Robot Opportunity (Sao Hỏa) đang bị chứng mất trí nhớ

Nam Air
31/12/2014 5:23Phản hồi: 100
Robot Opportunity (Sao Hỏa) đang bị chứng mất trí nhớ
opportunity.jpg
Robot khám phá sao Hoả Opportunity của NASA đã ở trên đó và làm việc hơn 10 năm - một sứ mệnh mà theo dự kiến ban đầu là chỉ kéo dài 90 ngày. Nó đã trải qua gần 4 ngàn ngày trên sao Hoả, từ từ di chuyển từ mục tiêu này sang mục tiêu khác, khám phá các miệng núi lửa, các thiên thạch, những tảng đá hình thù kỳ lạ, và tìm kiếm các bằng chứng về hoạt động của nước trong quá khứ (mời bạn đọc bài thêm bài Tàu tự hành Opportunity và 9 năm trên sao Hoả - hay lắm). Gần đây Opportunity đang gặp trục trặc với bộ nhớ của mình, cụ thể là chứng "mất trí nhớ"

Chứng này xảy ra không phải do điều kiện khắc nghiệt ở Sao Hỏa, mà do Opportunity sử dụng bộ nhớ Flash.

Bộ nhớ trong robot này có 2 loại, 1 loại là "volatile" - nó giống như RAM trong máy tính, những dữ liệu ghi vào đây sẽ bị xóa mỗi khi robot tắt máy đi ngủ. Loại bộ nhớ kia của Opportunity là "non-volatile" - tương tự như ổ cứng của chúng ta, tắt máy mở lại vẫn không mất, những dữ liệu quan trọng sẽ được ghi vào đây, ví dụ như vị trí hiện tại của robot, các đo đạc tính toán vv và vv. Bộ nhớ "non-volatile" này cũng giống như các thiết bị lưu trữ khác, nó có giới hạn số lần đọc và ghi, khi ta đọc và ghi càng nhiều lần, nó càng xuống cấp và hư hỏng dần.

Bộ nhớ "non-volatile" của Opportunity đang xuống cấp và robot thường xuyên không thể truy cập và ghi lại các dữ liệu quan trọng, khi không ghi được vào bộ nhớ non-volatile, nó sẽ ghi vào phần volatile, và phần này khi robot đi ngủ thì sẽ bị xóa mất, kết quả là khi robot thức dậy thì nó không "nhớ", không biết được mình đã làm gì và sẽ làm gì. Opportunity thường phải ngủ để sạc pin vài ngày một lần, việc mất bộ nhớ này được NASA ghi vào hồ sơ là "chứng mất trí nhớ"

NASA đang cố gắng giảm thiểu thiệt hại của việc mất trí nhớ này bằng cách truyền các dữ liệu quan trọng của Opportunity lên tàu Mars Odyssey đang là vệ tinh bay trong quỹ đạo với Sao Hoả (nghe giống phim khoa học viễn tưởng quá trời, mình đọc tới đoạn này và nổi da gà khi nghĩ tới cảnh con robot ở dưới đất cố truyền dữ liệu lên một tàu đang bay trên trời, và điều đó đang diễn ra cách trái đất hơn 54 triệu Km!)

Tin tốt là Opportunity có 7 ổ lưu trữ, và hình như chỉ có 1 trong 7 cái này bị hư, họ đang tìm cách lập trình để robot chỉ dùng 6 ổ kia thôi, loại bỏ ổ hư ra khỏi quy trình làm việc. Nếu thành công thì robot tự hành này sẽ tiếp tục công cuộc khám phá Sao Hoả cho đến khi nó hư hỏng hoàn toàn. Opportunity là một robot tốt, nó hoàn thành công việc được giao chỉ trong 90 ngày sau khi đáp lên Sao Hoả, tất cả những nghiên cứu sau đó đều nằm ngoài dự định ban đầu. Tổng quãng đường nó đi được trên đó là hơn 42Km, quãng đường xa nhất chúng ta đã đi được bằng 1 robot ở một nơi ngoài trái đất này.


