Samsung và LG: 46 năm "cuộc chiến giữa các vì sao"

Duy Luân
12/4/2015 22:39Phản hồi: 228
Samsung và LG: 46 năm "cuộc chiến giữa các vì sao"
Samsung_LG_cuoc_chien_50_nam_HEADER.jpg

Samsung và LG hiện đang cạnh tranh nhau trên hầu hết những lĩnh vực mà họ có kinh doanh: từ điện thoại, máy tính bảng, TV cho đến máy giặt, tủ lạnh, lò vi sóng và hàng tá những thứ khác. Nhưng ít ai biết rằng "cuộc chiến" này đã bắt nguồn từ 46 năm trước và nó vẫn còn kéo dài đến ngày hôm nay. Trong bài viết này các bạn sẽ biết được nguồn gốc của sự việc, cách mà nhà sáng lập của LG và Samsung từ hai người thông gia đã trở thành đối thủ trên thương trường, và cách mà hai công ty đã giúp Hàn Quốc vươn ra thế giới trong lĩnh vực công nghệ.

Đường và kem


Vào năm 1938, khi Nhật còn xâm chiếm Hàn Quốc, Lee Byung-chull lập ra một công ty thương mại ở tỉnh Gyeongsang, cũng là quê hương ông, và đặt tên nó là Samsung. Trong tiếng Hàn cái tên này có nghĩa là 3 ngôi sao. Sau cuộc chiến tranh Hàn Quốc, ông gần như mất hết mọi thứ. Với số vốn ít ỏi còn lại, Byung-chull lập ra một công ty tinh luyện đường với nickname Sugar BC, cái tên do một số binh lính Mỹ gọi khi họ còn đóng tại quốc gia này.

Sang_lap_LG_Samsung.jpg
Lee Byung-chull (trái, sáng lập Samsung) và Koo In-hwoi (phải, sáng lập LG)

Nhà sáng lập LG, Koo In-hwoi, cũng sinh ra tại Gyeongsang. Sau khi đạt thành công tương đối ở việc kinh doanh hàng khô và nhập khẩu, ông mở công ty Luk Hai năm 1947 để sản xuất kem sức mặt mang hiệu "Lucky", từ mà ông thấy được trong một trạm lính Mỹ tại Hàn Quốc. Đến năm 1958, ông tiếp tục thành lập Goldstar - nền tảng cho LG Electronics về sau. Goldstar nổi tiếng với chiếc A-501, thiết bị radio gia đình đầu tiên của Hàn Quốc, và hãng cũng đã đi trước Samsung một bước khi tiến vào thị trường điện tử.

Nhờ chung quê với nhau nên Byung-chull và In-hwoi có mối quan hệ bạn bè khá thân thiết và cũng tôn trọng nhau. Họ thậm chí còn đi học cùng trường tiểu học với nhau, khi lớn lên thì họ có quan hệ thông gia: con gái thứ hai của Byung-chull kết hôn với con trai thứ ba của In-hwoi, người thậm chí còn làm cho Samsung. Bộ đôi này cũng lập ra Tongyang Broadcasting, một đài truyền hình hoạt động dưới danh nghĩa công ty liên kết và nó đã khá thành công khi cả hai ông chưa đối đầu trực tiếp.

Có một chi tiết thú vị thế này: chữ Samsung có nghĩa là ba ngôi sao, còn nguyên gốc của chữ G trong LG cũng có nghĩa là Goldstar - ngôi sao vàng, thế nên cuộc chiến giữa hai công ty còn được gọi là cuộc chiến giữa các vì sao.

LG_A501_radio.jpeg
Chiếc radio GoldStar A-501

Cuộc chiến bắt đầu

Ngày 19/6/1969, chính phủ Hàn Quốc công bố một kế hoạch kéo dài 8 năm nhằm hỗ trợ cho ngành điện tử nước nhà. Park Chung-hee, tổng thống Hàn Quốc khi đó, cũng có hứng thú với lĩnh vực này, và ông đã từng cấm nhập khẩu các đài radio nước ngoài nhằm bảo vệ cho sản phẩm của LG trong thị trường nội địa.

Thế mà Samsung đã chuẩn bị sẵn sàng để nhảy vào thị trường này trước cả thông báo của chính phủ. Trong cuốn tự truyện của mình, con trai của Lee Byung-chull cho biết Byung-chull đã đi gặp người bạn In-hwoi và nói rằng Samsung đã lên kế hoạch để kinh doanh các mặt hàng điện tử. Ngay lúc đó In-hwoi không tỏ ra vui vẻ lắm với thông tin này. Ông đã hét vào Byung-chull và khiến vị thông gia bị sốc vì phản ứng không ngờ đến. Không nói thêm lời nào, Byung-chull rời đi và cả hai không bao giờ thân thiện với nhau nữa.

