Tại sao bầu trời có màu xanh dương?

ND Minh Đức
18/4/2014 7:32Phản hồi: 135
Tại sao bầu trời có màu xanh dương?
"Trời xanh, mây trắng,..." đều là những hiện tượng tự nhiên hết sức bình thường mà chúng ta gặp mỗi ngày. Bầu trời xanh bao la luôn là chủ đề bất tận cho những bức ảnh, tranh vẽ, bài hát,... và nhiều vấn đề khác có liên quan đến nghệ thuật. Bầu trời xanh là nơi gắn liền với cánh diều tuổi thơ hay những chiếc drone mà anh em công nghệ vẫn hằng đam mê. Tuy nhiên, có bao giờ bạn thắc mắc tại sao bầu trời có màu xanh mà không phải là những màu khác? Trong nhiều thế kỷ qua, các nhà khoa học bao gồm cả Aristotle, Isaac Newton, Thomas Young, James Clerk Maxwell và Hermann von Helmholtz,... cũng đã có câu hỏi giống như vậy.

Và bằng những lý giải dưới góc độ khoa học với nhiều yếu tố khác nhau như màu sắc trong ánh sáng mặt trời, góc chiếu của ánh sáng mặt trời trong khí quyển, kích thước và thành phần của các nguyên tố trong không khí, cách mắt người cảm nhận màu sắc,... các nhà khoa học đã tìm thấy lời giải đáp cho hiện tượng tưởng chừng như hiển nhiên như thế. Chuyên mục "Tại sao" lần này, mình sẽ cùng các bạn đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi "Tại sao bầu trời có màu xanh?" nhé. Qua câu hỏi chính trên, chúng ta sẽ còn giải đáp những câu hỏi khác cũng có cùng lời giải đáp như: "Tại sao hoàng hôn màu đỏ? Tại sao nhìn thấy mặt trời màu vàng? Thực chất bầu trời màu gì?"

Để trả lời cho câu hỏi chung, trước tiên chúng ta sẽ nói về khái niệm đầu tiên nhé.

Khí quyển


thanh_phan_chinh_cua_khi_quyen.jpg

Bầu khí quyển là một hỗn hợp các phân tử khí và các loại vật liệu khác trên Trái Đất. Chiếm tỷ trọng lớn nhất là khí Nito (78%) và khí Oxy (21%). Tiếp theo là khí Argon và nước (dưới dạng hơi, hạt mưa, hoặc tinh thể băng). Ngoài ra, còn có một lượng nhỏ các khí khác và nhiều hạt nhỏ như bụi, muội, tro, phấn hoa,...

Thành phần của khí quyển rất đa dạng phụ thuộc vào vị trí địa lý, thời tiết và nhiều nhân tố khác. Núi lửa cũng đóng góp một lượng không nhỏ vào trong bầu khí quyển. Ngoài ra còn có các chất thải từ hoạt động của con người. Bầu không khí càng gần mặt đất thì càng dày đặt. Và sau đó sẽ loãng dần khi càng lên cao cách xa mặt đất hơn.

Sóng ánh sáng

Dưới góc độ vật lý học, ánh sáng mặt trời là 1 dạng năng lượng bức xạ điện từ có bước sóng nằm trong vùng quang phổ khả kiến (nhìn thấy được bằng mắt thường, khoảng từ 380 nm đến 740 nm). Giống như các bức xạ điện từ khác, ánh sáng cũng được mô tả như những đợt sóng hạt chuyển động với các hạt gọi là photon ánh sáng.

Ánh sáng là một sóng dao động điện và từ trường. Nó là 1 phần nhỏ trong dải tất cả các tần số có thể có của bức xạ điện từ. Dải các tần số này gọi là phổ điện từ. Phổ điện từ của 1 đối tượng là phân bố đặc trưng của các bức xạ điện từ phát ra hoặc hấp thụ bởi các đối tượng cụ thể.

