Quá khứ, hiện tại và tương lai của ASUS qua lời kể của chủ tịch Jonney Shih

Duy Luân
16/8/2015 22:28Phản hồi: 117
Quá khứ, hiện tại và tương lai của ASUS qua lời kể của chủ tịch Jonney Shih
asus-jerry-shen-jonney-shih-jonathan-tsang.jpg
Từ trái sang: Jerry Shen - CEO ASUS, Jonney Shih - chủ tịch và Jonathan Tsang - phó chủ tịch kiêm tổng giám đốc

26 năm là độ tuổi của ASUS. Trong 26 năm qua, hãng đã gặt hái được nhiều thành công, từ lúc chỉ là một cái xưởng nhỏ làm bo mạch chủ trở thành một công ty lớn với đa dạng các mặt hàng, trải dài từ máy tính cho đến điện thoại. Và để hiểu rõ hơn về hành trình phát triển này, chủ tịch Jonney Shih của ASUS sẽ kể cho chúng ta nghe câu chuyện thú vị về những khó khăn vào ngày đầu thành lập công ty, cách mà ASUS suy nghĩ về việc làm hài lòng khách hàng, sự quan trọng của thiết kế đối với sản phẩm và những dự án đầy tham vọng về robot mà hãng đang nghiên cứu.

"Namaste!"

Đây là cách mà chủ tịch ASUS, ông Jonney Shih, chúc mừng 2000 fan tại sự kiện ZenFestival vừa diễn ra ở New Delhi, Ấn Độ hồi tuần trước. Ngoài ra ông còn vui vẻ giao lưu với những người dùng của mình trong lúc đang trình diễn những tính năng của các sản phẩm Asus. Và cũng chính người đàn ông vui tính năng đã đưa Asus từ một công ty chuyên làm bo mạch chủ trở thành một hãng sản xuất smartphone. Chính vì thế, không còn ai thích hợp hơn Shih trong việc kể cho chúng ta nghe về hành trình của ông với ASUS trong 26 năm qua và hướng đi của hãng trong thời gian sắp tới.

Từ Acer chuyển thành ASUS


ASUS được sáng lập bởi T.H. Tung, Ted Hsu, Wayne Tsiah và M.T. Liao vào tháng 4 năm 1989. Lúc đầu Shih không nằm trong đội ngũ sáng lập, tuy nhiên ông vẫn đóng một vai trò rất quan trọng với công ty. Trong lúc nhẹ nhàng rót một ít nước trà, người đàn ông 62 tuổi này nói: "Để tôi kể cho các anh nghe về câu chuyện thực ra sao. Lúc đầu, 4 kĩ sư nói trên là những kĩ sư của tôi, và chúng tôi đã từng làm việc cho Acer. Tôi chịu trách nhiệm quản lý bộ phận nghiên cứu và phát triển của Acer trong thời gian khá lâu (12 năm). Rồi có một lần, khi đang ngồi ăn cùng nhau, chúng tôi mơ về việc xây dựng một công ty nhỏ nhưng vô cùng tốt đẹp. Tất cả họ đều chọn tôi làm người lãnh đạo".

Vào thời gian đó, Jonney Shih còn đang báo cáo cho Stan Shih - chủ tịch kiêm CEO của Acer. Hai người này tuy có cùng họ Shih nhưng không phải là họ hàng với nhau. Jonney xem Stan như là một người thầy, một người chỉ đường, thế nên ông mới đi hỏi Stan xem liệu ông có nên lập công ty mới hay không. Stan cố gắng thuyết phục Jonney ở lại bởi Acer khi đó chưa thực sự vững mạnh, phần lớn là vì những biến động của nền kinh tế Mỹ lúc bấy giờ. Thế nhưng Jonney vẫn quyết định sẽ ủng hộ 4 kĩ sư của ông bằng cách đóng góp 60% số tiền vào quỹ khởi nghiệp, và Stan cũng đồng ý.