Về sau, Koo In-hwoi nói với người con Koo Cha-kyung rằng ông cảm thấy buồn khi mà người thông gia của ông lại quyết định đầu tư vào lĩnh vực mà ông đang kinh doanh, trong khi In-hwoi thì không bao giờ mở nhà máy đường nào để cạnh tranh với Samsung vì tôn trọng lẫn nhau (lúc đó ngành kinh doanh chính của Samsung vẫn là tinh luyện đường). Người con thứ ba của ông cũng đã nghỉ việc tại Samsung để về làm cho LG. Cuối cùng, In-hwoi từ bỏ hết cổ phần của mình ở nhà đài Tongyang Broadcasting vì cả hai không thể tìm được tiếng nói chung trong việc quản lý công ty này.

Quảng cáo


Một vài tháng sau, công ty con chuyên về xuất bản báo của Samsung đăng tải bài viết của Byung-chull nói về sự quan trọng của ngành điện tử đối với tương lai của Hàn Quốc. Tờ báo của LG ngay lập tức phản pháo lại bằng nhiều bài viết khác. Cuối cùng, Byung-chull tự mình đi gặp tổng thống Park để thuyết phục ông cho phép Samsung bước chân vào lĩnh vực này bởi luật pháp khi đó buộc các công ty phải được cấp phép trước khi kinh doanh một số mảng nhất định. Cuối cùng thì tổng thống cũng đồng ý với Samsung.

Samsung đặt chân vào thị trường điện tử nội địa một cách mạnh mẽ bằng các sản phẩm TV trắng đen bắt đầu từ tháng 12/1969. Sang năm 1970, Samsung bắt tay với NEC và Sanyo để sản xuất linh kiện dùng trong TV rồi dần dần đa dạng hóa các sản phẩm của mình. Đến năm 1976 hãng đã vượt mặt Taihan, vốn là công ty điện tử lớn thứ hai chỉ sau LG. Đến những năm 80, nhu cầu với đồ điện gia dụng tăng cao kỉ lục và đây là lúc mà hai công ty bắt đầu đối đầu nhau một các trực tiếp trong lĩnh vực thiết bị tiêu dùng như TV, máy tính.

Samsung_TV.jpg
Những mặt hàng điện tử tiêu dùng của Samsung

Năm 1993, hai nhân viên Samsung bị bắt khi đột nhập trái phép vào cơ sở sản xuất máy giặt của LG. Samsung đã phải xin lỗi vì sự cố này, chủ tịch Lee Kun-hee còn gọi hành động đó là một sự vi phạm nghiêm trọng về mặt đạo đức và rất tức giận về hai nhân viên của mình. Tuy nhiên, Samsung cũng không bỏ lỡ cơ hội công kích LG với cáo buộc LG đã gửi gián điệp sang nhà máy sản xuất bán dẫn của hãng. Được biết nhiều nhân viên của Samsung và LG quen biết nhau từ thời trung học và đại học, thế nên họ có thể tiết lộ về kế hoạch của công ty mình khi đi hút thuốc hay uống bia cùng nhau.

Chỉ mới đây thôi, vào tháng 2 năm 2015, một giám đốc của LG cũng phải ra tòa vì bị cáo buộc phá hoại máy giặt Samsung trong một sự kiện triển lãm. Tới cuối tháng 3, hai hãng đồng ý giản hòa và rút đơn kiện nhau. Hai chaebol này còn có những vụ lùm xùm khác về máy điều hòa.

Dưới sự quản lý mới

Quảng cáo


Koo In-hwoi, nhà sáng lập LG mà chúng ta đã nói đến khá nhiều ở trên, qua đời năm 1969 - cũng là năm mà cuộc chiến giữa LG và Samsung bắt đầu. Khi đó, con trai Koo Cha-kyung của ông lên giữ ngai vua trong đế chế LG. Mặc dù LG là một trong các công ty đầu tiên tham gia và điện tử và hóa học nhưng Cha-kyung nhận ra rằng với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt của các chaebol khác, LG cần phải làm cho bản thân hãng trở nên khác biệt. Thế là Cha-kyung bắt đầu chú trọng vào chất lượng thay vì số lượng, và ông làm điều này trước mọi vị chủ tịch khác tại đất nước Hàn Quốc.