Sóng điện từ di chuyển trong không gian với vận tốc 299.792.458 m/s. Đây chính là vận tốc của ánh sáng.

Năng lượng của bức xạ điện từ phụ thuộc vào bước sóng và tần số của nó. Bước sóng chính là khoảng cách giữa các đỉnh sóng. Tần số là số đỉnh sóng đi qua 1 điểm trong 1 đơn vị thời gian (mỗi giây). Ánh sáng có bước sóng càng dài, tần số càng ngắn và càng chứa ít năng lượng.

Màu sắc của ánh sáng

Quảng cáo


Ánh sáng khả kiến (ánh sáng nhìn thấy được) là một phần của phổ điện từ mà mắt người có thể nhìn thấy được. Ánh sáng từ mặt trời hay bóng đèn điện được gọi là ánh sáng trắng. Tuy nhiên, bên trong ánh sáng trắng là một tập hợp của vô số những màu sắc khác nhau. Khi chúng ta chiếu một chùm ánh sáng trắng qua một lăng kính, chúng ta sẽ có thể thấy được những màu sắc khác nhau bên trong ánh sáng trắng. Quang phổ này tương tự như các màu sắc của cầu vòng mà bạn nhìn thấy được.

lang_kinh.jpg

Các màu sắc trong ánh sáng trắng được pha trộn một cách liên tục từ màu này đến màu khác. Dải màu này cơ bản bắt đầu từ đỏ, cam. Tiếp theo sẽ là vàng, lục, lam, chàm và kết thúc bởi màu tím. Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến. Điều này đồng nghĩa với việc tần số và năng lượng của ánh sáng tím là cao nhất trong dải quang phổ khả kiến. Ngược lại, ánh sáng đỏ có bước sóng dài nhất, tần số thấp nhất và sẽ mang ít năng lượng nhất.

buoc_song_anh_sang.jpg

Ánh sáng trong không khí


Ánh sáng di chuyển trong không gian theo đường thẳng nếu không có gì làm nó bị nhiễu loạn. Khi ánh sáng di chuyển vào trong bầu khí quyển, nó tiếp tục đi theo đường thẳng cho đến khi gặp phải các hạt bụi nhỏ hoặc các phân tử khí cản lại. Kể từ lúc này, những gì xảy ra với ánh sáng phụ thuộc vào bước sóng của nó và kích thước của những vật mà nó chiếu vào.

Những hạt bụi và nước trong không khí có kích thước lớn hơn so với bước sóng của ánh sáng khả kiến. Khi ánh sáng chiếu vào những hạt có kích thước lớn hơn, nó sẽ bị phản xạ lại theo nhiều hướng khác nhau hoặc bị các vật cản hấp thu. Do các màu sắc khác nhau trong ánh sáng đều bị phản xạ lại từ các hạt theo cùng một hướng nên ánh sáng phản xạ từ các hạt cản vẫn là ánh sáng trắng và chứa tất cả các màu ban đầu.

Quảng cáo


Ngoài bụi và nước, trong khí quyển cũng chứa các phân tử khí. Các phân tử khí này có kích thước nhỏ hơn so với bước sóng của ánh sáng khả kiến. Nếu ánh sáng trắng chiếu vào các phân tử khí, thì chuyện không đơn giản như khi chiếu vào bụi hay các hạt nước.

Khi ánh sáng chiếu vào phân tử khí, "một phần" của nó có thể bị phân tử khí hấp thụ. Sau đó, các phân tử khí sẽ bức xạ ánh sáng theo nhiều hướng khác với ban đầu. Sở dĩ có khái niệm "một phần" xuất hiện ở đây là vì sẽ có một số bước sóng trong ánh sáng trắng (tương ứng với các màu sắc) dễ bị hấp thụ, một số bước sóng khác khó bị hấp thụ hơn. Nói cách khác, một số bước sóng ngắn (như màu xanh dương) sẽ bị hấp thụ nhiều hơn so với các bước sóng dài (như màu đỏ).