Ngày 07/07/2003, tại bãi phóng Launch Complex 17-B, Cape Canaveral, Florida, tên lửa Delta II Heavy đã được phóng đi mang theo tàu tự hành Opportunity hướng đến sao Hoả.

http://cdn.theatlantic.com/static/infocus/mars020813/s_m05_02898493.jpg
Vào ngày Opportunity đáp xuống sao Hoả - 202 ngày sau khi nó được phóng đi – Pete Theisinger, giám đốc dự án, và Jennifer Trosper, giám đốc sứ mệnh tàu Spirit nghiên cứu bề mặt sao Hoả, tỏ thái độ vui mừng sau khi nhận được những hình ảnh đầu tiên gửi về từ tàu tự hành Opportunity của NASA.

http://cdn.theatlantic.com/static/infocus/mars020813/s_m07_PIA05152.jpg
Bên trong một miệng núi lửa bao quanh tàu tự hành Opportunity tại thung lũng Meridiani Planum trên sao Hoả trong bức ảnh màu được chụp bằng hệ thống chụp ảnh panaroma trên tàu Opportunity, 24/01/2004. Sự xáo trộn của mặt đất là do túi khí được dùng để hạ cánh. Túi khí sau đó đã xẹp và nhìn thấy ở phía dưới tấm hình.

http://cdn.theatlantic.com/static/infocus/mars020813/s_m08_27029937.jpg
Ảnh này được chụp bằng hệ thống camera xác định nguy hiểm phía trước của tàu Opportunity, cho thấy một góc nhìn rộng trong miệng núi lửa Victoria.

http://cdn.theatlantic.com/static/infocus/mars020813/s_m09_2662L2M1.jpg

Quảng cáo


Hoàng hôn trên sao Hoả, ảnh chụp bởi hệ thống Left Panaroma Camera của tàu Opportunity, vào Sol 20 (ngày thứ 20 trên sao Hoả).

http://cdn.theatlantic.com/static/infocus/mars020813/s_m10_31017626.jpg
Opportunity chụp ảnh chiếc bóng của chính nó trên bề mặt sao Hoả, 26/07/2004.

http://cdn.theatlantic.com/static/infocus/mars020813/s_m11_07019379.jpg
Một bức ảnh do tàu Opportunity chụp vào 07/10/2004, cho thấy một tảng đá lạ bề mặt nổi cục được đặt tên là Wopmay nằm ở phần sườn thấp của miệng núi lửa Endurance.

http://cdn.theatlantic.com/static/infocus/mars020813/s_m12_0RTRCKSC.jpg
Ảnh chụp cận cảnh mặt đất trên sao Hoả với những viên đá hình tròn nằm gần một phần của núi đá ở thung lũng Meridiani Planum gọi là Stone Mountain, 12/02/2004. Các nhà khoa học đã nghiên cứu về hình dạng của những viên đá này nhằm tìm ra những đầu mối về sự hình thành đất trên sao Hoả.

http://cdn.theatlantic.com/static/infocus/mars020813/s_m13_14018164.jpg
Các đám mây xuất hiện trên bầu trời sao Hoả trên miệng núi lửa Endurance chụp bởi hệ thống camera định vị của tàu Opportunity vào lúc 9h30 sáng ngày thứ 290 tàu Opportunity trên sao Hoả (16/11/2004). Các đám mây này là một phần của đám mây lớn hình thành gần xích đạo khi sao Hoả bay gần điểm xa mặt trời nhất trong quỹ đạo của nó.

http://cdn.theatlantic.com/static/infocus/mars020813/s_m14_PIA05460.jpg
Bức ảnh được chụp bởi hệ thống chụp ảnh panorama trên tàu Opportunity cho thấy hệ thống hạ cánh đã xì hết hơi, trên thung lũng Meridiani Planum, sao Hoả, 27/02/2004.

http://cdn.theatlantic.com/static/infocus/mars020813/s_m15_PIA07157.jpg
Opportunity chụp ảnh tấm chắn nhiệt của nó trong ngày thứ 325 trên sao Hoả (22/12/2004). Thành phần chính của tấm chắn nhiệt đã hoàn thành nhiệm vụ nằm ở bên trái. Một phần khác nằm ở giữa bên trên trong ảnh.