Song song đó, Lee Byung-chull, chủ tịch Samsung, bổ nhiệm người con thứ ba của mình là Lee Kun-hee làm người kế tục. Lúc đó đây là một nước đi khá lạ lẫm, nhất là khi so sánh với LG, nhưng thực chất lại là quyết định sáng suốt nhất của ông. Đến những năm 80, Hyundai và Daewoo bắt đầu làm mưa làm gió nên Samsung cũng cần phải đổi mới bản thân mình.

Không để LG vượt mặt, Lee Kun-Hee cũng quyết định theo đuổi chất lượng thay vì số lượng, và những phát ngôn của ông về chuyện này thậm chí còn mạnh mẽ hơn cả LG. Trong một show truyền hình, ông gọi những sản phẩm lỗi là căn bệnh ung thư. Năm 1995, ông đốt 150.000 chiếc điện thoại được xem là bị lỗi nhằm chứng minh cho sự nghiêm túc của mình.

Bán dẫn

Nước đi táo bạo nhất của Lee Byung-chull trong vai trò chủ tịch Samsung đó là tuyên bố Samsung sẽ tham gia vào lĩnh vực bán dẫn hồi năm 1983. Lúc đó Samsung gặp vô số trở ngại bởi ngành công nghiệp này cần nhiều tỉ đô la tiền đầu tư, nó cũng rất khó khăn nhưng bù lại, người chiến thắng sẽ có được tất cả.

Vào thời điểm đó, những công ty lớn của Nhật là NEC, Toshiba và Hitachi đang thống trị việc sản xuất chip nhớ. Họ không cạnh tranh với đối thủ nào của Hàn Quốc, thay vào đó là các công ty Mỹ như Motorola, Texas Instruments và National Semiconductor. Chính vì thế, khi Samsung thông báo tin tức của mình, các hãng Mỹ, Nhật này đều chế giễu Samsung.

samsung_logo.jpg

Trong cùng năm 1983, Samsung đã phát triển thành công chip DRAM 64K. Tuân theo định luật Moore, đến năm 1988, Samsung đã phát triển xong chip DRAM 4MB, tức là hãng chỉ đang thua kém các đối thủ Nhật 6 tháng công nghệ mà thôi.

Vì các quyết định kém cỏi của những hãng Nhật Bản trong khâu sản xuất chip, cộng với mức đầu tư khổng lồ của Samsung trong thời kì khủng hoảng kinh tế châu Á, tập đoàn Hàn Quốc cuối cùng cũng vượt mặt những đối thủ của mình. Đến năm 1993 thì Samsung trở thành công ty sản xuất chip nhớ số một thế giới và từ đó đến nay hãng chưa bao giờ để mất vị trí của mình.

LG và Hyundai cũng đầu tư vào bán dẫn chỉ một thời gian ngắn sau Samsung. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng kinh tế đã giúp Samsung có được lợi thế so với LG. Năm 1997, LG bị chính phủ Hàn Quốc buộc phải từ bỏ ngành bán dẫn và chuyển giao cho Hyundai vì đây là một phần của kế hoạch cải cách kinh tế.

Samsung và LG đã sống sót qua cuộc khủng hoảng nhờ việc tái cấu trúc mạnh mẽ bởi nó đã giúp hai chaebol tập trung hơn vào các lĩnh vực cốt lõi của mình, đồng thời nhấn mạnh sự quan trọng của chất lượng và thiết kế thay vì chỉ sản xuất hàng loạt mà không quan tâm hậu quả về sau.

TV, màn hình

Mục tiêu quan trọng của Samsung và LG đó là đánh bại các đối thủ Nhật Bản của mình vốn đang thống trị thị trường điện tử tiêu dùng khi đó. Hàn Quốc đã nhanh chóng rút ngắn khoảng cách về bán dẫn, nhưng với chỉ một con chip nhỏ bé gắn bên trong các sản phẩm thương hiệu Nhật vẫn là chưa đủ.

Để thật sự thành công, các công ty Hàn Quốc đã đặt một canh bạc: ngừng theo đuổi công nghệ analog, và chuyển hẳn sang kĩ thuật số. Trong lúc các công ty Nhật đang cố gắng vắt những đồng tiền cuối cùng từ màn hình CRT thì Samsung và LG đã đầu tư nhiều tỉ đô vào công nghệ LCD. Thế rồi nhu cầu đối với mặt hàng LCD nhanh chóng tăng cao, đặc biệt khi mà các nhà sản xuất laptop thấy được lợi ích của việc dùng màn hình LCD so với CRT. Đến năm 1998, Samsung trở thành công ty giao được nhiều tấm nền LCD nhất theo số liệu từ DisplaySearch.

