Sử dụng số điện thoại để đăng kí các dịch vụ online thay cho username, tại sao không?

Duy Luân
30/3/2015 3:7Phản hồi: 56
Sử dụng số điện thoại để đăng kí các dịch vụ online thay cho username, tại sao không?
Tinhte_Dung_so_dien_thoai_online_HEADER.jpg

Việc sử dụng số điện thoại di động để đăng kí các dịch vụ, các trang web online đang ngày càng trở nên phổ biến hơn. Nó có nhiều lợi điểm về tính bảo mật cũng như khó bị giả mạo và khó bị đánh cắp hơn so với phương pháp đăng kí bằng tên truy cập (username) hoặc email như truyền thống. Trong bài viết này mình sẽ nói đến những nhược điểm của hệ thống định danh cũ bằng username và email và cách mà số điện thoại đã khắc phục các hạn chế đó.

Tạo ra một danh tính online giả mạo - chuyện nhỏ


Như đã nói ở trên, bức tường "ảo" ngăn cách người này với người khác trong thế giới Internet hoàn toàn có thể bị khai thác bởi những kẻ có ý đồ xấu. Chuyện "ông chú Viettel" hay những cá nhân bị lừa chuyển tiền cho một người bí ẩn nào đó trên mạng không phải là hiếm, kể cả ở Việt Nam hay ở nước ngoài cũng thế. Gần đây, một người phụ nữ tại Mỹ còn cho hay rằng bà đã chuyển cho tình nhân online của mình với số tiền lên đến 1,4 triệu USD trong khi hai người họ chưa từng gặp nhau ngoài đời bao giờ.

Địa chỉ email hay tên truy cập (username) hiện đang là hình thức định danh trực tuyến phổ biến nhất và cũng mang tính truyền thống nhất. Tuy nhiên, ai ai cũng có thể dễ dàng giả mạo email hoặc username bởi vì hầu hết các dịch vụ trực tuyến hiện nay không có cơ chế kiểm tra và đối chiếu với danh tính thật của người dùng. Hãy nhìn vào Gmail, Yahoo hay Outlook là thấy ngay. Bạn có thể dễ dàng giả mạo một địa chỉ email dạng ToiLaObama@gmail.com trong vòng vài chục giây và cũng không gặp phải sự phản đối nào từ phía nhà cung cấp dịch vụ. Như trên tinh tế, chúng ta cũng có username tên Duy Luân, rồi lại là duyluan, rồi duyluan01, duyluan02. Vậy đâu mới là Duy Luân thật?

Dang_ki_email_gia_nhanh.png
Mình có thể đăng kí rất nhanh một địa chỉ email giả chỉ trong vòng chưa đến 1 phút

Ngay cả trên Facebook bạn cũng có thể tạo nhanh hàng tá tài khoản mới để đi spam hay đi report những thằng mình ghét chỉ trong nháy mắt. Thực chất thì bạn có thể liên kết tài khoản của mình vào số điện thoại, tuy nhiên đây chỉ là một tùy chọn chứ không hề bắt buộc và nó cũng không xuất hiện lúc đăng ký tạo profile mới.

Một vài dịch vụ khác, ví dụ như dịch vụ chia sẻ phòng trọ Airbnb, thì có cơ chế thưởng cho người dùng một danh hiệu khi họ cung cấp những thông tin thực như chứng minh nhân dân, địa chỉ email, số điện thoại thật, cùng với đường link dẫn về trang mạng xã hội của mình. Điều này là cần thiết, nhưng ngặt nỗi một số người dùng cảm thấy khó chịu khi phải chia sẻ số CMND hay số Passport của mình lên Internet.

Đánh cắp danh tính online - cũng là chuyện nhỏ


Các kĩ thuật để đánh cắp danh tính online của người khác cũng không phải là chuyện mới. Chỉ một đường link lừa đảo là đã có thể dụ người dùng gõ vào tên truy cập cũng như mật khẩu của mình. Tinh vi hơn thì dùng keylog để theo dõi bàn phím, hoặc các ứng dụng mã độc có khả năng đánh cắp mật khẩu. Hơn nữa thì sử dụng hàng loạt kĩ thuật hack để có được tên truy cập tương tự như những gì mà người đàn ông này phải trả qua khi mất 3600$.