http://cdn.theatlantic.com/static/infocus/mars020813/s_m16_PIA07224.jpg
Những gì còn sót lại của tấm chắn nhiệt đã bảo vệ tàu Opportunity khỏi sức nóng hơn 1000 độ C khi nó tiến vào bầu khí quyển của sao Hoả. Tấm ảnh này được chụp vào ngày thứ 335 trên sao Hoả (02/01/2005).

http://cdn.theatlantic.com/static/infocus/mars020813/s_m17_06020083.jpg
Ảnh chụp cách đụn cát trên sao Hoả bởi tàu Opportunity, 06/08/2004. Các đụn cát ở tiền cảnh cao khoảng 1m.

http://cdn.theatlantic.com/static/infocus/mars020813/s_m18_81103766.jpg
Ảnh chụp một tảng đá có tên “Block Island”, viên đá thiên thạch lớn nhất đã được tìm thấy trên sao Hoả. Các phân tích về thành phần của “Block Island” khẳng định nó có chứa nhiều sắt và niken. Kích thước của viên đá này là khoảng 60cm ngang.

http://cdn.theatlantic.com/static/infocus/mars020813/s_m19_1P332460.jpg
Trận bão bụi đầu tiên tàu Opportunity quan sát được trên sao Hoả. Các trận gió lốc đã xuất hiện trong một bức ảnh chụp theo hướng định sẵn hàng ngày bởi hệ thống chụp ảnh panorama ngay sau một chuyến đi vào ngày thứ 2.301 trên sao Hoả, 15/07/2010.

http://cdn.theatlantic.com/static/infocus/mars020813/s_m20_PIA02696.jpg
Ảnh chụp vách đá “Payson” ở góc phía Tây của miệng núi lửa Erebus chụp ở ngày thứ 744 của tàu Opportunity trên sao Hoả (26/02/2006).

http://cdn.theatlantic.com/static/infocus/mars020813/s_m21_08050630.jpg
Tàu tự hành song sinh với Opportunity, Spirit, ngày thứ 1.227 trên sao Hoả. Spirit đã bị mắc kẹt ở một vũng đất mềm vào cuối năm 2009, và lần liệc lạc cuối cùng của nó với trái đất được gửi đi vào ngày 22/03/2010.

http://cdn.theatlantic.com/static/infocus/mars020813/s_m22_PIA06787.jpg
Ảnh chụp bởi tàu Opportunity cho thấy một mục tiêu có tên “Campbell” trên tảng đá “MacKenzie” ở miệng núi lửa Endurance. Opportunity đã đào một cái lỗ trên mục tiêu với công cụ mài mòn đá, sau đó chụp bức ảnh này với thiết bị thu ảnh hiển vi, vào ngày thứ 184 trên sao Hoả (30/07/2004). Bức ảnh ghép này có chiều rộng khoảng 6cm.

http://cdn.theatlantic.com/static/infocus/mars020813/s_m23_PIA08783.jpg
Tàu Opportunity tiến sát tới đỉnh hốc “Duck Bay” dọc theo mép miệng núi lửa Victoria trong ngày thứ 952 trên sao Hoả, và chụp được bức ảnh toàn cảnh của miệng núi lửa. Hệ thống camera định vị của Opportunity đã chụp một vài tấm và ghép lại được tấm ảnh bên trọng miệng núi lửa này. Phía xa của miệng núi lửa nằm cách tàu Opportunity khoảng 800m.

http://cdn.theatlantic.com/static/infocus/mars020813/s_m24_PIA10211.jpg
Một tấm ảnh của kết cấu đá ngang ở miệng núi lửa Victoria trên vách đá Cape St. Mary, với độ cao khoảng 15m nằm dọc theo mép phía Tây của miệng núi lửa Victoria, gần điểm bắt đầu khi tàu Opportunity đi khám phá vòng quanh. Các bức ảnh độ phân giải siêu cao này cho phép các nhà khoa học đưa ra nhận định rằng đã từng bị một bãi cát lớn di chuyển ngang qua những vách đá ở miệng núi lửa Victoria, tạo nên những vết hằn ngang như vậy.

