Sự sống "không như chúng ta biết" có thể tồn tại trên mặt trăng Titan của Sao Thổ

uhraman
24/3/2015 23:14Phản hồi: 80
Sự sống "không như chúng ta biết" có thể tồn tại trên mặt trăng Titan của Sao Thổ
Sự sống mới trên titan.png
Mô hình của một Azotosome kích thước 9 nanomet, cỡ kích thước của một con virut, được cắt ngang để thấy cấu trúc rỗng bên trong.

Sự sống mà chúng ta hiện biết trên trái đất gần như toàn bộ đều được hình thành trên đơn vị cơ bản có cấu trúc dựa trên nước (water-based structures) bao bọc xung quanh tế bào hay còn được gọi là màng tế bào với thành phần cấu tạo chủ yếu là các lớp phốtpho lipit kép (trừ các sinh vật có cấu trúc rất đơn giản như virút..). Các lớp này không chỉ giúp bảo vệ tế bào mà còn làm nhiệm vụ cân bằng dưỡng chất thông qua các quá trình khuếch tán trong môi trưởng nước. Tuy nhiên, một nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi chuyên gia về động lực học phân tử hóa học Paulette Clancy mới đây đã sử dụng công nghệ mô phỏng trên máy tính để xây dựng thành công một mô hình của một sự sống mới hoàn toàn khác so với sự sống mà ta vẫn biết. Theo đó, màng tế bào, cấu trúc cơ bản của tế bào sống có thể được tạo ra từ những phân tử không chứa oxi nhưng lại có cơ chế hoạt động tương tự như những lớp màng phốtpho lipit. Thay vì cần môi trường nước, cấu trúc màng tế bào này hoạt động trong môi trường metan lỏng, dạng vật chất tồn tại rất nhiều trên vệ tinh Titan của sao Thổ. Nghiên cứu được đăng trên tạp chí Science Advances mở ra một khái niệm mới về sự sống không cần oxi và nước, mà có thể đang tồn tại trên vệ tinh Titan của Sao Thổ.

Thành phần hóa học cụ thể của lớp màng tế bào này bao gồm các phân tử nitơ, cácbon và hydro, những chất tồn tại phổ biến trên mặt trăng Titan. Tương tự như tên gọi Liposome của một dạng cấu trúc màng tế bào nhân tạo với thành phần chủ yếu là photpho lipit, các nhà khoa học đặt tên cho lớp màng mô phỏng này (theorized cell membrane) là Azotosome. Giống như các Liposome, các Azotosome khi ở trong môi trường metan lỏng cũng tự động sắp xếp lại thành cấu trúc tròn với lớp trong là lớp “kỵ” metan và lớp ngoài là lớp “ưa” metan. Trạng thái này so về độ ổn định và khả năng co giãn, linh hoạt thì không hề thua kém các Liposome ở trong nước. Nhưng thay vì khả năng hoạt động bị giới hạn bởi nhiệt độ đóng băng của nước như các Liposome, các Azotosome mô phỏng này có thể hoạt động trong môi trường metan lỏng với nhiệt độ rất thấp, -180 độ C.

Như đã nói ở trên, Metan lỏng tổn tại rất nhiều trên vệ tinh Titan của sao Thổ, một trong những vệ tinh được xem là có nhiều điểm tương đồng nhất với Trái Đất với lớp khí quyển dày và sự tồn tại của các phân tử hữu cơ phức tạp. Tuy nhiên, nhiệt độ ở trên vệ tinh này cực thấp, chỉ xung quanh khoảng -180 độ C. Do vậy, nếu theo quan niệm cũ, sự sống không thể tồn tại tại bởi tại nhiệt độ đó, nước tất nhiên là đã đóng băng, do đó màng tế bào không thể hình thành và thực hiện các chức năng trao đổi chất.