Thậm chí ngày nay các hacker còn đang chuyền tay nhau những công cụ gọi là "account checker". Công cụ dạng này sẽ thử nghiệm nhiều tổ hợp username, password khác nhau trên các trang web thương mại điện tử và rồi đánh cắp thông tin thẻ tín dụng cũng như mọi thông tin cá nhân khác. Và một khi đã có đủ những thông tin này rồi thì việc đi lừa người khác không phải là khó.

Mang_xa_hoi.jpg

Một số tin tặc lại còn đánh cắp danh tính online của người khác bằng khác lợi dụng lỗ hổng trong quy trình reset password. Năm 2008, tài khoản email Yahoo của một người tên Sarah Palin đã bị hack bởi một yêu cầu reset lại mật khẩu, còn thông tin để trả lời các câu hỏi bảo mật trong quá trình reset có thể dễ dàng tìm thấy trên các tài khoản mạng xã hội của Palin.

Với rất nhiều những trường hợp kể trên, rõ ràng email hay username hiện nay không phải là một nguồn thích hợp để xác định danh tính người dùng. Nhưng không may, nhiều ứng dụng, dịch vụ trực tuyến vẫn còn sử dụng kiểu định danh này bởi vì nó đơn giản và không yêu cầu quá trình thiết lập phức tạp. Và đây cũng chính là cơ hội để số điện thoại di động nhảy vào thay thế cho email hay username.

Quảng cáo



Sử dụng số điện thoại - tại sao không?

Số điện thoại là duy nhất trên thế giới, mỗi số chỉ được sở hữu bởi một người hoặc một tổ chức mà thôi, và chúng ta cũng thường xài một số trong thời gian rất dài chứ không chỉ trong hai ba hôm. Điều này có nghĩa là hầu hết các dịch vụ online có thể xài số điện thoại như là một phương thức định danh cho hầu hết, nếu không muốn nói là tất cả người dùng của họ. Số lượng người sở hữu thuê bao điện thoại di động ngày càng tăng cũng là một yếu tố quan trọng để triển khai việc sử dụng số điện thoại làm danh tính online.

Không giống như địa chỉ email hay username, số điện thoại có tính tin cậy cao hơn rất nhiều bởi nó được các nhà mạng phát hành và được kiểm soát chặt chẽ. Bất kì người nào muốn đăng kí số điện thoại mới cũng phải để lại thông tin cá nhân, bao gồm cả tên thật, chứng minh nhân dân hoặc số hộ chiếu, nên khó có thể giả mạo được. Chỉ nhiêu đây thôi cũng đủ để số điện thoại trở thành một yếu tố cực kì quan trọng trong trải nghiệm online của chúng ta. Tất nhiên, để thân thiện hơn thì người dùng vẫn có quyền chọn một cái tên nào đó để hiển thị trong lúc sử dụng dịch vụ và ứng dụng, nhưng chìa khóa chính vẫn phải là số điện thoại.

Và khi một số điện thoại được xài để spam hay đi lừa người khác (ví dụ, anh chàng có số +84.906.699.699 lừa chị B số tiền 50 triệu đồng), nhà mạng có thể nhanh chóng định vị hay thậm chí là khóa số này lại. Các ứng dụng và dịch vụ cũng sẽ thấy được trạng thái bị khóa nói trên nhằm từ chối truy cập đối với kẻ lừa đảo, từ đó hạn chế rủi ro có thể xảy đến với thế giới Internet.

Số điện thoại cũng khó bị đánh cắp hơn do nó liên quan đến nhiều quy trình thủ tục, giấy tờ chứ không chỉ là một công đoạn reset hay dò mật khẩu đơn giản. Giả sử nếu bạn bị mất SIM (cũng là đang mất số điện thoại tạm thời), bạn phải đến tổng đài để làm SIM lại, nhân viên sẽ yêu cầu bạn trình chứng minh nhân dân cũng như nhiều thông tin khác để chứng minh bạn chính là chủ sở hữu của số điện thoại. Lỡ trong trường hợp số điện thoại của bạn có bị đánh cắp đi nữa thì bạn cũng có thể nhanh chóng báo mất để nhà mạng khóa số lại.

So_dien_thoai.jpg

Quảng cáo


Đăng kí sử dụng bằng số điện thoại với WhatsApp và Zalo​

Hiện tại đã có một số ứng dụng và dịch vụ trực tuyến sử dụng số điện thoại làm thông tin đăng nhập, dễ thấy nhất là các app nhắn tin OTT như Zalo, WhatsApp, Viber. Ngay cả khi bạn dùng Zalo, WhatsApp trên máy tính thì bạn cũng phải cài app trên điện thoại để xác thực mà thôi. Facebook cũng cho tùy chọn đăng nhập bằng số điện thoại thay vì nhập email.

