[The Big Picture] Những cuộc di cư vĩ đại

levuongthinh
9/11/2010 15:20Phản hồi: 41
[The Big Picture] Những cuộc di cư vĩ đại
Các loài vật từ lớn đến bé đang di chuyển vòng quanh trái đất trong những cuộc hành trình đầy hiểm nguy có thể kéo dài qua nhiều thế hệ, để đuổi theo những thứ có thể giúp chúng tồn tại. Các nhà nghiên cứu đã ghi lại hình ảnh của những cuộc di cư vĩ đại này và làm thành chương trình “Great Migrations – Những cuộc di cư vĩ đại”, gồm 7 phấn, phát trên National Geographic. Để có được những hình ảnh này, các nhà nghiên cứu đã phải mất 2 năm rưỡi, di chuyển qua một khoảng cách dài 420.000 dặm, qua 20 quốc gia và tất cả 7 lục địa. Sau đây là một số hình ảnh ấn tượng trong bộ sách và DVD "Great Migrations: Official Companion Book".


Những chú chim cánh cụt Gentoo xếp hàng và cùng nhau lặn xuống nước ở vùng biển Nam Cực.


Một đàn linh dương wildebeest (loài động vật có vú và bụng to, cùng các đặc điểm kết hợp giữa linh dương và ngựa) đang chạy băng qua vùng đất bằng phẳng ở Khu bảo tồn quốc gia Maasai Mara của Kenya. Hàng năm, loài wildebeest di chuyển khoảng 1.800 dặm ngang qua đường xích đạo Đông Phi để đuổi theo những cơn mưa và đồng cỏ xanh.


Đối với loài walrus (con moóc), băng đá chính là cuộc sống của chúng. Loài động vật biển có vú này thường nằm trên băng để nghỉ ngơi, sinh sản, chăm con và để di trú. Với tình trạng ấm nóng toàn cầu, băng đang dần biến mất. Vì thế cuộc di trú hàng năm của loài này đang trở thành một cuộc đua với thời gian và khoảng cách, độ sâu và những tai họa.


Một chú ngựa vằn con bám sát theo mẹ của chú hàng tháng. Chú nhận dạng mẹ bằng tiếng kêu, mùi và những được sọc vằn trên thân.


Sứa vàng (golden jellyfish) có tên khoa học là Mastigias papua. Chúng chỉ được tìm thấy ở một hồ Sứa tại Palau, một hòn đảo nằm gần Philippines. Những con sứa vàng ăn các sinh vật phù du, ấu trùng cá và đặc biệt sống phụ thuộc vào loài tảo zooxanthellae, loài tảo sống trong các mô của chúng và cung cấp dinh dưỡng cho chúng. Những con sứa vàng sống phụ thuộc vào ánh sáng mặt trời và chúng đều di chuyển theo ánh sáng mặt trời mỗi ngày trong hồ Sứa để ánh sáng mặt trời duy trì sự quang hợp của tảo zooxanthellae. Hành trình bơi lội mỗi ngày của chúng xuất phát từ phía tây của hồ vào lúc bình minh (khoảng 6 giờ sáng hàng ngày) để bơi về phía đông nơi có mặt trời mọc. Buổi chiều, chúng lại bơi ngược lại trở về bờ phía tây của hồ nơi chúng đã bắt đầu.


Một chú chim hải âu đực lớn đang giang đôi cánh rộng hơn 3m của mình để "lấy lòng" con cái ở đảo Nam Georgia. Hành động tán tỉnh này được thực hiện nhằm để "làm mới" mối quan hệ giữa chúng sau hàng tháng trời lang thang vùng biển Southern Ocean.


Hai con Hải cẩu voi (elephant seal) đang gầm vang để chứng tỏ sức mạnh. Cuộc chiến giữa những con Hải cẩu voi thường diễn ra rất ác liệt và gây ra những vết thương nặng cho cả 2. Kẻ chiến thắng sẽ trở thành "ông vua" của bãi biển. Một con Hải cẩu voi thường nặng khoảng 4 tấn và dài gần 5 mét.


Những chú cá hồi đang tập trung về dòng sông Ozernaya ở bán đảo Kamchatka, Nga để đẻ trứng.

Quảng cáo




Đàn bồ nông di cư 2 lần một năm để tránh cái lạnh của mùa đông và tìm tới vùng đất có nhiều thức ăn hơn. Các đợt di cư đó diễn ra khoảng giữa tháng 3 và giữa tháng 10, đó cũng là dịp để những người yêu chim tụ tập ngắm nhìn đàn bồ nông đông đúc.


Một bầy cá nhà táng (sperm whale) ngoài khơi vùng biển đảo Azores, phía Đông Đại Tây Dương.


Những chú Đại bàng đầu trắng di cư dọc theo dòng sông Mississippi trong mùa Xuân, đến vùng Bắc Mỹ và Canada, nơi chúng có thể tìm được nhiều thức ăn và đôi khi được dự những bữa tiệc thịnh soạn với bầy quạ.


Những con linh dương tai trắng đang chạy trên vùng đồng bằng ở Nam Sudan.

Quảng cáo




Loài voi biển di cư đến quần đảo Falkland ở Nam Đại Tây Dương, nơi bao quanh bởi những cơn gió biển và các dòng hải lưu không ngừng nghỉ, để sinh sản. Chú voi biển con đang được mẹ chăm sóc rất cẩn thận.