Trên cơ sở hoạt động của các Azotosome, chúng ta lật lại câu hỏi liệu sự sống có thể tồn tại trên Titan? Lúc này sự sống theo một khái niệm mới thì lại hoàn toàn có cơ sở. Từ danh sách các hợp chất hữu cơ tồn tại trên Titan do NASA khảo sát, nhóm nghiên cứu đã tiến hành sàng lọc và tìm ra một hợp chất có những tính năng như các Azotosome được mô phỏng trên máy tính. Hợp chất này có tên gọi Acrylonitrile. Sự phân bố điện tích bên trong các Acrylonitrile giúp chúng sở hữu khả năng tự lắp rắp (self-assemble) thành cấu trúc “màng” với trạng thái ổn định, có khả năng cao trong việc chống lại sự phân hủy. Hơn nữa, cấu trúc này cũng linh hoạt tương tự như cấu trúc màng tạo thành từ các lớp lipit phôtpho của tế bào trên trái đất. Theo đó, sự tồn tai của các Acrylonitrile sẽ là tiền đề cho sự hình thành và tồn tại của các tế bào - đơn vị của sự sống.

Được biết nghiên cứu lấy cảm hứng từ khái niệm “sự sống không dựa trên nước” trong một tác phẩm khoa học viễn tưởng của nhà văn Isaac Asimov. Lunime, người khởi xướng nghiên cứu này cũng là một chuyên gia về các mặt trăng của sao Thổ và đã từng tham gia khảo sát biển metan trên Titan. Ông luôn bị thôi thúc bởi suy nghĩ về sự tồn tại một sự sống khác trong metan lỏng. Lunime đã phải mất hơn một năm để đi tìm cộng sự trong lĩnh vực mô phỏng hóa học, trước khi gặp Paulette Clancy để giải quyết những nghi vấn của ông. Một điều thú vị là họ bắt tay vào nghiên cứu khi không có môt khái niệm nào về các tiêu chí để lựa chọn chất phù hợp cho cấu trúc màng tế bào. Đồng thời, họ cũng không phải là các chuyên gia trong lĩnh vực sinh vật học hay vũ trụ học. p, Clancy cho biết có lẽ họ thành công là nhờ có những công cụ phù hợp.

Được khuyến khích bởi những thành công bước đầu, nhóm nghiên cứu cho biết trong thời gian tới họ sẽ tìm hiểu về khả năng tái sinh và trao đổi chất của loại màng tế bào dựa trên metan này.

Như vậy, nhiều khi thay vì đi tìm kiếm dựa trên những điều mà chúng ta biết rõ, hãy nhìn vấn đề ở một góc độ khác, chúng ta sẽ thấy nhiều điều thú vị hơn của cuộc sống.
80 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Con người bị dính vào cái thân vật chất và suy nghĩ, tư duy theo kiểu logic của các giác quan nó có(mắt, mũi, miệng, da...). Nếu ai thoát được "kiến thức" do thân vật chất tạo ra, thì ngay ở trái đất cũng đầy sự sống "ko như chúng ta biết" chứ chẳng cần lên đến tận thổ tinh. Giống như con giun đất ko có mắt nên nó ko tin có ánh sáng(thiếu giác quan mắt nên ko tin những logic do mắt tạo ra), trong khi con tôm bọ ngựa nhìn được ánh sáng tử ngoại hồng ngoại nên nó nhìn được khối thứ mà con người ko tin 😁
luckystar999
ĐẠI BÀNG
9 năm
@Hoàng Z Thôi đi ông, lạy cụ :mad:
@luckystar999 Cùn và đuối lý rồi phải ko? Ok, mình chấp nhận cái lạy của bạn. Chúc bạn một ngày vui vẻ 😆)))
Công Võ
ĐẠI BÀNG
9 năm
@luckystar999 Học lớp mấy mà kiu mắt người hoàn hảo nhất dzậy trời..
Con người xét tổng thể.. chủ yếu về mặt ý thức là động vật bậc cao nhất, chứ xét riêng rẽ từng giác quan thì vùng khả kiến của mắt người đủ để con người hoạt động thôi.. các vùng anh sáng từ dưới hồng ngoại và trên tử ngoại trên lý thuyết thì tính toán được chứ có cảm nhận được đâu... còn thính giác sao bằng loài dơi..
luckystar999
ĐẠI BÀNG
9 năm
@Công Võ Hoàn thiện nhất ở mặt diễn giải ra hình ảnh ông bạn à.
kinh thật sống dc trong metan lỏng, đúng là sự sống muôn màu muôn vẻ thật
@tiencoi1988 biết đâu được nơi nào đó lại đang đi nghiên cứu cái mà con người gọi là sự sống trên trái đất. mình nghiên cứu sự sống của hành tinh khác, hành tinh đó lại nghiên cứu sự sống của trái đất mình, hhe,
-290 độ C. Cái gì vậy ...