asus-1989.jpg
Đây là Asus trong năm đầu tiên, chỉ là một xưởng nhỏ

Không có sự chỉ dẫn trực tiếp của Jonney Shih, 4 đồng sáng lập ASUS vẫn có thể đạt được nhiều thành quả lớn. Trong năm thứ hai đi vào hoạt động, công ty nhỏ bé này đã đánh bại các đối thủ nội địa Đài Loan để ra mắt bo mạch chủ hỗ trợ CPU Intel 486 vào cùng lúc với IBM. Nhưng khác với IBM, ASUS làm ra mainboard này trong bối cảnh không cầm được bản thử nghiệm của Intel 486, họ chỉ dựa vào thiết kế của con CPU trước đó để tạo ra bo mạch mới. Intel khi đó đã ấn tượng đến mức cấp phép cho ASUS được thử trước các vi xử lý của mình, rồi sau đó hãng nhận được các hợp đồng sản xuất mainboard cho các công ty máy tính như Dell, HP và Sony.

Tua nhanh đến năm 1992: Jonney và Stan cuối cùng cũng giúp Acer đứng dậy, tuy nhiên tình hình của ASUS thì không được tốt như thế. Hãng vướng phải nhiều vấn đề liên quan đến chất lượng sản phẩm, kèm theo đó là sự thất thoát nhân lực mà cụ thể là những kĩ sư "thế hệ thứ hai". Jonney nhớ lại rằng ông từng vô tình thấy phòng thí nghiệm trống không của ASUS vào khoảng 5 giờ 30 chiều, và điều đó là một tín hiệu đáng lo ngại với một công ty khởi nghiệp đầy tham vọng. Ông cũng nhận thấy rằng những đồng sáng lập thường khó tìm được tiếng nói chung khi bàn về kĩ thuật lẫn kinh doanh, và họ thường đi tìm lời khuyên của ông.

Thế là Jonney lại một lần nữa xin phép Stan cho phép ông về với độ ASUS. Trong bối cảnh Acer đã phục hồi, Stan đồng ý với yêu cầu này, nhưng với điều kiện rằng Jonney phải nghỉ việc hoàn toàn trong nửa năm trước khi bắt đầu đi làm ở ASUS.

Rất nhanh sau khi về tiếp quản ASUS, Shih bắt đầu làm việc để tuyển dụng nhân tài cho công ty và đây không phải là chuyện dễ cho một công ty nhỏ như ASUS vào thời gian đầu. Ông tự mình cầm điện thoại gọi cho một danh sách những sinh viên mới tốt nghiệp mà ông có được từ Đại học Quốc gia Đài Loan (NTU) và thuyết phục rằng họ sẽ học được thêm rất nhiều nếu gia nhập ASUS.

May mắn cho Shih, hầu hết các ứng viên đều cảm thấy cảm động sau cuộc gọi của ông và họ quyết định sẽ đi làm cho ASUS. Và một trong những lý do mà Shih có thể chạm đến trái tim của họ là vì ông cũng là một kĩ sư. Tham vọng của ông cho khoa học công nghệ khi đó là vô tận và bây giờ vẫn thế. Shih thậm chí còn thành lập các lớp dạy học cho những kĩ sư phần mềm và kĩ sư điện tử của mình.

Quảng cáo



Những nền tảng cơ bản

Hiện tại ASUS có hơn 13.800 nhân lực, trong đó khoảng 6.000 người làm ở Đài Loan. Và mặc dù công ty đang tích cực đẩy mảnh nhiều mảng sản phẩm như laptop, tablet, all-in-one, smartphone, đồ họa... nhưng ASUS vẫn rất tích cực trong thị trường bo mạch chủ. Thực tế thì đầu năm nay, ASUS đã bán được mainboard thứ 500 triệu của hãng.

