Tàu Curiosity sẽ đáp xuống sao Hỏa lúc 12:31 trưa nay

bk9sw
5/8/2012 5:32Phản hồi: 219
Tàu Curiosity sẽ đáp xuống sao Hỏa lúc 12:31 trưa nay

Vào thứ 2 ngày 6 tháng 8 năm 2012, con người sẽ đặt một cột mốc mới trong lịch sử khám phá không gian. Đúng 5:31 phút sáng giờ GMT (hay 12:31 giờ Việt Nam), phương tiện nghiên cứu khoa học vận hành bằng hạt nhân Curiosity sẽ tiếp cận sao Hỏa và bắt đầu một trong những cuộc đổ bộ phức tạp nhất từ trước đến nay. Chỉ có 2 trường hợp xảy ra, 1 là toàn thể nhân viên tại NASA sẽ vỡ òa sung sướng khi Curiosity gởi về những tín hiệu đầu tiên từ hành tinh đỏ hoặc tất cả sẽ chìm trong im lặng. Và chìa khóa để Curiosity đổ bộ thành công là lớp chắn nhiệt hoàn toàn mới lần đầu tiên được đưa vào thử nghiệm.

Sao Hỏa được mệnh danh là tam giác Bermuda của hệ Mặt Trời. Hơn một nửa các sứ mạng đều kết thúc với sự thất bại trong việc xâm nhập quỹ đạo hoặc tàu biến mất khi đang đáp xuống bề mặt hành tinh đỏ. Một trong những lý do là bầu khí quyển của sao Hỏa. Nếu như một tàu không gian đáp xuống Trái Đất, lực hút thấp của Mặt Trăng khiến việc đáp xuống trên các động cơ đẩy đơn giản như một cuộc diễn tập. Và khi bay xuyên qua bầu khí quyển Trái Đất, khí quyển còn giúp làm giảm tốc độ, đủ để phương tiện đáp xuống an toàn bằng cánh hoặc dù.

Xâm nhập khí quyển sao Hỏa:

Lớp khí quyển mỏng của sao Hỏa là trở ngại lớn nhất đối với mọi tàu thăm dò. Với áp suất chỉ bằng 1/100 khí quyển Trái Đất, mật độ thưa thớt của khí quyển sao Hỏa không đủ để làm giảm tốc độ lao xuống của tàu. Vì vậy, khi tiếp cận bầu khí quyển sao Hỏa ở tốc độ 21.250 km/h và chịu lực hãm hơn 10 g's, Curiosity sẽ được bảo vệ bởi lớp vỏ phi thuyền lớn nhất từng được chế tạo.

Trên thực tế, phương tiện xâm nhập của NASA sẽ bay xuyên qua bầu trời sao Hỏa, nghiêng theo một góc và được bảo vệ bởi tấm chắn nhiệt. Lớp vỏ phi thuyền sẽ sử dụng các đặc tính khí động học của tấm chắn và các động cơ đẩy nhỏ để biến cả phương tiện thành một vật thể chủ động với khả năng định hướng và thậm chí đảo theo hình chữ S để giảm tốc. Nguyên tắc này đã được sử dụng trên mô-đun chỉ huy của tàu Apollo nhưng đây là lần đầu tiên được áp dụng trong một sứ mạng khám phá hành tinh.

Tấm chắn nhiệt của phương tiện thăm dò Curiosity.

Chìa khóa để phương tiện thăm dò Curiosity chứa bên trong có thể sống sót là tấm chắn nhiệt với đường kính 4,5 m. Đây là kích thước tấm chắn lớn chưa từng thấy trong một sứ mạng vũ trụ. Với trọng lượng 899 kg, Curiosity là một robot thăm dò hoạt động bằng năng lượng hạt nhân, kích thước bằng xe SUV với nhiều trang thiết bị chuyên môn trong đó có một khẩu súng laser có thể làm bốc hơi đá. Để đáp xuống bề mặt hành tinh đỏ, nó cần một phương tiện xâm nhập đủ lớn và đủ chắc chắn với tổng trọng lượng là 2431 kg. Trong trường hợp này, Curiosity được bao bọc bởi một lớp vỏ phi thuyền trông giống như một cái bát úp ngược trên một cái dĩa. Cái dĩa này chính là tấm chắn nhiệt.