Tất nhiên, số điện không phải là không có mặt hạn chế của mình. Nếu bạn đăng kí một dịch vụ cần đến việc ẩn giấu danh tính thật thì việc sử dụng số điện thoại đã vô tình phá đi bản chất của dịch vụ này. Nếu quá trình bảo mật không tốt, số điện thoại có thể bị rò rỉ hàng loạt tương tự cách mà nhiều danh sách username đã bị hack trong thời gian quan.

Việc nhân viên tổng đài bất cẩn và bỏ qua thủ tục trong quá trình kích hoạt, hủy số cũng có thể dẫn đến tình trạng đánh cắp số điện thoại như đã từng xuất hiện ở Việt Nam một vài lần, và thiệt hại của những lần đó không hề nhỏ. Chưa kể đến việc buông lỏng trong khâu đăng kí số điện thoại mới đã khiến tình trạng SIM rác hoành hành và những số điện thoại rác xuất hiện đến mức không thể kiểm soát hết. Chính vì thế, không phải loại hình dịch vụ trực tuyến nào cũng có thể xài số điện thoại làm công cụ định danh.

Sự phổ biến và tính an toàn của số điện thoại đã mang lại cho nó một lợi thế vô cùng lớn so với email hay username truyền thống. Tất nhiên, để loại danh tính online này trở nên phổ biến thì sẽ còn mất một thời gian nữa, chưa kể đến việc các nhà cung cấp cũng phải cân bằng yếu tố tiện dụng cho người dùng với yếu tố an toàn, và không phải lúc nào tính an toàn cũng được đặt lên hàng đầu. Còn theo bạn thì sao?

Tham khảo: The Next Web
56 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

xkhoax
TÍCH CỰC
9 năm
Không bởi vì
dễ bị ăn cắp pass nếu ko giữ kỹ đt hoặc
mất điện thoại sẽ mất luôn tài khoản
hoặc khi bạn die người khác sẽ coi đc thông tin bí mật của bạn
@xkhoax Nói ntn b cũng nói. Có cái đt mà b cũng k giữ đc thì b giữ cái j nữa. Đồ dùng cá nhân k giữ đc thì chấp nhận duỉ do thôi. Thế nếu k phải là sđt mà là tk bt đi, thế nếu t vào mt của b coi pass đã lưu trên trình duyệt thì sao. Đừng bảo là mt b đặt pass đố t coi đc đi thì chẳng lẽ đt b k biết đặt pass à? Còn mất đt thì mất luôn tk. Cái nayf thật buồn cười. Sdt thì lwan quái j đến đt. Mất sim thì đem CMT ra lấy lại sim thôi.
Cái thứ 3, như ý đầu thôi. Khi b chết thì các tk vẫn lưu đăng nhập trên mt thì chẳng lẽ ng khác k biết xem à. Mà kể cũng buồn cười, sờ đc vào mt hay đt thì chỉ có ng thân. Chả lẽ khi b chết r ngta lại rảnh vồn đến mức theo dõi tk cá nhân thế à? Vào tìm hiểu thông tin cá nhân của ng thân mình à.
xkhoax
TÍCH CỰC
9 năm
@sieu_nhan Vấn đề của mình là bảo mật thông tin dữ liệu cá nhân từ ĐT đến ổ cứng và các tài khoản online để đảm bảo luôn an toàn trong mọi tình huống
nên không chọn sử dụng cách xác thực trực tiếp liên quan số đt
Mất đt là chuyện bt nên phải đề phòng nguy cơ đó, để khi mất cũng chẳng lăn tăn
khi bạn chưa kịp làm lại sim người ta chỉ cần đăng nhập vào tài khoản của bạn 1 lúc cũng đủ chết người rồi, rùi lại phải cuống cuồng thay đổi tất cả pass
Pass lưu trên trình duyệt thì cần pass account windows đối với Chrome và IE, Firefox thì masterpass (nếu có đặt) nên :rolleyes:
Ngoài ra ko ai có cơ hội đụng vào máy tính khi mình đang mở cả
nếu bắt buộc thì dùng tài khoản khác, và rất hạn chế cần được kiểm soát kỹ,
còn lại đã được bảo mật từ phần cứng và mã hoá hết (đề phòng mất lap cũng ko lăn tăn luôn).