Cũng cần nói thêm rằng ASUS đã dừng sản xuất mainboard cho các hãng máy tính khác. Thay vào đó, công việc này được chuyển cho Pegatron, một công ty con của ASUS được thành lập năm 2008, để rồi cách đây hai năm công ty này đã tách ra riêng hoàn toàn. Hiện tại Pegatron nổi tiếng với vai trò nhà sản xuất iPhone, iPad, và tất nhiên, hãng vẫn làm nhiều thiết bị cho ASUS.

Shih tin rằng sẽ luôn có chỗ cho bo mạch chủ trong thị trường công nghệ hiện nay mặc cho laptop và tablet đang ngày một phổ biến hơn. Những người dùng quan tâm đến bo mạch chủ sẽ là những người dùng cao cấp. Từ góc nhìn của một người nghiên cứu và phát triển, mainboard là thứ cho phép các kĩ sư "quay về cội nguồn" và thử nghiệm những công nghệ mới nhất, để rồi tiếp tục đem những công nghệ đó áp dụng cho các sản phẩm khác. Cũng chính vì thế mà nằm ở trung tâm của trụ sở ASUS hiện tại là Zen Garden, một khu vườn với bố cục tương tự như một chiếc mainboard.

asus-jonney-shih-sean-maloney.jpg
Shih chụp hình cùng người bạn thân Sean Maloney, một cựu quan chức Intel. Maloney chính là người đã khai sinh ra dòng netbook EeePC của ASUS.

Shih tâm sự: "Tôi luôn hỏi các kĩ sư của tôi rằng khi anh cầm cái bo mạch chủ này lên, anh có cảm thấy sóng điện từ hay không? Nếu không thì quay lại đi." Đây hoàn toàn là một chuyện nghiêm tức. Ý của ông đó là các tín hiệu kĩ thuật số luôn có thể bị ảnh hưởng bởi nhiễu từ trường trong tự nhiên, và nếu một kĩ sư không hiểu về chuyện này thì Shih sẽ nói anh ta quay lại và "đọc lý thuyết từ trường 20 lần". Đây cũng là điều mà chính Shih cũng sẽ làm khi không rõ về vấn đề gì đó.

Quảng cáo



Shih tất nhiên biết rất rõ về khoa học và công nghệ. Sau từng ấy năm, ông vẫn tỏ ra đầy hứng thú khi nói về tích phân, phương trình Maxwell, các thiết kế vi mạch tốc độ cao, vật lý lượng tử và thậm chí cả thuyết tương đối. Nếu đây không phải là những bằng chứng của một tay mê công nghệ thực thụ thì chẳng còn gì có thể làm bằng chứng cả.

ASUS-M6F-P5.jpg

Khi thiết kế kết hợp với kĩ thuật


Điều khiến Shih trở nên khác biệt so với nhiều kĩ sư khác đó là ông rất thích nghệ thuật cổ điển, và điều đó đã góp phần về tính cầu toàn của ông. Ông từng đi theo học bộ môn thư pháp với ông nội của mình, một nghệ thuật cần luyện tập thường xuyên để đạt được sự tiến bộ. Shis cũng là fan của nhạc Mozart, và trong suy nghĩ của ông thì nhà soạn nhạc này không thật sự nổi bật cho đến bài "Piano Concerto số 7". Ông nói: "Ngay cả một thiên tài cũng cần luyện tập ít nhất 10.000 giờ". Tinh thần đó cũng được Shih truyền đạt lại cho đội ngũ của mình: cứ luyện tập thật nhiều cho đến khi nào bạn thật sự hiểu về công việc của mình.

