO2, chuyển vận, và sau đó chôn chúng xuống đất để cách ly khỏi bầu khí quyển. Quy trình có lẽ nghe hơi lạ đối với mọi người, đúng là thế, bởi vì đây là một khái niệm mới và đang được phát triển trong hơn chục năm trở lại mà thôi. Tin vui là tháng 9 vừa qua, kỹ thuật bắt giữ và lưu trữ carbon đã có một bước tiến lớn khi một nhóm các nhà nghiên cứu thông báo họ đã thành công trong việc tạo ra một loại vật liệu mới giá rẻ, không có độc chất và có hiệu suất hấp thụ CO2 lên đến hơn 90% trong điều kiện thực tế, rất thích hợp để thay thế loại vật liệu cũ dùng trong CCS trước đó. Phát minh này mở ra tiềm năng triển khai trên diện rộng các dự án sử dụng kỹ thuật CCS để giảm hiệu ứng nhà kính và giữ trong sạch môi trường với chi phí thấp trong tương lai gần.

Phát triển bởi các chuyên gia tại Đại Học Nottingham, Đại Học Oxford, và Đại Học Peking, loại vật liệu mới mang tên NOTT-300 được chế tạo từ muối nitrat nhôm, vật liệu hữu cơ rẻ tiền và nước. Một trong những ưu điểm của NOTT-300 là chúng yêu cầu ít năng lượng hơn để giải phóng khí CO2 đã bắt giữ so với loại vật liệu truyền thống dùng trong CCS trước đó. Không chỉ tiết kiệm năng lượng hơn, đặc điểm không độc hại và rẻ tiền hơn nhiều của vật liệu mới khiến nó trở thành ứng viên tiềm tàng thay thế loại vật liệu cũ dựa trên amoniac vốn đắt đỏ, tốn năng lượng và gây độc.

Về khả năng hấp thụ của NOTT-300, các nhà khoa học cho biết chúng có thể bắt giữ với hiệu suất lên đến gần 100% khí CO2 trong các thí nghiệm. Mặc dù trong điều kiện thực, hiệu suất này có thể thấp hơn tuy nhiên nó vẫn có thể đạt trên 90%, một giá trị cần thiết cho khả năng ứng dụng thực tế của vật liệu hấp thụ trong CCS.

Không chỉ có khả năng hấp thụ CO2, NOTT-300 còn có khả năng bắt giữ các khí độc hại khác, bao gồm cả khí SO2 trong hỗn hợp, trong khi vẫn cho các khí khác như hyđrô, mê than, ni tơ, và ô xy đi qua. Tuy nhiên, loại vật liệu mới này hiện tại vẫn chưa thật hoàn hảo. Cụ thể, các nhà khoa học cho biết nó cũng hấp thụ cả hơi nước và do đó gián tiếp làm giảm hiệu suất bắt giữ CO2. Các nhà khoa học cho biết họ đang nghiên cứu để có thể loại bỏ nhược điểm này trong thời gian tới.

Về ứng dụng, bên cạnh sử dụng trong CCS, Martin Schroeder, trưởng nhóm nghiên cứu, cũng cho biết NOTT-300 có thể được dùng trong tinh lọc khí đốt tự nhiên, bởi lẽ khí đốt tự nhiên thường chứa khoảng 10% tạp chất CO2, và tất nhiên phần CO2 đó cần phải loại bỏ trước khi đưa sản phẩm đến với người dùng.