John William Strutt, 3rd Baron Rayleigh.jpg
Nhà vật lý học người Anh John William Strutt, 3rd Baron Rayleigh (1842-1919) Người đề xuất phương trình xác định hệ số tán xạ Rayleigh giúp lý giải nguyên nhân bầu trời có màu xanh​

Quá trình trên được gọi là tán xạ Rayleigh. Hiện tượng được đặt theo tên của người phát hiện ra nó: Lord John Rayleigh, một nhà vật lý học người Anh. Vào năm 1871, Rayleigh đã đưa ra phương trình tính hệ số tán xạ của một vật tỷ lệ nghịch với bước sóng ánh sáng (ký hiệu là lamda) mũ 4. Nói cách khác, ánh sáng có bước sóng càng ngắn thì càng bị tán xạ nhiều hơn và ngược lại.

Đã có thể trả lời câu hỏi ban đầu: Màu xanh của bầu trời là do tán xạ Rayleigh


Do bước sóng của ánh sáng (100~1000 nm) lớn hơn so với kích thước của các phân tử khí (10 nm) nên chúng ta có thể áp dụng công thức tán xạ Rayleigh cho hiện tượng tán xạ ánh sáng trong khí quyển của Trái Đất.

bluesky1_large.jpg

Khi ánh sáng đi vào khí quyển của Trái Đất, hầu hết những bước sóng dài đều không bị các phân tử khí hấp thụ nên có thể đi xuyên qua. Một ít ánh sáng đỏ, cam, vàng có thể bị ảnh hưởng của không khí. Tuy nhiên, một lượng lớn bước sóng ngắn đã bị các phân tử khí hấp thụ. Ánh sáng bước sóng ngắn bị hấp thụ sau đó sẽ được tán xạ ra ngoài theo rất nhiều hướng khác nhau.


Lúc này, ánh sáng xanh sẽ tán xạ khắp bầu trời. Vào ban ngày, cho dù bạn đứng ở bất cứ đâu và nhìn theo hướng nào thì một số ánh sáng xanh bị tán xạ luôn hướng tới mắt của bạn. Do đó, khi bạn ngước nhìn lên phía trên đầu mình thì bầu trời sẽ luôn có màu xanh.

Nếu bạn chú ý kỹ hơn, thì khi nhìn càng gần về phía đường chân trời thì bầu trời có vẻ nhạt màu hơn. Đó là do, để đến được vị trí của bạn, ánh sáng xanh sau khi bị tán xạ phải đi qua thêm nhiều lớp không khí. Một phần tiếp tục bị tán xạ theo nhiều hướng khác. Do đó, có ít ánh sáng xanh từ phía gần chân trời tiến đến vị trí của bạn hơn so với lượng ánh sáng xanh từ đỉnh đầu bạn.

bluesky2_large.jpg

Một điểm khác đáng chú ý là chắc chắn nếu theo dõi đến đây, các bạn sẽ có thắc mắc rằng: Bước sóng của màu tím và màu chàm thậm chí còn ngắn hơn màu xanh, vậy lẽ ra bầu trời phải có màu tím chứ? Câu trả lời đã sẵn sàng cho các bạn.


Vậy tại sao bầu trời không phải là màu tím? Đó mới là bước sóng ngắn nhất mà!


Một nguyên nhân chính là do hoạt động của mắt người trong việc nhìn thấy màu sắc. Mắt người nhạy cảm với ánh sáng có bước sóng từ 380 đến 740 nm. Trên võng mạc bình thường có 10 triệu tế bào que cảm biến ánh sáng và 5 triệu tế bào hình nón phát hiện ra màu sắc. Mỗi tế bào nón có chứa sắc tố giúp phản ứng với từng loại bước sóng khác nhau. Có 3 loại tế bào nón chính tương ứng với các loại bước sóng ngắn, trung bình và dài. Chúng ta cần phải sử dụng cả 3 loại tế bào này để nhìn thấy màu sắc chính xác nhất.