LG thì bắt tay với Philips vào năm 1999 và thành lập nên công ty con mang tên LG Philips LCD (giờ là LG Display), chủ yếu là để đuổi theo Samsung. Không lâu sau đó cả Samsung và LG bắt đầu sử dụng màn hình của họ cho chính các thiết bị tiêu dùng của mình.

Samsung_TV_Bordeaux.jpg

Năm 2006, Samsung bắt đầu tập trung nhiều hơn vào thiết kế và mức độ tiêu thụ điện của TV, và điều đó đã giúp dòng TV LCD Bordeaux của công ty nổi tiếng khắp thế giới. Nó cũng giúp Samsung trở thành nhà sản xuất TV lớn nhất thế giới và hất văng Sony ra khỏi ngôi vị này sau 35 năm thống trị. Những năm sau này có thêm nhiều đối thủ mới từ Đài Loan, Trung Quốc nhưng Samsung và LG hiện vẫn hai tên tuổi cực lớn trong lĩnh vực LCD tính đến ngày hôm nay.

Cuộc chiến giữa Samsung và LG ở mảng TV/màn hình không dừng lại ở cạnh tranh sản phẩm. Cả hai còn kiện cáo nhau rất nhiều về gian lận thương mại trong giai đoạn 2009-2012. Thậm chí nhiều nhân viên Samsung và LG đã bị truy tố hình sự khi cố gắng ăn cắp bí quyết kinh doanh của đối thủ, trụ sở làm việc của hai công ty cũng nhiều lần bị cảnh sát lục soát. Mãi đến đầu năm 2013 cả hai mới đồng ý đối thoại để giải quyết các mâu thuẫn. Trong một cuộc họp ở Seoul, Kim Ki-nam, trưởng bộ phận Samsung Display, tiết lộ rằng công ty của ông sẽ "giải quyết từng vấn đề một". Trong khi đó, Han Sang-beom, CEO của LG Display, thì cho biết sẽ có những cuộc nói chuyện giữa hai phía nhằm xoa dịu tình hình.

Điện thoại

Mảng điện thoại hiện đang là bộ phận cực kì quan trọng với Samsung. Nó đóng góp 2/3 lợi nhuận cho cả tập đoàn, và Samsung Electronics cũng được xem như một trong số ít ỏi những công ty có khả năng cạnh tranh với Apple trong ngành di động.

Nếu như Apple mới nhảy vào thị trường di động trong một thời gian ngắn thì Samsung đã có chân trong ngành được hơn hai thập kỷ. Năm 1994, Samsung ra mắt chiếc điện thoại di động SH-770 Anycall, và cái tên này ám chỉ rằng thiết bị có thể thực hiện cuộc gọi ngay cả ở những vùng núi hoang vu của Hàn Quốc vốn không có sóng mạnh. Chỉ một năm sau, nó trở thành chiếc điện thoại bán chạy nhất tại quốc gia này.

Samsung_Anycall_SH-770.jpg

Trong thời kì khủng hoảng kinh tế châu Á, chính phủ Hàn Quốc quyết định ngành viễn thông sẽ là động lực tăng trưởng mới cho quốc gia, thế nên họ đưa ra nhiều chính sách thúc đẩy điều đó. Một cách nhanh chóng, Hàn Quốc đã thương mại công nghệ 3G vào năm 2006 và đưa Hàn Quốc trở thành một trong những nước có mạng viễn thông nhanh nhất thế giới. Tới năm 2012 thì mạng 4G LTE được triển khai và lại một lần nữa đưa Hàn Quốc vượt lên trước. Ngày nay chuẩn LTE-A cũng đã đi vào hoạt động và các nhà mạng nội địa như SK Telecom, KT và LG Uplus cũng đang đề ra kế hoạch thương mại hóa mạng 5G trong năm 2020.

Sự phát triển như vũ bão của mạng di động Hàn Quốc giống như là một giấc mơ đối với Samsung và LG vì họ có thể bán được nhiều điện thoại hơn. Thế là cả hai đều sản xuất ra vô số những model khác nhau, mỗi máy dành cho một nhu cầu nhất định. Chiếc SCH-X430S, còn được gọi là "điện thoại Lee Kun-hee" (chủ tịch công ty), ra mắt năm 2002 và đây là chiếc điện thoại đầu tiên đánh dấu mốc doanh số 10 triệu đơn vị của Samsung.