Khi được hỏi về triển vọng thương mại hóa, nhóm nghiên cứu cho biết họ đang làm việc với các công ty liên quan đến công nghệ CCS để đưa vật liệu mới sớm có mặt trên thị trường. Còn hiện tại, bản thân nghiên cứu đã được chấp nhận xuất bản trên tạp chí Nature Chemistry, các bạn quan tâm có thể tìm đọc thêm.
Nguồn: Reuters, TheEngineer
47 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Cái này là nhốt CO2 hay là hòa tan CO2 thế nhệ. Nếu nhốt rồi cất ở đâu. Hòa tan để cho kết quả chất khác thì k biết có ô nhiễm k. CO2 bền thế nên để phá nó ra cũng hao công đới 😁
tgquan67
ĐẠI BÀNG
12 năm
@baotuan Chôn xuống đất mà bạn, biết đâu vài triệu năm nữa đào lên lại thành than hoặc dầu :D
largotuan
ĐẠI BÀNG
12 năm
Nước mình đang rất cần áp dụng những phát minh như thế này!
@largotuan Nước nào cũng thế bạn ơi =='...đâu phải chỉ có mình VN dùng nguyên liệu hóa thạch đâu =='
@largotuan Đúng là như thế
công nghệ này thật tuyệt,giảm được ô nhiễm không khí mang lại bầu không khí trong lành hơn, nhưng em băn khoăn không biết cho đến khi chết công nghệ này đã được áp dụng ở VN chưa. Hiện nay em thấy các thành phố lớn, đặc biệt là Hà Nội đã rất là ô nhiễm rồi.Nếu không vì công việc và cuộc sống có lẽ không ai muốn sống ở HN
bicooclee
ĐẠI BÀNG
12 năm
@kien_2210 LIKE NẶNG !
Thanh COC
TÍCH CỰC
12 năm
Hàng ngày e vẫn chuyển đều đặn 1 lượng khổng lồ ôxi thành cacbonđiôxít 😁
chôn xuống đất thì sao ko tái tạo thành đất luôn nhỉ? vd thằng Nhật hằng năm nó tốn cả triệu để xây dựng thêm các "đảo" nhân tạo. h có cái này thì khỏe re 1 mũi tên bắn 2 con nhạn.
Còn nếu ko đc thì cứ ném nó hết lên tên lửa rồi cho bay 1 vòng ra thái dương hệ =)) =>đùa thôi
mà sợ có ô nhiễm môi trường đất ko nhỉ?
@khoado93 Khí CO2 làm sao mà biến thành đảo dc đồng chí. Có phải chất rắn đâu. Hay ý đồng chí hòa tan CO2 với cái chất gì đó để nó thành chất rắn? Đôi khi sản phẩm phản ứng này là chất độc hại đấy, nếu đổ ra thành đảo ai mà ở dc =))
@khoado93 nếu bạn có học hóa thì bạn sẽ biết là CO2 không thể chuyển hóa thành đất, thầy mình trước đây có nói muốn nhốt CO2 thì trồng cây hấp thụ CO2 sau đó đốn các cây đó chế biến thành các món đồ gỗ dùng trong gia đình.
@kiddylan1989 Mình chỉ đưa ra sáng kiến ;)
thangmt88
ĐẠI BÀNG
12 năm
hoan hô. Hi vọng các nhà khoa học sẽ thành công, con người sẽ bớt nỗi lo với biến đổi khí hậu 😔 .
Bệnh tai mủi họng sẽ giảm bớt
Nếu áp dụng kỹ thuật này
Nhưng giải pháp chôn xuống đất liệu có an toàn ko?
Hay sẽ thẩm thấu xuống mạch nước ngầm
Sủ dụng có khi còn bị chết sớm hơn.
@jack93 Co2 hầu như không tan trong nước bác ạ, chỉ sợ chính cái vật liệu kia nó độc hại thôi
hay quá, bao h có vật liệu này, mua về đem dán khắp nhà, thế là lúc nào cũng có không khí trong lành trong phòng 😆
cái này cực cần cho Việt Nam.
trồng cây gây rừng có khi tốt hơn đây.
Tạo điều kiện công nghiệp thế giới càng phát triển mà ko ô nhiễm môi trường 😃 Có máy lọc sông lọc biển nữa thì hay =))
shocolas
ĐẠI BÀNG
12 năm
Quan trọng các nhà máy công nghiệp có chịu mua vế để hấp thụ khí thải ko? Hay sợ đôn chi phí sản xuất! Như ở VN nội lọc nước cũng ko thực hiện và thải đầy ra sông!
Dad-uaD
ĐẠI BÀNG
12 năm
nghe thì tốt thiệt nhưng không biết có ai làm không nữa 😔
(A gọi điện thoại cho B)
A: ê mày đang làm gì vậy ?
B: chẳng làm gì cả,tao đang điều chế CO2 từ Oxi
A: kinh thế mậy,nhưng mày làm thế chi vậy ?
B: để thở
A: 😔 (té ghế)
Phải ứng dụng vào thực tế càng nhanh càng tốt
Công nghệ này thì còn lâu mới được áp dụng ở Việt Nam. Với nước nghèo như chúng ta thì nên áp dụng các công nghệ xử lý khí độc hại như SO2, NOx... trước đã. Đa số các tiểu chuẩn về ô nhiễm không khí thường không đề cập đến CO2 đâu.
Dán 1 miếng sau ống bô xe máy hay xe hơi thì hay nhỉ.
kyminhchau
ĐẠI BÀNG
12 năm
Chỉ cần có luật bắt bộc sử dụng vật liệu này thì các nhà máy phải đưa vào áp dụng thui.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019