Mỗi tế bào nón có phản ứng với các bước sóng tối đa là: 570 nm đối với bước sóng dài, 543 đối với bước sóng trung bình, và 442 nm đối với bước sóng ngắn. Dù vậy, 3 loại tế bào nón này có thể phản ứng với số bước sóng trên diện rộng và chồng chéo nhau. Điều này có nghĩa là sẽ có trường hợp 2 quang phổ khác nhau có thể gây ra cùng 1 phản ứng trên các tế bào nón.


2 quang phổ khác nhau nhưng cùng tạo 1 phản ứng giống nhau trên tế bào nón được gọi là đồng phân dị vị. Trở lại vấn đề bầu trời, khi bầu trời là một hỗn hợp giữa màu xanh và tím. Các tế bào nón trong mắt người sẽ phản ứng khi nhìn thấy hỗn hợp này thành hỗn hợp của màu xanh và trắng. Và cuối cùng, tín hiệu đưa về hệ thần kinh chỉ là màu xanh. Điều này tương tự như thủ thuật trộn màu đỏ và xanh lá để thành màu vàng vậy.

Dù vậy, một số loài động vật nhìn bầu trời không phải có màu xanh như con người. Ngoài con người và một số loại linh trưởng, hầu hết các loài động vật khác đều có 2 loại tế bào hình nón trong võng mạc. Do đó, các loài động vật này, như chim chẳng hạn, sẽ nhìn thấy bầu trời là màu tím.


Tại sao chúng ta nhìn thấy mặt trời có màu vàng?


Trên Trái Đất, chúng ta nhìn thấy mặt trời vào ban ngày có màu vàng. Nếu bạn đi ra không gian hoặc lên trên Mặt Trăng, bạn sẽ nhìn thấy Mặt Trời có màu trắng. Tại sao vậy? Đó đơn giản là do: Trong vũ trụ không có bầu khí quyển để tán xạ ánh sáng mặt trời.

Trên Trái Đất, một vài bước sóng ngắn của ánh sáng mặt trời (xanh dương hoặc tím) đã bị các phân tử khí hấp thụ và loại bỏ ra khỏi chùm ánh sáng chiếu trực tiếp từ mặt trời tới mắt người. Do đó, các màu còn lại cùng nhau xuất hiện chính là màu vàng.


Cuối cùng: Tại sao hoàng hôn có màu đỏ?


Khi mặt trời bắt đầu lặn, ánh sáng cần phải đi một đoạn đường dài hơn qua không khí trước khi đến vị trí mà bạn nhìn thấy. Lúc này, sẽ có càng nhiều ánh sáng bị phản xạ và tán xạ hơn. Càng có ít ánh sáng trực tiếp từ mặt trời tiếp cận tới vị trí của bạn, thì bạn sẽ nhìn thấy mặt trời càng ít phát sáng hơn. Cũng trong thời điểm này, màu sắc của mặt trời bắt đầu có sự thay đổi, từ màu vàng lúc ban ngày bắt đầu chuyển dần sang cam và sau đó đến đỏ.

bluesky3_large.jpg

Nguyên nhân chính là: Mặc dù lượng ánh sáng xanh vẫn bị tán xạ như lúc ban ngày nhưng bị tán xạ nhiều lần do phải xuyên qua lớp không khí dày mới tới được mắt người. Bên cạnh đó, các bước sóng dài (cam, vàng) trong chùm sáng chiếu trực tiếp đến vị trí của bạn ngày một ít đi. Các bước sóng dài phải vượt qua quãng đường dài hơn so với ban ngày để trực tiếp đến với vị trị của bạn. Chỉ còn lại ánh sáng đỏ ít bị tán xạ được truyền thẳng đến mắt nhiều hơn.