Tiếp theo thành công ở thị trường nội địa, Samsung tiến ra nước ngoài và nhanh chóng có được một vị trí vững chắc ở Mỹ và Châu Âu. LG thì bước ra thế giới sau thành công của chiếc "Chocolate Phone" năm 2005 và cũng đánh mạnh vào Mỹ. Cùng với những công nghệ và LCD và AMOLED, LG và Samsung đã đuổi kịp Nokia vào khoảng năm 2006, lúc đó đang là tượng đài của ngành di động thế giới.

LG_Chocolate_RED_Bluetooth_MP3_Camera_PrePaid_Phone_Verizon_34637.jpg
LG Chocolate

Đến giờ thì LG và Samsung vẫn còn đanh cạnh tranh trực tiếp ở lĩnh vực di động. LG nổi tiếng với dòng G-Series, còn Samsung thì có dòng Galaxy. Mặc dù Samsung đã vươn lên giữ vị trí số 1 nhưng LG chưa bao giờ cho thấy dấu hiệu từ bỏ cuộc chơi và hai hãng liên tục làm mới sản phẩm của mình từ năm này quay năm khác nhằm đảm bảo mình sẽ không bị thua cuộc.

Con đường phía trước

Mặc cho những khác biệt chủ chốt của mình nhưng chúng ta có thể thấy Samsung và LG có nhiều điểm giống nhau cơ bản. Theo lời cổ nhân của Hàn Quốc nói thì những kẻ đánh nhau sẽ dần trở nên giống nhau nhau. Samsung và LG có cả một câu chuyện dài trong quá khứ, và rõ ràng Hàn Quốc sẽ rất khác nếu như không có hai công ty này.

Hiện chúng ta vẫn chưa thấy cuộc chiến tranh giữa các vì sao kết thúc, nhưng chiến trường ngày nay đã thay đổi. Bản thân thương hiệu Samsung và LG đã tự nói lên tất cả, và họ không chỉ so kè nhau ở nội địa mà còn trên cả thế giới. Hai chaebol không còn đuổi theo sau các công ty hay vất vả tìm kiếm thị phần ở Mỹ nữa. Thay vào đó, họ tạo ra xu thế và họ dẫn đầu xu thế. Chặng đường vẫn còn rất dài và cũng đầy thú vị...

Nguồn: CNET
228 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

hiện nay thì SS đã bỏ xa LG rồi. Cứ nhìn smartphone thì thấy. Độ hoàn thiện của LG quá kém, lỗi cảm ứng hàng loạt.
thaitrieu
ĐẠI BÀNG
9 năm
@vidiashop Trước xài g2 bi liệt cảm ứng 1 lần....hic....dc cái màn lg đẹp !
trungkn
TÍCH CỰC
9 năm
@vidiashop máy em là 1 điển hình cho cái rớt 0.5m là tan nát và cũng lỗi cảm ứng luôn đây -_-
@vidiashop Nói thật chứ cứ thấy kêu LG lỗi cảm ứng nhưng toàn thấy mấy bác dùng hàng xách tay, giá rớt 1nửa rồi mới mua thì bảo sao chả dính lỗi. Hàng dựng, hàng mông má đầy ra. Sao mấy bác không tự hỏi là mình bị cửa hàng nó lừa chứ hem phải là lỗi của LG 😆
Mình dùng LG từ đời G, kinh qua G Pro và giờ là G Pro 2 nhưng chưa bị dính phốt nào cả, kể cả phốt lỗi cảm ứng nhé 😃)
Đã là hàng công nghệ thì sẽ có lỗi thôi, nó là xác suất, đã sản xuất thì phải có lỗi thôi. Quan trọng là do khâu bảo hành ở Việt Nam chưa có nhiều quy định bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nên nó mới "củ chuối" như vậy đấy 😃)
CloudNine
TÍCH CỰC
9 năm
GoldStar tiến hóa thành LG
Samsung tiến hóa thành Samesame