Tại sao ngta coi thông tin dữ liệu cá nhân của ai đó thì còn tuỳ ng đó là ai, coi với mục đích gì dữ liệu quan trọng như thế nào, nguy hiểm với những cá nhân tổ chức nào, bạn nói quá chủ quan về vấn đề này
Ai biết bạn có thể die và rớt đt ngoài đường,
@xkhoax khi b mất điện thoại thì b chỉ cần 1 cuộc gọi đến tổng đài mất k đầy 2p, cun cấp thông tin cmt đk sim đó là b có thể khóa sim ấy lại tạm thời, có time thì đi làm lại sim. ok chưa?
chưa kể có rất nhiều hình thức bảo mật khác như đặt mã pin cho sim, đt b muốn bảo mật thông tin thì chắc chắn phải đạt pass rồi. vì vậy kể cả b k khóa sim thì chưa chắc thằng nhặt đc đã làm gì đc dữ liệu trong đt của b cũng như cái sim
xkhoax
TÍCH CỰC
9 năm
@sieu_nhan Ok tất cả đều đúng,
m vẫn bật pin 1 nhưng ko thích lock đt vì bất tiện - ko có iphone để unlock bằng vân tay
Và 1 số phiền phức như các bạn ở trên đã nói
Nên sẽ xra các khả năng như đã đề cập như trên,
xversion1
TÍCH CỰC
9 năm
Dùng số ĐT đăng ký các TK Online xong đừng hỏi tại sao suốt ngày có tin nhắn cuộc gọi quảng cáo. Đang muốn đổi số vì quá phiền phức.
Dùng Email nó quảng cáo còn chặn đc hoặc đơn giản là không đọc thì thôi, ko mạng ko báo, còn ĐT thì nó réo rắt suốt ngày.
Amonteur90
ĐẠI BÀNG
9 năm
@xversion1 Em cũng trong tình trạng giống bác. Mua hàng trực tuyến một lần và giờ thì số của mình bị réo suốt ngày. 😔
@Amonteur90 quá bực mình vấn đề này.
obscurite
ĐẠI BÀNG
9 năm
@xversion1 Cài ngay Laban SMS, chặn tin nhắn rác cực tốt https://play.google.com/store/apps/details?id=com.vng.mms
baodng
TÍCH CỰC
9 năm
Với hacker thì đây là lúc thuận lợi hơn bao giờ hết, thậm chí nếu là mafia có hacker thì nó dễ dàng biết vị trí 1 người thông qua sđt và chuyện người đó bị giết càng dễ hơn, hay đơn giản nó tra ra địa chỉ nhà thông qua sđt rồi bắt cóc người thân của mình tống tiền....rất nhiều điều hay ho khác có thể làm qua sđt.
phuoc_pk
ĐẠI BÀNG
9 năm
@baodng vãi cả mafia 😁
Bác em chết đi, cái sim bị thu hồi,
Tài khoản đột kích thiếu tá bị rơi vào tay thằng khác 😔
nói gì thì nói các nhà mạng ở VN chuyên gia bán thông tin khách hàng nên ko yên tâm cho lắm.
evil_n
ĐẠI BÀNG
9 năm
@xversion1 mình dùng mobifone vẫn nhận tin quảng cáo bình thường dùng trả sau không tháng nào cước dịch vụ mình tăng, hàng năm chính sách chăm sóc KH như tặng quà sinh nhật, thậm chí nếu bạn dùng dịch vụ ko đc sau khi đã gọi tổng đài hỗ trợ nhiều lần mobifone sẽ cử nhân viên đến tận nhà hỗ trợ. còn tin QC nếu bạn ko reply theo hướng dẫn thì đố có nhà mạng nào dám dki dịch vụ cho bạn.
evil_n
ĐẠI BÀNG
9 năm
@Bình Thanh Nguyễn cái này bạn nói đúng, rất khó để quản lí đc vấn đề này
@evil_n mình dùng viettel bạn nhé, vậy xin hỏi bạn tại sao mình lại bị quăng bom quảng cáo hàng ngày vào điện thoại từ những dịch vụ lạ?
@gauto988 mình nói là nói chung chứ mình chẳng lôi đích danh ai vào cả, những nơi lưu số đt của bạn để dành cho mục đích của họ. Giống như cái chỗ bạn đăng ký nick xong bắt nhập sđt để xác nhận, lúc đó nó có đem bán hay không thì có trời mới biết.