Do đó, bạn sẽ nhìn thấy bầu trời ngày càng đỏ dần lên. Sau khi Mặt Trời đã khuất sau đường chân trời, chúng ta không thấy trực tiếp ánh sáng của Mặt Trời; nhưng nếu có các đám mây trên cao, chúng sẽ phản xạ lại ánh sáng đỏ xuống mặt đất, tạo nên cảnh tượng tuyệt đẹp của hoàng hôn.

Kết


hoang_hon.jpg

Cuối cùng thì chúng ta đã tìm được câu trả lời cho các câu hỏi ban đầu. Một lần nữa, các hiện tượng tưởng chừng như hiển nhiên lại ẩn chứa bên trong nó nhiều vấn đề như vậy. Thật sự là bất cứ điều gì đều có nguyên nhân của nó. Dĩ nhiên, con người ta vẫn đang ngày đêm nghiên cứu để cố gắng lý giải thêm thật nhiều hiện tượng xung quanh mà trước đây chưa có lời giải đáp. Đó là mong ước của tất cả chúng ta và đặc biệt là các nhà khoa học. Mỗi người đều có nhiều câu hỏi tại sao cho riêng mình. Cuối cùng, cám ơn các bạn đã theo dõi bài viết của mình. Hẹn gặp lại trong một câu hỏi khác trong chuyên mục "Tại sao" nhé. Chúc vui.

135 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Mình cũng có thắt mắc như thế này tại sao đại dương là màu xanh mà nước lại là ko màu 😃
@Anh.Minh nếu như theo clip trên thì không phải nó phản xạ bầu trời mà là do tia màu tím va màu xanh có bước sóng ngắn nên năng lượng lớn nên khi đi vào nước sẽ truyền đi xa hơn các ánh sáng còn lại.nếu đúng như thế thì tại sao nó không màu tím nhỉ?với cả cái chỗ nước máu trắng cũng chưa hiểu lắm vì ngu tiếng anh.hình như ít quá anh sáng nó xuyên qua hết nên đi ra sẽ là ánh sáng trắng chăng????????
mekong100
ĐẠI BÀNG
10 năm
@nguyensang12 Nếu bạn chịu khó xem hết video clip thì bạn sẽ có câu trả lời ngay thôi !!
đơn giản là vì ánh sáng " trắng " từ mặt trời chiếu xuống biển ( nước + nhiều chất linh tinh khác ) nó sẽ cản lại các sóng ánh sáng có bước sóng dài, nói cách khác là chỉ cho các bước sóng ngắn mang năng lượng cao đi qua.
VD: " rada thủy âm dùng sóng siêu âm "
Nên môi trường nước biển, chỉ có ánh sáng màu xanh với màu tím là có thể đi sâu vào trong lòng nước biển mà thôi. còn tại sao chúng ta chỉ nhìn thấy nước biển màu xanh mà không phải màu tím thì cũng giống như cách mà chúng ta nhìn bầu trời.
=> giải thích được tại sao, nước biển gần bờ có màu trắng và càng ra xa, vùng nước sâu thì màu xanh của nước biển càng đậm !!
Chúc bạn vui vẻ và hài lòng với câu trả lời này ! Thân .... :eek:
@fanyingni thế cho mình hỏi , vì sao trong cùng 1 chỗ mà biển lại có 2 màu
@DuyLinh1 (chưa kiểm chứng lại tính chính xác)
mình xin thú tội .nguyên nhân do mìnhmua bút màu về tô bầu trời mà ra nông nỗi ngày hôm nay :0
@thanhhung621989 Bạn có nhầm không đấy? Chính xác là lỗi của mình trong lúc xếp hàng đánh rơi lọ mực Xanh Cửu Long và nó bốc hơi lên đấy. 😁
hvung1982
TÍCH CỰC
10 năm
Phức tạp quá 😁
liongates
ĐẠI BÀNG
10 năm
" Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến. Điều này đồng nghĩa với việc tần số và năng lượng của ánh sáng tím là thấp nhất trong dải quang phổ khả kiến. Ngược lại, ánh sáng đỏ có bước sóng ngắn nhất, tần số thấp nhất và sẽ mang nhiều năng lượng nhất."
sai rồi bác ơi. Em sắp thi đại học môn Lý, đọc đoạn này mà toát mồ hôi hột.
Năng lượng là E=hc/lamđa. Lamđa là bước sóng, bước sóng tím ngắn nhất thì năng lượng là lớn nhất. Tương tự với màu đỏ.
"Sóng điện từ di chuyển trong không gian với vận tốc 299.792 km/h (hoặc c=186.282 m/s). Đây chính là vận tốc của ánh sáng." Sai luôn rồi ạ.
Nó có giá trị chính xác bằng 299.792.458 mét trên giây, bởi vì đơn vị độ dài mét được định nghĩa lại dựa theo hằng số này và giây tiêu chuẩn.- wikipedia.
@liongates Mình cũng đang học 12 nè bạn. Đúng là mod viết sai rồi. Có lẽ bỏ lâu quá ko nhớ đó mà. Mong các bạn thông cảm với sai sót. Có lẽ mod đã edit lại 😃
@liongates Có lẽ từ sau tinhte nên tuyển mod đã tốt nghiệp đại học hoặc có trình độ tương đương :p
hungled
ĐẠI BÀNG
10 năm
Cái này hồi nhỏ hay thắc mắc, giờ đọc mới biết
tại sao mặt trăng lại màu vàng?
@hey911 phản xạ ánh sáng của mặt trời.
Bai viết gì mà gây khó hiểu o chỗ ánh sáng tím với đỏ, chẳng biết cái nào dài nhất, năng lượng nhiều nhất