BKAV tiến hoá thành Bùm bùm bùm bùm
hoankaka
TÍCH CỰC
9 năm
@CloudNine Em phải đăng nhập để like cho bác 😆
@CloudNine LG là viết tắt của Lucky GoldStar mà ta?
@CloudNine Ifan biến thành i fa^n
vitxiem02
TÍCH CỰC
9 năm
@CloudNine Vãi cả Bùm của bác, cơ mà đúng 😁
Hàng của LG ngon bổ rẻ. Luôn ủng hộ hàng của LG
minhdang81
ĐẠI BÀNG
9 năm
Thông gia luôn mà vẫn choảng nhau, thương trường như chiến trường thật ko sai 😔
nsaseer1
ĐẠI BÀNG
9 năm
Hàn Quốc thật đáng nể
Lg hay bị lỗi cảm ứng quá, không biết khi nào khắc phục được nữa
@MythTrangkum sạc đểu thì bị lỗi . mình dùng sạc zin từ lg G và giờ sai G3 chả vấn đề gì
@vutaikt Chính xác à như va65yto6i cũng vậy
long_xuyen
TÍCH CỰC
9 năm
Cần có nhau để phát triển, như Messi và Ronaldo vậy.
koutouyo
TÍCH CỰC
9 năm
Đồ gia dụng chắc hai hãng này tương đương, còn riêng về khoản điện thoại thì SS đã qua mặt LG. Còn nhớ cái TV mình mua của LG đúng hết là bảo hành là hư giờ còn tức, dù giá lúc đó không rẻ.

Nói chung là có ấn tượng xấu với LG từ khoản đó, chưa kể mấy con phục vụ khách hàng xấc láo ở trung tâm bảo hành mình rất ghét, lần đó chửi tơi bời.

Chưa kể đến nó đôi khi còn bị lỗi tương thích, xưa có con PS3 cắm vào bằng HDMI không nhận được -_- phát chán
@koutouyo Samsung cũng thế bác à, hết bảo hành màn hình là toi, thường là khoảng 30 tháng. Thằng bạn mình làm phân phối cho Samsung cũng nói thế, cứ khoảng 30 tháng là khách réo. Mình bị toi một chiếc Plasma 43" sau đó ko dám chơi hàng Samsung nữa nên mua Sony, nhưng mà nghe nói Sony cũng hay bị chết khi hết bảo hành, bây giờ không còn như xưa nữa.
@ly_tam_hoan công ty sao quản lý cho xuể, vả lại bản tính thâm căn cố đế khó mà sửa. nhiều người làm chủ mà phục vụ khách như ăn tươi nuốt sống, nói chi là nhân vieun làm thuê.
@lychanhhao plasma công nghệ này khai tử lâu rồi, dù bạn có hỏng nó cũng ko đào đâu ra linh kiện thay cho bạn nữa. nhược điểm plasma tuổi thọ ngắn và hao điện.
@koutouyo Nhà mình có máy giặc nắp ngang của LG mua từ năm 2006 tới bây giờ xài chưa bị gì nè chỉ thay 2 dây Cu roa thui, giặc++quay khô khoảng 5 lần/ngay.. . xài gần 10 năm...phai nói nó rất trâu
Lies
TÍCH CỰC
9 năm
Cái màn LG thì đẹp bá đạo quá rồi, cơ mà cảm ứng sao mà thấy nhiều ng bảo hay bị liệt, đơ với loạn cảm ứng thế nhỉ ??
@thongnhat71 sao ko thấy ai kêu iphone, nokia, samsung, htc loạn mà mỗi thằng lg bị? samsung nó bán nhiều máy hơn lg gấp mấy lần nhé. cảm ứng kém thì nói kém, mình ko ưa j hàng ss nhưng công nhận phần cứng nó làm ngon hơn lg nhiều
@_MaiVanSon_ Thằng em mới bị con G2 bản Hàn quốc,mới thay bộ màn hình cảm ứng 1 triệu 8,hỏi nó mày bữa giờ có sạc bằng sạc khác ko,,nó trả lời đúng rồi hồi tết về quê ko đem theo sạc,,sạc bằng sạc khác 5 tiếng mới đầy mà máy trong khi sạc nóng lắm,trong khi sạc zin chỉ 2 tiếng thôi.Có lẽ cái dở của LG là kén sạc so với SS,HTC,SONY,IP.
Khang Dân
ĐẠI BÀNG
9 năm
@thongnhat71 Sạc của LG là 1A , còn về quê mượn sạc có 750mh thì sạc lâu là phải rồi bác
@thongnhat71 Cái vấn đề này thì quá chủ quan rồi nhưng theo mình nguyên nhân chính không phải do sạc. Bà chị mình là fan ruột LG nhưng toàn mang cục sạc SS của mình lên công ty sạc do mình dùng S5 pin khá to nên không sạc giữa giờ nhưng máy hoàn toàn bình thường. Mình không nghĩ đây là vấn đề của sạc. Còn nóng máy thì mấy cái sạc đểu sạc lâu thì máy nào cũng nóng hết. Đây có lẽ là lỗi của dòng G thì chính xác hơn. Các dòng khác mình ít thấy bị.
thanhtinh
TÍCH CỰC
9 năm
Sao chữ G lại là ngôi sao nhỉ? Trước nó là Gold Star G và Vàng chứ.
webzone.vn
TÍCH CỰC
9 năm
@thanhtinh "G trong LG cũng có nghĩa là Goldstar" chỉ là chữ G trong LG là viết tắt của Từ GoldStar thôi. chứ không phải là chữ G có nghĩa là Ngôi Sao
longchitchit
ĐẠI BÀNG
9 năm
Về thiết kế và công nghệ thì có lẽ Samsung và LG đang ở trên đỉnh thế giới. Họ đã từng bước vượt qua được các hãng công nghệ đình đám khác như Sony ở mảng TV, Nokia ở mảng điện thoại phổ thông, và hiện nay đang tiệm cận tới Apple.