http://cdn.theatlantic.com/static/infocus/mars020813/s_m25_PIA09692.jpg
Những vệt bánh xe để lại bởi tàu Opportunity khi nó đi quanh miệng núi lửa Victoria có thể nhìn thấy rõ ràng qua bức ảnh chụp bởi camera HiRISE trên vệ tinh Mars Reconnaissance của NASA, 28/06/2007.

http://cdn.theatlantic.com/static/infocus/mars020813/s_m26_08300784.jpg
Tàu Opportunity leo ra khỏi miệng núi lửa Victoria, 28/08/2008, theo con đường mà nó đã đi xuống cái hố lõm đường kính 800m này gần một năm về trước.

http://cdn.theatlantic.com/static/infocus/mars020813/s_m27_PIA10212.jpg
Ảnh chụp từ tàu Opportunity cho thấy vệt bánh xe để lại trên bề mặt sao Hoả. Opportunity đã đi theo một đường cong dài 15,8m trong ngày thứ 1.160 trên sao Hoả (29/04/2007). Đây là một bãi kiểm tra hệ thống định vị “Field D-star”, giúp tàu có thể lên một lộ trình dài tối ưu quanh bất cứ chướng ngại nào để có thể đi theo hướng an toàn nhất đến điểm định trước. Phía hậu cảnh là miệng núi lửa Victoria.

http://cdn.theatlantic.com/static/infocus/mars020813/s_m28_24010069.jpg
Opportunity chụp ảnh chiếc bóng của chính nó vào lúc chiều muộn ở phía Đông miệng núi lửa Endeavour trên sao Hoả.

http://cdn.theatlantic.com/static/infocus/mars020813/s_m29_RTR2V0T3.jpg
Ảnh chụp một mạch khoáng chất có tên “Homestake” bởi hệ thống Pancam (Panorama Camera) trên tàu Opportunity. Các mạch này rộng bằng cỡ ngón tay cái và dài 45cm. Oppoturnity đã phân tích nó vào tháng 11/2011 và phát hiện nó có chứa nhiều canxi và lưu huỳnh, có thể là thạch cao (canxi sulfat). “Homestake” nằm gần cạnh của đoạn “Cape York” trên vành miệng núi lửa Endeavour. Ảnh được thực hiện với màu gần như thực tế.

http://cdn.theatlantic.com/static/infocus/mars020813/s_m30_PIA16703.jpg
Khi tàu Opportunity đạt mốc 9 năm làm việc trên sao Hoả, nó đang khám phá ở khu vực Matijevic Hill, nhìn thấy trong bức ảnh chụp bởi hệ thống Pancam trên tàu. Opportunity hạ cánh xuống sao hoả vào ngày 25/01/2004. Điểm hạ cánh nằm cách vị trí hiện tại của tàu trên mép phía Tây của miệng núi lửa Endeavour khoảng 19km theo đường chim bay, hay khoảng 35,5km theo còn đường mà Opportunity đã đi.
Theo Discovery
100 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Bảo hành có 90 ngày mà dùng đc hơn 10 năm, hàng Mỹ mà như thế thì ai thèm nâng cấp cái mới nhỉ 😁