Sent by Pi 2.0
liongates
ĐẠI BÀNG
10 năm
@cuong44 ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất khoảng 0,38micromet là đúng rồi bạn.
@liongates Mình nhầm, trong bài viết co nói "ngược lại, anh sáng đỏ co bước sóng ngắn nhất", sai chỗ này.
Ánh sáng tím ngắn nhất là đúng rồi

Sent by Pi 2.0
Đây là hiệu ứng tán xạ của ánh sáng mặt trời. Trái đất có một bầu khí quyển gồm các khí như nitơ, oxy, .... Các khí này không hấp thụ ánh sáng trong vùng nhìn thấy và vì vậy nó trong suốt. Tuy nhiên, khi các "hạt ánh sáng" đi vào bầu khí quyển nó va chạm với các khí này, làm thay đổi đường đi của tia sáng, được gọi là tán xạ. Hiện tượng tán xạ tỷ lệ nghịch (bậc bốn) với bước sóng của ánh sáng, hay tỷ lệ (bậc bốn) với năng lượng của áng sáng. Ánh sáng trong vùng nhìn thấy gồm 7 màu cơ bản là đỏ, cam, vàng, lục, lam (xanh), chàm và tím. Màu này tỷ lệ với năng lượng của ánh sáng (màu tím có năng lượng cao nhất). Như vậy màu tím sẽ bị tán xạ mành nhất. Tuy nhiên, phổ của ánh sáng mặt trời có đỉnh là màu xanh, tức là ánh sáng màu xanh là nhiều nhất. Vì vậy chúng ta thấy bầu trời có màu xanh. Tuy nhiên khi về chiều, hoăc buổi sáng, mặt trời không ở đỉnh đầu chúng ta mà nghiêng. Tức là ánh sáng mặt trời sẽ đi qua quãng đường dài hơn trong bầu khí quyển so với buổi giữa trưa (trái đất hình cầu và bầu khí quyển cũng hình cầu). Ánh sáng mặt trời sẽ va chạm với bầu khí quyển nhiều hơn khi đi vào mắt chúng ta. Vì vậy sẽ làm tăng khă năng va chạm của ánh sáng màu đỏ với bầu khí quyển và bạn nhìn thấy hoàng hôn hoặc bình minh bầu trời có màu đỏ. Hơn nữa, mắt của chúng ta lại nhạy với màu xanh, nên chúng ta nhìn màu xanh tốt hơn các màu khác.
ussh999
TÍCH CỰC
10 năm
@tuyen_kientruc2013 Tôi đặt bạn trên mod 1 bậc. Tinhte càng ngày càng kém tinh tế.
tại sao màn ip lại hình chữ nhật...tại sao ai biết tại sao.?
@nguyenhai712 Do cấu trúc của bàn tay. Khi bàn tay cầm nắm 1 vật thì vật có hình chữ nhật dài sẽ giữ chắc hơn vật có hình vuông. Thiết kế của iPhone cũng bao gồm cả nghiên cứu về kích thước của bàn tay so với độ dài và rộng của điện thoại, không phải ngẫu nhiên mà điện thoại có kích thước như thế.