Cốm D.A
TÍCH CỰC
9 năm
Chẳng biết đâu mà lần nhỉ, thôi thì cách gì thì cách, cứ cẩn thận và kỉ càng thì nguy cơ bị hack sẽ bớt đi nhiều ^^
Cảm thấy ko an toàn
Dùng email bị quảng cáo đã bực, dùng số điện thoại sao chịu nổi. Chưa kể tin nhắn quảng cáo của nhà mạng cũng gây khó chịu như gì.
sonphamhy
ĐẠI BÀNG
9 năm
sự thật phũ phàng là.... trong 10 người mất tài khoản facebook thì có đến 8 người dùng điện số điện thoại....
@sonphamhy Theo mình nghĩ những thành phần mà làm mất tk facebook thì mất cũng ko ảnh hưởng gì. Nhờ người lập cho cái nick xong cũng chả thèm nhớ user là gì, mail cũng ko biết là gì. Rồi mấy cái link quảng cáo cũng click nhặng hết cả lên. Haizz.
Dvu ott đk bằng sđt thì mình rất ủng hộ vì dễ tìm bạn hơn. Còn các tk khác thì ko. Dù sao mình cũng k muốn để lộ sđt. Các b nghĩ sao khi các tk trên tinh tế này đều là sđt. Gặp thg ifan hay samfan nào ngứa mắt to mồm quá đêm ông nháy chết mẹ mày luôn 😁
Chưa kể ngta có thể lấy sđt ấy để nt qc spam. Chặn thế đếu nào đc nhỉ
Vãi. Chỉ thằng điên mới dùng số đt đi đkí lung tung. Tôi làm cho 1 cty bảo mật và kinh nghiệm là fai giấu kín số đt trog nhiều trường hợp
Ai cũng tự dấu kín thì còn sinh ra nghề bảo mật làm quái gì nữa .Khi ai cũng khư khư bí mật (thật ra thông tin đăng ký sim chả còn là bí mật )thì kỳ thực cái sim chả có quái gì quan trọng ngoài ngày sinh tháng đẻ và quê quán ,bạn chả lộ thông tin thì người ta cứ nhắn tin rác như thường ,chỉ vì sợ lộ vài cái thông tin thiên cơ ấy thì làm cuốn sổ tay và cứ lọc cọc như trước năm 2000 cũng dc .Khi bạn có khoảng 15-20 tài khoản các trang mạng( có rất nhiều trang giờ nếu quên PW hay thay đổi thông tin cần phải xác thực bằng số DT) ,dăm cái thẻ ATM ,dăm cái tài khoản ngân hàng ,nhất là bán hàng online,bạn phải chuyển dòng tiền của bạn liên tục bạn thích soạn 1 cú pháp là chuyển dc tiền hay phải lọ mọ ra ngân hàng ,bạn mua hàng online cũng thế ,người ta ko xác thực bằng số dt thì bạn mua hàng bằng niềm tin (có những trang dù cấp thông tin qua email rồi vẫn phải xác thực bằng số dt )...chắc cả ngày bạn ngồi ở bưu điện và ngân hàng để kiểm tra tiền đã vào ra tài khoản chưa ,1 cái tin nhắn là làm nên cơ nghiệp đấy ...
Ko chơi toàn bảo hiểm gọi tiếp thị cũng nhọc rồi
chỉ sợ sau này nhận được nhiều tin nhắn rác và hàng trăm cuộc gọi bảo hiểm, vay vốn, đăng ký thẻ tín dụng ...
chú mèo
TÍCH CỰC
9 năm
Có thể kết hợp 2 thứ; đk bằng username, bảo mật bằng số đt;


Gửi từ iPhone của tôi sử dụng Tinhte.vn
nobita_ibn
ĐẠI BÀNG
9 năm
Những nhà quảng cáo nhắn tin qua điện thoại sẽ thích thông tin này, người sử dụng thì xác định là bị làm phiền gấp hàng trăm lần hiện tại.


Gửi từ iPhone của tôi sử dụng Tinhte.vn
braddock
ĐẠI BÀNG
9 năm
Mịa mấy thằng chuyên quảng cáo bằng tin nhắn! Đang ngủ ngon nó nhắn bán nhà bán đất bán sim bảo hiểm. Không ai quản lý mấy vụ này hết.


Gửi từ iPhone của tôi sử dụng Tinhte.vn

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019