Nhưng không phải ai cũng có trở thành nghệ sĩ, như lời một số kĩ sư từng thú nhận với Shih. Ông nói rằng đôi khi, họ quá chú tâm vào việc tìm lỗi của sản phẩm và không hiểu vì sao nó không bán tốt. Để khai thác hết tiềm năng của những đồng nghiệp này, Shih lập ra lớp học bắt buộc về "design thinking". Phương pháp luận này không mới trong ngành thiết kế, nó liên quan đến việc các nhà phát triển phải đặt mình vào vị trí của người dùng, phải nghĩ rộng ra, đa chiều, và phải tìm được sự cân bằng giữa ý tưởng với giới hạn tài chính và kĩ thuật. Bằng cách đó, sản phẩm có xu hướng được người dùng ưa chuộng hơn.

[​IMG]

Shih nghĩ rằng ZenFone 2 là một ví dụ tốt về "design thinking". Giá của máy rất hấp dẫn, nhưng vẫn mang trong mình nhiều công nghệ ấn tượng. Cộng thêm vẻ ngoài đẹp và chắc chắn mặc dù máy chỉ được làm từ nhựa. Và kết quả không ngoài dự đoán, ASUS đạt được một số thành công nhất định. Theo công ty nghiên cứu BCN, ASUS đứng đầu trong thị trường smartphone không hợp đồng ở Nhật trong nửa đầu năm 2015 với thị phần 29,6%. Cụ thể hơn, ZenFone 2 được đánh giá là điện thoại phổ biến thứ 3 tại Nhật hồi tháng 7 năm nay, chỉ sau hai tháng cập bến thị trường này.

Trong khi đó, ở phía bên kia Trái Đất, ZenFone 2 là sản phẩm bán chạy nhất và nhì trên cửa hàng Amazon tại Ý và Mỹ (tính đến thời điểm bài viết được viết, và Amazon cập nhật danh sách của mình theo giờ). Trong thời gian tới, ASUS kỳ vọng sẽ giao được khoảng 25 triệu máy trong năm nay, mặc dù Shih không xác nhận liệu chiếc PadFone thuộc phân khúc cao cấp có được tính vào hay không.

Nhưng liệu ASUS có thể đánh bại những thương hiệu smartphone khác đang nổi, như Xiaomi, OnePlus hay Huawei? Shih nói rằng chắc chắn người dùng sẽ bị thu hút bởi sản phẩm nào có giá và hiệu năng tốt, và công ty ông buộc phải chấp nhận rủi ro của xu hướng di động nếu không muốn bị đào thải. Thứ cơ bản nhất mà nhóm của ông có thể làm đó là tập trung vào sự hài lòng của người dùng.

Tương lai: công nghệ robot và hơn thế nữa


Tại triển lãm Computex 2015 vừa rồi, ASUS đã công bố kế hoạch gia nhập thị trường ngôi nhà thông minh, trong đó bao gồm cửa, thiết bị báo động, đồ gia dụng thông minh và camera internet. Nhưng chắc chắn công ty không chỉ dừng lại ở đây. Shih cho hay ASUS có một phòng thí nghiệm bí mật gọi là "Da Vinci Lab" và họ đang làm việc để đưa ra các giải pháp về big data và robot. Theo ông, big data và công nghệ robot sẽ là cuộc cách mạng thứ ba trong lĩnh vực công nghệ thông tin.

Những gì đang diễn ra trong Da Vinci Lab thì hoàn toàn bí mật, nhưng vị trí của nó thì không. Theo trang OpenStreetMap, trên con đường đặt trụ sở ASUS, nếu đi từ cổng chính và rẻ trái thì sẽ có một cửa hàng tiện lợi. Và nếu đi bằng cửa sau của cửa hàng này thì bạn sẽ bước vào phòng thí nghiệm nói trên. Đây cũng là nơi mà ASUS sáng tạo ra chiếc laptop có mùi, chiếc tablet đầu tiên của công ty cũng như công nghệ PixelMaster đang dùng trên ZenFone để tăng độ nhạy sáng cho camera. Ngoài ra, Da Vinci Lab còn nghiên cứu về thuật toán xử lý ngôn ngữ tự nhiên nữa.