Hiện tại Apple vẫn đang khá sung sức trong cuộc đua Smartphone và Laptop vì sự tinh tuý trong từng sản phẩm. Nhưng chỉ cần sảy chân thôi là thành Nokia ngay, chờ đợi 1 sản phẩm hoàn toàn mới mà lúc đó biến smartphone thành đổ cổ vì cách giao tiếp mới hoàn toàn.
Voduy72
ĐẠI BÀNG
9 năm
@longchitchit Với hệ điều hành ios thi Apple khó mà sảy chân như nokia.
@benchimto khi nào apple còn cái kho app của nó thì làm sao foaj đc nó
@_MaiVanSon_ Ngày xưa lúc còn đi học ở giảng đường mình cũng như các bạn. Chia sẽ kinh nghiệm là điều cần thiết trên diễn đàn chứ mình không muốn mọi người nói rằng thể hiện.

1. "Mình chỉ hỏi bạn thôi, không cần ví dụ cao xa: Về phần cứng thì trong các đời iP, Apple thực sự đã thiết kế hay nghiên cứu được cái gì?" -----> Nó không cần làm cái chuyện đó, vì nó biết nếu nó tập trung 1 cái nào đó thì nó mới mạnh được. Nó chọn con đường design vì đó là sống còn, còn muốn gia công thì các công ty Semiconductor ở Mỹ vẫn đủ sức gia công cho Apple nhưng chi phí nhân công cao nên nó đã không làm. Thậm chí lượng tiền mặt của Apple có lúc còn hơn chính phủ Mỹ nên chuyện nó không làm được không phải là nó không làm được mà không muốn.

2. Tại sao LG và SS cần tại hdh của riêng mình với mục đích gì? Bạn nghĩ sao nếu mỗi nsx đều tạo được hdh của riêng họ. LG, SS, HTC, ASUS, XIAOMI, OPPO,...? Đem mấy thương hiệu Xiaomi hay Oppo Asus làm gì ? Kiến trúc Arm là kiến trúc mở nên ai có năng lực vẫn có thể design cho mình. Nhưng source code android ai là người nắm ?? Google nó cũng chẳng dại đưa hết tất cả của mình cho mấy công ty đó cả, nếu một ngày nào đó nó làm thêm hãng điện thoại của nó thì mấy đồng chí này làm sao mà cạnh tranh, vấn đề Google không làm điều đó vì nó bán phần mềm cho mấy hãng vẫn sướng hơn làm phần cứng. Và Google biết cách làm cho Robot chạy không ngày càng đòi hỏi thêm phần cứng để các đối tác mình bán càng nhiều máy---->GG càng giàu.

IBM đã từ bỏ làm phần cứng cũng vì thế. Xu hướng chung các hãng công nghệ sẽ ít làm phần cứng đi và tập trung vào phần mềm, do phần cứng đem qua các nước có tài nguyên và nhân công rẻ sẽ đỡ chi phí hơn. Trừ một số sản xuất mang tính quốc phòng, an nình và công nghệ then chốt. Cái cellphone giờ thì đối với họ như cái bánh cái kẹo thôi không có gì quá ghê ghớm.

3. "Phần cứng hay phần mềm đều phải nghiên cứu hết bạn ạ, dễ như ăn cám thế thì anh Chí Phèo cũng đi gia công được :D."
Hiện nay có 1 ngành nghề đó là Field service cho semiconductor mà Việt Nam ta có các kĩ sư rất giỏi . Da từng có bài viết trước đây rồi, người quyết định công nghệ không phải là Samsung hay Toshiba, TSMC, Global Fouderies, Sony ....bởi vì các hãng quyết định đó là TEL+Apply material, ASM, DS, Bachi, Sofa, Daifuku, Jorda Valley, Nikon, Carl Zeiss mà điều này hầu như ít người biết.