Tấm chắn nhiệt không chỉ lớn mà còn sở hữu thiết kế từng được sử dụng trên tàu thăm dò Stardust mang sứ mạng thu thập các mẫu vật từ đuôi của một sao chổi và gởi chúng trở lại Trái Đất. Nhiệt và áp lực mà tấm chắn phải chịu sẽ lớn hơn nhiều so với mọi tàu thăm dò sao Hỏa khác từng đối mặt với nhiệt độ lên đến 2100 độ C. Để bảo vệ, tấm chắn được chế tạo từ các tấm phenolic nhúng carbon ablator (PICA) do trung tâm nghiên cứu Ames của NASA phát minh. Mặc dù NASA thử nghiệm tấm chắn nhiệt bằng các mô hình thử nghiệm môi trường tốt nhất của khí quyền sao Hỏa, nhưng mô hình vẫn chỉ là mô hình, do đó, tấm chắn được phát triển với biên độ rủi ro rất lớn.

NASA hy vọng sẽ học được nhiều điều từ hiệu quả của tấm chắn và để thu được kinh nghiệm, tấm chắn đã được tích hợp gói trang thiết bị đổ bộ, giảm độ cao và xâm nhập của phòng thí nghiệm sao Hỏa (MEDLI). Đây là một gói gồm 14 bộ cảm biến với 7 cảm biến áp suất để ghi lại các dữ liệu khí quyển và 7 bộ cảm biến chứa nhiều cảm biến nhiệt độ. Do tấm chắn nhiệt hoạt đồng theo cách thức bong tách (cháy hết lớp này đến lớp khác) để bảo vệ phương tiện bên trong, các cảm biến nhiệt sẽ được đặt tại nhiều độ sâu khác nhau trong lớp chắn. Qua đó, sự hao mòn vật liệu có thể được nhận biết. Tất cả 14 bộ cảm biến được kết nối với một hộp điện tử để nhập dữ liệu vào tàu đổ bộ. Dự liệu sau đó sẽ được kết hợp với các thông tin thay đổi về tốc độ.

Từ dữ liệu này, các nhà khoa học và kỹ sư hy vọng không chỉ có được cái nhìn về bầu khí quyển sao Hỏa, họ còn có thể đánh giá hiệu quả của tấm chắn. Trong suốt quá trình đổ bộ, các phép đo được thực hiện 8 lần mỗi giây và được máy tính trên Curiosity ghi nhận liên tục.

24 giây sau khi dù được bung ra ở độ cao 11 km, tấm chắn nhiệt sẽ tự động tách rời, kết thúc nhiệm vụ bảo vệ của mình. Trong khi đó, phần còn lại gồm vỏ phi thuyền với hệ thống tên lửa đẩy cùng phương tiện thăm dò Curiosity sẽ hạ dần độ cao, đáp xuống bề mặt hành tinh đỏ. Các dữ liệu thu thập từ MEDLI sẽ được Curiosity lưu trữ và truyền tải về Trái Đất trong tháng đầu tiên sau khi đặt chân lên sao Hỏa.

Trong video dưới đây, các thành viên của NASA đã tiết lộ những thử thách mà Curiosity phải đối mặt khi đáp xuống hành tinh đỏ. Hy vọng mọi chuyện sẽ diễn ra suôn sẻ:

Quảng cáo


Theo: Gizmag
219 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

em, bạn gái em, bạn gái cũ của em, và những người bạn # mong chờ con tàu sẽ phát hiện một tên alien một mắt và truyền hình ảnh về trái đất 😃
hugn222
ĐẠI BÀNG
12 năm
@linh_son_nguyen Tìm được dấu hiệu của nước đã là một bước tiến vi~ đại rồi bạn, nói chi alien...;)
Ad ơi. Tấm chứ.

Sent from my GT-S5360 using Tinhte.vn
Hi vọng sẽ gặp UFO ;)
maxivit
ĐẠI BÀNG
12 năm
@nobita211194 Mình cũng hi vọng thế
doan.vu
ĐẠI BÀNG
12 năm
@nobita211194 U F O là chữ viết tắt của unidentified flying object tức là "vật thể bay không xác định"...
nó xuống bề mặt rồi, gặp gì nữa, UFO là dành cho ng trái đất nhìn lên bầu trời thôi 😃
hoaiqua
ĐẠI BÀNG
12 năm
Chờ xem tiếp theo thế nào !