Shih tiết lộ thêm rằng bản thân ông đang lãnh đạo một dự án về robot và tự động hóa. Mục tiêu là tạo ra được một cỗ máy có thể tương tác với con người. Có thể là ngay trong năm sau chúng ta sẽ được thấy nó thôi, nếu ASUS giữ được tiến độ "vô cùng tích cực" như hiện nay, Shih cho hay.

Với tham vọng lớn và những thành tựu gần đây, ASUS đang là điểm sáng trái ngược với các đối thủ nội địa của mình: HTC hiện đang xuống dốc ở mảng di động, Acer thì đang gặp khó khăn sau đợt tái cấu trúc, còn Gigabyte thì đã ngừng hoạt động của mảng smartphone tính đến cuối tháng 7. Theo góc nhìn của Shih, nhiều hãng PC Đài Loan phụ thuộc quá nhiều về đế chế Wintel (Intel + Windows), và họ chỉ chăm chăm vào việc tăng cấu hình. Cách duy nhất để thoát khỏi tình cảnh hiện tại đó là họ phải tự nâng cấp mình về mọi mặt. Shih còn nói thêm, kèm một cái nhăn mặt: "Không được gian lận".
117 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

từng bước đi rất vững chắc
Cá nhân mình thấy asus rất có tương lại, đặc biệt trong lĩnh vực laptop
@lenamdn89 latop của Asus ngoài giá rẻ còn đâu có bền như Dell hay Hp đâu bác
vupicaso
TÍCH CỰC
9 năm
Cty nào cũng có thăng trầm trong sự phát triển của mình
@vupicaso em thích avanta của bác
họ giỏi quá, khâm phục!
chừng nào ASUS mới lấn sân sang điện thoại cao cấp đây 😁 :D
robot thì còn xa vời quá
destjny87
TÍCH CỰC
9 năm
@NHNQ Đã có sản phẩm ở mảng cao cấp , nhìn qua thì trông khá cao cấp , tuy nhiên khi dùng rồi thì ko đc cao cấp cho lắm
thpxken
TÍCH CỰC
9 năm
Dòng zen ngày càng hấp dẫn đặt biệt về giá
Navigator
ĐẠI BÀNG
9 năm
Chỉ đơn giản là giỏi. Ước gì chúng ta cũng có những bước đi, tầm nhìn và chiến lược phát triển như vậy...
kucakon
ĐẠI BÀNG
9 năm
tách ra từ Acer và giờ đã tốt hơn Acer
thật khâm phục Asus
chien_tkw
ĐẠI BÀNG
9 năm
@kucakon Kĩ sư của acer và ceo acer góp vốn ko có nghĩa là asus thuộc acer đâu bạn. Vì họ thành lập cty độc lập không liên quan đến acer
ilove Asus
ĐẠI BÀNG
9 năm
Thần tượng của em 😁
nissangtr
ĐẠI BÀNG
9 năm
Đáng để học hỏi.
minhduchp
ĐẠI BÀNG
9 năm
Với cái chết của Sony Vaio thì mình nghĩ Asus hiện đang đứng đầu về Laptop tại thị trường VN rồi (ý kiến cá nhân)
@minhduchp Sony Vaio từng đúng đầu thị trường VN à bạn???
cuong642
TÍCH CỰC
9 năm
@minhduchp mình nghĩ là Dell.
minhduchp
ĐẠI BÀNG
9 năm
@thanh_nhan minh ko nói nó đứng đầu nhưng nó cạnh tranh gay gắt vs ASus thì trong tâm trí đa số ng dùng Việt Nam! nó luôn ở chiếu trên
@thanh_nhan Nhớ không nhầm thì hồi đầu 2007 đến 2008 khi còn bán HP Refac thì HP mới là số 1 chứ ko phải Sony Vaio... 😁
Stuart
TÍCH CỰC
9 năm
Ko ưa Asus. Vì có xài sản phẩm nào từ Asus đâu mà ưa.
Mình xài cái laptop x82 từ 2009 tới giờ chỉ thay mỗi pin CMOS.
Có ai biết địa chỉ tin cậy bán dòng zenbook cho mình xin nhé, xin cám ơn!
Rij
TÍCH CỰC
9 năm
Sản phẩm của asus tốt trong tầm giá nhưng có nhược điểm là tỉ lệ hư linh kiện sau khi hết tg bảo hành là cao so với mấy hãng khác. Chỉ cần khắc phục đc điểm đó là có thể phát triển hơn nữa.
fu09fjtnhj
TÍCH CỰC
9 năm
ko ưa asus , mặc dù nó cũng tốt thôi, nhưng chỉ vì cái tên. cái tên hơi bị lai khựa,
ilove Asus
ĐẠI BÀNG
9 năm
@fu09fjtnhj Đang nói nguồn gốc tên công ty cơ mà , tự nhiên xoay sang quốc tịch làm gì 😁
Dù bạn có không thích nhưng Đài Loan vẫn đang là nơi dẫn dắt công nghệ thông tin của châu Á và thế giới trong những năm qua .
@fu09fjtnhj Nhìn lại tên nick của mình đi
@fu09fjtnhj pegASUS
fu09fjtnhj
TÍCH CỰC
9 năm
@tinhyeuhoanhao92 Tên nick của tui lm sao. Chứa từ cấm ở dđ à.
quyve1993
ĐẠI BÀNG
9 năm
Những bài học không tồn tại trên giáo trình 😃
Nếu thầy cô giáo kinh tế của bạn không phải là triệu phú thì có thể dạy cho bạn những gì ?
Customer Service Asus kém hơn Dell, Toshiba nhiều lắm.
cuong642
TÍCH CỰC
9 năm
@hhd357 làm gì có như nhau bác, lên thử sony hoặc acer đi. nó ra cho cả đống nhé, còn asus giờ ko biết sao, chứ trước muốn tải đc driver của nó cũng mỏi mắt
@khongcnten_2007 Ta nói biết thì nói ko biết thì dựa cột mà nghe, Customer Service Asus rất tốt và rất hài lòng với tất cả khách hàng từ VN đến Mỹ nhé.:eek::eek::eek::eek:
@huynh thuy Bạn nhận service từ Dell, Toshiba chưa. Khách hàng phàn nàn ở Bestbuy là có nhân viên liên lạc liền. Đó là lý do tại sao Dell, HP, Apple đứng top. Toshiba tech support khá good nhưng mấy điểm kia yếu nên đứng dưới.