4. Chỉ là thấy bạn kia nói Apple là ông chủ, các hãng khác làm thuê hết thì thực sự rất hài hước và khó nghe----> phải gọi là khách hàng mới đúng. Samsung LG nhận gia công thì là người làm công vậy thôi. Làm công lấy tiền có gì mà xấu hổ và khó nghe. Giống như Sam sung qua Việt Nam đầu tư mua các thiết bị của nhà thầu Việt Nam hay Nhật Hàn thì Sam sung lại là khách hàng của các công ty đó, các công ty đó lại là làm công. Bây giờ bạn đặt Apple cái đơn hàng chừng vài trăm triệu hay vài tỷ đô, lúc đó nó coi bạn như chủ thôi. Đã làm kinh tế là phải thế chứ đâu có kiểu thích hay không...."khách hàng là thượng đế" thì mình làm thuê hay culi cũng thế thôi chẳng qua là khác cách nói.

Bên lê: Micron Fab 10, Global Fouderies Fab 7 ở Sing. Thế Sing có cái gì, nguồn nước, điện còn không có tại sao họ vẫn gia công semiconducter được trong khi gia công nó cực kì tốn nước và điện . Trong khi Intel quận 9 chỉ nhận chip đã process từ Malay sau đó packing and wiring mà thôi, sau đó ghi made in Vietnam . Các bạn có đặt câu hỏi tại sao không ?
Các bạn cứ lên FB sau đó search bạn bè hay ai làm ở Semiconductor hỏi thì họ sẽ nói cho các bạn biết thêm thông tin.
@shrelax84 Thế nên mình mới nói mỗi hãng có 1 khả năng và thế mạnh riêng cũng như chiến lược riêng. Không thể bắt Apple phải chế tạo từng cái như SS hay LG cũng không thể bắt SS hay LG làm sản phẩm hệ điều hành chung đuợc.
Tụi Bắc Triều Tiên từng khuyên Vietnam không nên nhập đồ điện tử của Hàn Quốc vì cho rằng Hàn Quốc chỉ mua lại của Mỹ rồi dán mác vào...😁
trilong
ĐẠI BÀNG
9 năm
@trungmtv123 Bọn chuyên nói láo là bọn nào thì chắc ai cũng biết!
@trungmtv123 Tại vì Bắc Triều Tiên mạng internet khó tiếp cận nên không dùng được GG với vô tinhte.vn được nên người ta không biết đó thôi. Không biết không có tội mà o_O
nambun
TÍCH CỰC
9 năm
Kính phục đất nước có nhiều Chaebol nổi tiếng và thành công trên toàn thế giới, nhất là LG và Samsung. Có tới 90% tương đồng ngành nghề kinh doanh mà vẫn phát triển như thế.
Thích LG vì cách làm ăn chân chính của họ. Chết vinh còn hơn sống nhục. Samsung chắc ai cũng biết, đi ngược lại tôn chỉ trên...
@tuanokvt Mấy thằng đó chúng nó auto phán mà bạn.Chúng nó có cần đọc đâu =))
@Gia_Hưng Hiep2014 là 1thằng trẻ con trách làm j bạn
Đất nước VN này chưa có 1 tập đoàn nào bằng SS và LG đâu. VN mình không biết bao giờ mới khá. Toàn con ông cháu cha làm trong nhà nước. Mình là 1vd điển hình : không nhờ baba mình làm cơ quan X chắc mình không bao giờ đc vào đó 😃
gh0st91no1
TÍCH CỰC
9 năm
@AnhQ1 Bác làm cơ quan nào đấy, cho e 1 slot 😁
@Hiep2014 Mời =))))
Ko ai cấm :v
gamohnvn
TÍCH CỰC
9 năm
Trước mình có đọc một bài báo viết về Hàn Quốc viết về ngôn ngữ giao tiếp của họ, theo đó tiếng Hàn là ngôn ngữ dễ học nhất quả đất. 😁
@gamohnvn Ý bác là cứ phun mưa vèo vèo là ok chứ gì. Mình thấy tiếng Hàn nói mà cứ như cãi nhau.
@gamohnvn Nếu ai cũng làm như bạn thì cuộc sống thật nhàm chán
@gamohnvn Còn Việt Nam thì cứ cho rằng ngôn ngữ của mình khó học nhất thế giới. Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam =)). Cuối cùng chả ma Tây nào thèm học cả @@!
Ngày xưa rất thích hàng LG còn giờ dùng Samsung thấy yên tâm hơn
vô bài này đọc mà có tên còn lôi iphone vô...còn những thành phần như vậy thì bao giờ nước Việt mới khá

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019