@_FanTTE_ bạn nói như apple sáng tạo ra điện thoại hình chữ nhật ấy.
mình nhớ điện thoại cổ của motorola với nokia cũng thiết kế hình chữ nhật,
đang dùng nokia 108 cầm dễ hơn iphone nhiều.
@nguyenhai712 Steve Job sắp trả lời thắc mắc của bạn đó, chờ tý nhé.
VIC_VIC
ĐẠI BÀNG
10 năm
@nguyenhai712 Tại vì để có căn cứ ..... kiện SS😁
@_FanTTE_ ra thế, nhưng mình thấy mọi người cầm cái chuôi dao ít bị rơi hơn cầm iphone mà
do Thiên Chúa đã tạo ra mọi vạn vật trong vũ trụ này
@nguyendrum Ai em trai của bác. đưa cái video vớ vẩn đó chứng minh cái gì vậy. chúa phát triền và hình thanh sau cả đạo phật .bác ko biết mà cứ tin vào người mê tín. ko thực tế.
@nguyendrum Đây là trang công nghệ chứ không phải trang truyền đạo nhé bạn.
@nguyendrum Chắc thằng này bị điên, đi truyền đạo ở đây làm vẹo gì vậy?
Tôi nghĩ trả lời đơn giản thì ai cũng có thể trả lời tại sao bầu trời có màu xanh nhưng đi vào chi tiết thì bó tay.

'LIKE' bài viết ở chỗ đi sâu vào chi tiết.
focus__3t
ĐẠI BÀNG
10 năm
Bài hay mà kiến thức cơ bản sai nhiều quá:oops:
tinhte sau bài hướng dẫn samfan nó cài nhạc chuông thì có bài tại sao bầu trời xanh =))
Tại sao lại hỏi là tại sao >"<
Tại sao là đổ lỗi cho 1 vì sao :rolleyes:
trantiep001
ĐẠI BÀNG
10 năm
bác nhầm rồi, nếu mà nước nhiều, lúc đó nó sẽ có màu xanh bác, mình đang nói đến nước nguyên chất đó. còn nước biển có màu xanh do ánh sáng chiếu tới thôi, trong nước biển có nhiều tạp chất, khi ánh sáng chiếu tới mang năng lượng. tùy theo mỗi bước sóng mà các ion trong đó bị kích thích và quay lại trạng thái cơ bản, sẽ phát xạ lên 1 vạch phổ, có thể trong vùng nhìn thấy hoặc không.em nghĩ là như thế.
123a
ĐẠI BÀNG
10 năm
vì Sora Aoi (そらあおい);)
@123a Ahhh ~ Kimochiiiiiiiiiiiii~~~~~~
Trường hợp này thì màu khác bác ơi. 😁
E thì có câu hỏi khác: tại sao tinhte lại có tên là tinh tế?
Tại sao Cu Hiệp lại có cu đằng trước 😁
Hihi.. Tinhte nói chuyện dưới đất hết rùi .. Bi h nói chuyện trên trời..

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019