-273 là độ âm tuyệt đối rồi làm sao có thể xuống -290 độ C ????
Thiên Nha
TÍCH CỰC
9 năm
@TreVN001 like bác, mặc dù không biết thông tin bác đưa có chính xác không 😁
@peterpan80 290 F thì đúng hơn, mod viết nhầm rồi
@TreVN001 Tuyệt đối của bác là cái con người đi được, cái 290 chắc là mới

Send by Tinh Tế News
namdh7
TÍCH CỰC
9 năm
@TreVN001 Nhiệt độ "không như chúng ta biết" có thể tồn tại trên mặt trăng Titan của Sao Thổ! 😁
Định nghĩa tế bào sống trên trái đất có thể không giống ở những hành tinh khác, vì vậy, đôi khi ảnh chụp được bề mặt chúng ta cũng không biết rằng đó là có sự sống dù chúng hiển hiện ngay trước mắt
peterpan80
TÍCH CỰC
9 năm
bác chủ xem lại giùm... làm j có -292 độ C.
độ 0 tuyệt đối là -273,15 độ C ....con người chưa tìm ra cách và cũng chưa khám phá ra nơi nào có nhiệt độ thấp hơn độ 0 tuyệt đối...
phải không các bác...????
@peterpan80 @Wantobe: xin lỗi bạn và mọi nguời, mình chủ quan cái này, mình đã sửa. Cảm ơn bạn đã nhắc.
peterpan80
TÍCH CỰC
9 năm
@uhraman mình và mọi người cũng cảm ơn bác đã bỏ công sức đóng góp cho anh em tinhte...😁:D
Wantobe
ĐẠI BÀNG
9 năm
Theo link của ScientificAmerica là "minus 290 degrees Fahrenheit" =~ -179 độ C.
Sự sống quá khủng khiếp tồn tại ở mọi môi trường luôn.
Cốm D.A
TÍCH CỰC
9 năm
Có bạn nào đến từ bên ngoài Trái Đất không, mình mời chiều nay ra biển nhậu mực 1 nắng 😁
@k4r3m.k0ol_142 Mình thích cái món trong avatar của bạn kìa,mực mình thử rồi:D:D:D
Cốm D.A
TÍCH CỰC
9 năm
@badaodiv2 Món này chỉ dành cho 1 người duy nhất thôi bác ạ ;)
@k4r3m.k0ol_142 Threesome thì bác nghĩ sao? :rolleyes:
@k4r3m.k0ol_142 Dành cho mình chứ gì,bạn không cần đâu😁
Greycloud
TÍCH CỰC
9 năm
Đỉnh cao của sự sống phải là dạng Digital (một Software + Hardware) biết suy nghĩ như người mà ta sẽ gọi là trí tuệ nhân tạo

Lúc đó Con người (tạm gọi thế) sẽ chẳng có tuổi già, tuổi trẻ, chẳng có sinh sản vì nếu có chỉ là dạng copy-paste rất nhanh và tiện, chẳng có ăn uống và xả thải ra môi trường mà chỉ có cắm điện vào nạp, cũng sẽ chẳng có nhà cửa, xe cộ,...vì Software có thể lưu trú và chu du trên mạng, uýnh nhau cũng trên mạng (như film Matrix),...thế giới chỉ có công nghệ chế tạo phần cứng là phát triển