Sent from my HTC One X using Tinhte.vn
Lót dép hóng 😁 Hy vọng thành công
Chờ VN phóng thôi, VN mà phóng thì bao test 🆒
HVT
TÍCH CỰC
12 năm
@BQDuong haha, bao test là vì....nó bị rơi trước khi rời bầu khí quyển trái đất nên...khỏi cần test nữa hả? kaka
>50 năm kể twf khi con người lên mặt trăng, giờ mới chịu đưa phi thuyền (không có người) lên sao Hoả. Có vẻ chậm nhỉ ;)
quochoi86
TÍCH CỰC
12 năm
@duong183 Bạn ơi có phải đi các châu lục đâu mà chậm vậy? con người luôn luôn muốn khám phá mà
@duong183 k phải đâu bạn. đã đưa vài cái lên rồi đấy
@duong183 Bác vào làm xem có biết được tí gì về vũ trụ ko mà bảo chậm 😁
@duong183 cả một vấn đề đấy bác ạ. mặt trăng thì bầu khí quyển dễ xâm nhập hơn sao hoả nhiều. và cũng gần hơn sao hoả.......
hi vọng là tìm dk vài em alien trên đó 😆
Gặp ngươì avarta thì đã hơn
Thanhnam™
ĐẠI BÀNG
12 năm
Không hiểu đoạn này lắm, khí quyển mỏng thì tàu có thể bay qua nhanh hơn và tác động nhiệt của nó lên tàu cũng phải giảm đi chứ nhỉ?
//Tem trá hình nhé :D
@Thanhnam™ bay nhanh hơn thì làm sao mà hạ cánh an toàn được. đâm thẳng vào xuống đất tan xác chứ còn à.
loxuanhanh
ĐẠI BÀNG
12 năm
@Thanhnam™ Theo mình hiểu thì khí quyển mỏng đồng nghĩa với việc hãm bằng dù không hiệu quả như trên trái đất.
mitu_pham
TÍCH CỰC
12 năm
@Thanhnam™ Thì thế, bay qua thì nhanh hơn thật nhưng mà khi đáp xuống vs tốc độ lớn hơn thì vỡ mồm bạn ơi

Sent from my LG-P970 using Tinhte.vn
@Thanhnam™ Cái này đâu có gì là khó hiểu đâu nè. Nhiệt độ cao là tại vì áp suất trên bầu khí quyển của sao hỏa nhỏ hơn trái đất 100 lần mà.
Còn khi bầu khí quyển mỏng thì là khó cho phi thuyền vì nó quá mỏng nên lực hãm rất ít, mà với tốc độ ~21.000km/h thì nó lao đi lẹ lắm, ko kịp hãm lại đâu, nếu xử lý ko tốt thì sẽ đâm vào sao hỏa mất.
Vài dòng chia sẻ, hi vọng bạn ngộ ra đc điều gì
TAKUMA
CAO CẤP
12 năm
Ủa tui thắc mắc là cách đây khoảng 5-6 năm là người ta phóng 2 con tàu lên sao hỏa(có 1 cái bị hỏng) rồi mà,cái này có gì đặc biệt không @@!
Lót 87 hóng 😃.
k_binh
ĐẠI BÀNG
12 năm
Con người ngày càng ghê gớm.Chắc mai mốt Trung Quốc cũng lên đây giành đất như giành đảo quá
@k_binh Đợi 100 năm nữa TQ mới lên được Sao Hỏa ngoại trừ chôm được phi thuyền của A Mẽo.
Có quái thú ở đó đã làm mất tích những con tàu trc đó. 😃
Khi nào đổ bộ xuống mặt trời đây các bác 😃
hienld
TÍCH CỰC
12 năm
Hy vọng sẽ đổ bộ thành công.
trung_italy
ĐẠI BÀNG
12 năm
http://www.ustream.tv/nasajpl Link truyền hình trực tiếp cho bác nào muốn theo dõi, bác chủ topic update lên post 1 với 😁

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019