Giờ cho nó nghỉ hưu nghĩa là cắt liên lạc và ko sử dụng nó nữa, nó sẽ biến thành khối sắt vụn vô ích. Như vậy đồng nghĩa với việc giết chết nó chứ hưu trí nỗi gì 😆))
inhongthai2
ĐẠI BÀNG
9 năm
10 năm trên sao hỏa !!! Thật ấn tượng 😃
Con người, máy móc hoạt động liên tục thì cũng phải có lúc bị bào mòn, suy tàn... Hãy cho nó nghỉ hưu.
puppygoody
ĐẠI BÀNG
9 năm
@JerryKist Sai. Ở Mỹ, ai hoặc cái gì còn hoạt động được cho xã hội thì vẫn tiếp tục phục vụ vì xã hội. Giá trị lao động của họ rất cao.
Và đây là tin tốt cho chúng ta " Nasa cần tuyển 1 thím tình nguyện lên up Rom cho robot" thím nào xung phong giơ tay đi .
hd91cm
ĐẠI BÀNG
9 năm
@hongmaigallery Có đây, kỹ thuật máy tính và đang thất nghiệp. hahaha
Made in usb. Khác hẳn made in china
@phamthanhhieu178 Made in China là phải dư lày 😁 http://www.vietnamplus.vn/tau-ngam-trung-quoc-gap-su-co-ro-nuoc-gay-chap-dien-o-an-do-duong/298828.vnp
@phamthanhhieu178 USA và trong đầu nó có cái USB siêu khủng 😁
cugieo
TÍCH CỰC
9 năm
@phamthanhhieu178 Made in USA chứ không phải Made in USB nhé 😁
@JerryKist Quá ảo bác ạ
@tikcltilmctl1102 Mình viết nhầm
10 năm đi được 42Km ---> 1 năm đi được 4,2Km, 1 ngày đi được ~10m 😁 cơ mà năm ở đây chắc là tính năm trái đất chứ năm sao hỏa thì ....
@king_of_mar1311 Vì còn phải đào xới, phân tích, sạc pin, gửi dữ liệu...
Ai thích tìm hiểu kiến thức vũ trụ (đồng thời giải trí) thì nên đọc Space Brother (truyện tranh). Cực hay, rất nhiều kiến thức bổ ích mà vẫn siêu cuốn hút
10 năm trước, NASA đã dùng ổ SSD...
Hôm trước vừa tay bắt mặt mừng, đến hôm sau không biết là bạn hay thù nữa! Tương lai của trí não nhân tạo chắc cũng thế!
loveMQ
ĐẠI BÀNG
9 năm
@NVT_PCN Cái này thì ngoài đời con người cũng vậy mà, nay thân mai phản 😁
copy ,paste chuyện nhỏ ^^
Ngọc Ben
ĐẠI BÀNG
9 năm
Nhìn tội nghiệp vậy trời :3. Nêm đem nó về chôn cất :{
hien0609
ĐẠI BÀNG
9 năm
blackberry up rom nhiều lần liệu có mất trí ???
Mr.Fly
TÍCH CỰC
9 năm
@hien0609 z10 mới chết main đây. Nhọ hoặc do up rom cho lắm vào 😔
Hãy cho nó đi về, trên đó không có sự sống đâu
xuankage
TÍCH CỰC
9 năm
@tú tầu về? chắc bạn đang đùa
Robot cũng bị chứng Parkinson à?
@Toàn Thế Giới Bệnh an dây mơ nhé, pa kich xơn là bệnh rung tay ko kiểm soát
bt90
ĐẠI BÀNG
9 năm
Hàng Mĩ bền thật
mapu001
ĐẠI BÀNG
9 năm
đọc như đang đọc truyện viễn tưỡng... công nghệ ghê thật
packinson cmnr :p
Không biết có lúc nào nó gặp Curiosity ko nhỉ? 2 robot đại chiến rồi chụp tự sướng gửi về 😁
hoangemini
ĐẠI BÀNG
9 năm
@shinkt Đọc cmt của bác mà em cười lộn ruột :D
libieu
CAO CẤP
9 năm
@shinkt tớ thích suy nghĩ cũa bạn 😆)))
vietboy1
ĐẠI BÀNG
9 năm
Bỏ cái thán từ "hay lắm" đi. Nghe như đang dụ trẻ con ấy. Văn phong của mấy ông mod tinhte đầy cảm tính. Các bài viết khoa học nên bỏ các thán từ đi. Các bài review cũng thế. Khi nói thì dùng thán từ thoải mái, nhưng văn phong viết thì không nên.
vietboy1
ĐẠI BÀNG
9 năm
@Airblade14 Sai hay không thì tôi đã nói ở trên rồi đó bạn, bạn đọc kỹ đi. Ngoài ra chả ai bô bô tự khen mình đâu. Đấy là tôi góp ý thôi còn tuỳ bạn vậy. Cheer!
@vietboy1 mình hay thì mình tự khen có gì sai, hơn nữa bác mới phải là người cần đọc lại, đọc cho thật kỹ xem câu nói hay lắm là đang khen bài của ai
@vietboy1 Mấy thằng loser, suốt ngày đi moi móc mấy cái thứ không đâu. Lo làm điều tốt đẹp đi.
daniel9
TÍCH CỰC
9 năm
Già rồi nên mất trí nhớ là phải thôi nhưng không sao còn tận 6 chiếc ổ nữa

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019