http://blog.laptopmag.com/laptop-brand-ratings

Mình mua Dell 3 lần. Lần hư cái gì không biết đem tới nó sửa 3, 4 lần không được nó cho người tới tận nhà sửa và xin lỗi mình. Có lần cài win mà laptop không có đĩa mình yêu cầu nó gửi USB về mình cài. Nó gửi overnight chỉ trong một ngày là tới nhà mình không tính phí gì cả. Vì thế máy Dell (latitude) hay Apple khá chát do vậy đó.
@khongcnten_2007 BÁc nói sao chứ mình vừa bảo hành con ROG G74SX thay màn hình. Nó gọi điện tận tình, kêu tháo ổ cứng để đem về phòng mất trộm (dù nó chỉ giữ máy có 1 buổi để thay màn hình) nó cũng tháo cho, về nhà chưa ngã lưng là nó gọi báo xong rồi có thể lên lấy về.
duongtrandl
ĐẠI BÀNG
9 năm
Thích nhất câu cuối "Không dc gian lận" đơn giản ai cũng hiểu nhưng rất khó thực hiện hoặc cương quyết ko thực hiện ;) các cty công nghệ VN cứ nói sẽ vươn ra biển lớn..bla..bla.. thì có lẽ nên bất đầu từ bài học này 😃

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019