Lúc đó đi du hành khắp vũ trụ dạng như Transformer mà không cần biết thời gian là gì, con người sẽ bất tử, bất cần, bất bại 😃
Steve107
ĐẠI BÀNG
9 năm
@Greycloud Xét rộng ra thì đây cũng đúng là một dạng sống. Chỉ cần con người hiểu được bản chất của nhận thức và biết hết ngóc ngách của bộ não thì chúng ta cũng biến thành cái máy mà máy cg bắt chước thành chta đc mất thôi.
Cơ mà như thế cg ko khác gì một con gà có thể trả lời đc bài toán trứng vs gà con nào có trc. Hãy còn xa quá.
deltaduong
ĐẠI BÀNG
9 năm
@Greycloud Cũng có lúc nghĩ như bạn này. Chỉ cần backup lại bộ não rồi nạp vào.
Mà ý tưởng này giống nội dung phim Trancendence nhỉ?
Greycloud
TÍCH CỰC
9 năm
@Steve107 Câu hỏi "trứng vs gà con nào có trc"...là một câu hỏi ko đúng

Xét một thể vật chất đơn giản là nước H2O, khi nhiệt độ cao nó biến thành hơi, nhiệt độ thường nó là chất lỏng, và khi lạnh thì là thể rắn, vậy thì thể khí, thể lỏng và thể rắn chỉ là 3 trạng thái luân chuyển của H2O tùy theo nhiệt độ mà thôi, người ta không thể hỏi là "Hơi nước, nước và nước đá cái nào có trước cả"

Gà cũng vậy, phải xem gà là một thể phức tạp hơn, là một ADN gà, lúc đó thì trứng gà và con gà chỉ là hai trạng thái tồn tại của AND gà

Cho nên nếu có thắc mắc thì phải hỏi là ADN gà từ đâu ra chứ không phải là "trứng vs gà con nào có trc?"
Steve107
ĐẠI BÀNG
9 năm
@Greycloud Mie, đấy là một cách ví von thôi. Thằng này chắc đọc sách hàn lâm từ năm lên 3. Hey, biết con mèo Doraemon với thằng Jerry trong truyện tranh mèo máy Tom không?
rosejaooh
TÍCH CỰC
9 năm
Bọn sứa không não đã tiến hoá lên được hình thái bất tử. Loài người đến bao giờ?
Chỉ cần khác bản chất cấu tạo tế bào thì nhu cầu dinh dưỡng sẽ khác nhau --=> không coi nhau là thực phẩm chính mà chỉ là bữa đổi món thôi, người Trái đất sẽ không bị ăn thịt hết =))
Kinh nghiệm của mình tìm hiểu khoa học là: dễ rơi vào trạng thái "cái gì cũng biết, nhưng ko cái gì biết rõ/biết chắc". Giữa cục sắt vô tri vô giác và con chó, dễ thấy đâu là "sự sống", nhưng nếu tìm hiểu kỹ hơn những vật nằm gần ranh giới "sự sống/ko phải sự sống", ta thấy mọi chuyện phức tạp lên. Như bài "https://en.wikipedia.org/wiki/Life", có câu: "The criteria can at times be ambiguous and may or may not define viruses, viroids or potential artificial life as living."

"Sự sống" ai cũng biết nhưng ko ai đưa ra được định nghĩa chính xác 100%. Định nghĩa 'như ta biết' là do đạt được sự đồng thuận lớn của các nhà khoa học 'hiện nay': nó có thể tiệm cận tự nhiên nhưng ko nhất thiết phản ánh sự thực. Khám phá mới tương lai có thể bổ sung, sửa đổi những gì ta biết về sự sống...
tôi là ai?
icewine
ĐẠI BÀNG
9 năm
@changcodon195 Hãy hỏi chú hàng xóm.
yukixoma
ĐẠI BÀNG
9 năm
Bài viết sai ở chỗ -292 độ C
Độ không tuyệt đối là -273 độ C nghĩa là không có cách nào hạ được nhiệt độ của bất kỳ vật chất nào xuống thấp hơn được nữa.
Lấy đâu ra được -292 độ C -_-
mời các bác xem Xem Hố Đen Tử Thần ( Interstellar ) thử nha ...mình cứ suy nghĩ về nó mãi !
Việc ta cố tìm sự sống dựa vào nguyên lý sống trên trái đất để áp dụng cho mọi dạng sống ở hành tinh khác có vẻ hok đúng đắn rồi
masterss0
TÍCH CỰC
9 năm
Cái này mình thấy cũng đúng mà, động vật trên trái đất hít thở oxy thì cũng có động vật ở nơi khác hít thở khí clo, flo hoặc tham chi là iod cũng nên 😁

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019