Những con kiến quân đội (army ant) thường xuyên phải di cư vì chúng quá đông và luôn phải tìm nguồn thức ăn mới. Mỗi đợt di cư như thế có thể bao gồm từ 500.000 tới 2 triệu cá thể.


Một cái nhìn cận cảnh hơn về loài kiến quân đội.


Sau khi mùa Đông kết thúc, những con Hải âu lưng đen ở quần đảo Falkland cũng như Nam Phi tập trung lại thành đàn và những cặp đang trong thời kỳ sinh sản chải lông cổ cho nhau.


Những con ngựa vằn thường mất từ 15-20 ngày để đi qua vùng đồng cỏ và rừng nằm giữa sông Okavanga ở sa mạc Kalahari và lòng chảo muốn lớn nhất thế giới Makgadikgadi.


Ngoài khơi vùng biển phía Tây Australia, những chú cá nhỏ bám theo một con cá nhám voi, để tránh những kẻ săn mồi.


Hàng triệu con bướm Nữ hoàng đậu trên những cành cây Oyamel trong những khu rừng ở Mexico. Nhưng trước khi di cư về phía Bắc vào mùa xuân, chúng rời khỏi cây và bắt đầu mùa sinh sản.


Một chú gấu Bắc Cực đứng trên một tảng băng.


Voi Mali lúc nào cũng trong tình trạng di cư trên toàn khu vực Sahel khô cằn để tìm thức ăn và nước. Chặng đường 300 dặm mỗi năm của nó là hành trình di cư dài nhất được biết đến của loài voi. Khi khí hậu biến đổi, nhu cầu của con người đối với đất và nước gia tăng, những con thú du mục của sa mạc này phải đối mặt với số phận bất định hơn bao giờ hết.


Một con khỉ không đuôi cái của đảo Borneo mang đứa con một tuổi đến nơi an toàn. Loài khỉ này luôn phải đi tìm thức ăn. Cuộc sống của chúng xoay quanh việc tìm kiếm thức ăn. Dường như bộ não của loài khỉ này được "lập trình" sẵn để đưa chúng trở lại những cây ngay thời điểm lúc trái chín.


Trong suốt cuộc di cư kéo dài cả tuần, loài của đỏ ở đảo Christmas phải leo qua những vách đá thẳng đứng, có rất nhiều con đã bị rơi và bỏ mạng trước khi đến đích.


Những con ngựa vằn thường đi lẫn với linh dương đầu bò, nguy hiểm sẽ xuất hiện nếu có chú ngựa nào đó tách khỏi đàn.


Một con cá mập trắng lớn luôn là mối đe dọa đối với bất cứ loài động vật có vú lớn ở biển, ngay cả loài hải cẩu voi khổng lồ ở vùng đảo Guadalupe ngoài khơi vùng biển Mexico thuộc Thái Bình Dương.


Hàng rào ở các trang trại là chướng ngại vật đáng kể cho loài linh dương có gạc vì chúng không thể nhảy cao được. Nếu cố chui qua, nó có thể rơi vào cái bẫy chết người của hàng rào dây thép gai.


Một chú linh dương pronghorn bước đi chậm rãi trong ánh hoàng hôn ở Heart Mountain National Antelope Refuge thuộc bang Oregon, Mỹ.


Một con khỉ mũi dài, con của nó đang bám chặt vào thân nó, thực hiện một cú "chuyền cành" trong khu rừng ở Borneo.


Những con ngỗng Canada nghịch nước tại một điểm dừng, chúng tìm thức ăn và nghỉ ngơi trước khi tiếp tục hành trình đến khu vực sinh sản ở phương Bắc.​

41 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Tin này Kênh14 post lâu rồi mà!
Mà mấy con vịt ở hình số 9 sao không đi tắt qua bãi cỏ luôn nhỉ? Bơi vòng làm gì cho xa!
Bởi thế chúng là ... vịt ....!😁
chính xác, link đây http://kenh14.vn/c114/t24/2010110806080914/khi-dong-vat-duyet-binh-mot-cach-ram-ro-phan-1.chn
kekenano
TÍCH CỰC
13 năm
Nếu cái gì cũng làm tắt được thì chúng ta thống nhất gọi những con vịt này là Vịt QWERTY nhé.
baonguyen96
ĐẠI BÀNG
13 năm
bọn chúng là những con bồ nông
Đó là bồ nông chứ có phải là vịt đâu? 😁
nhoxart
ĐẠI BÀNG
13 năm
cuộc sống đúng là muôn màu muôn vẻ
ảnh đẹp quá ! Thanks bác phát
Kacey
TÍCH CỰC
13 năm
thích tấm con khỉ ^^
20cent
TÍCH CỰC
13 năm
Thiên nhiên thật đẹp...
kemkem87
TÍCH CỰC
13 năm
ảnh đẹp thật, mình cũng ước mong có 1 lần được chụp ảnh wildlife, tiếc là ở VN ko có cái zoo nào hoành tráng
kanishi
TÍCH CỰC
13 năm
Thiên nhiên vĩ đại và ảnh đẹp kinh khủng :x, ước gì chụp được một tấm đẹp gần như thế này :p
sắp có con người rồi :hot: :hot:
con người di cư lên mặt trăng chắc 😃
Vịt bơi để tranh thủ mổ cá ở dưới luôn 😁
fanliv
TÍCH CỰC
13 năm
Những khoảnh khắc thật đẹp!
lấy vợ xa nhà cung là 1 cuộc di cư vĩ đại đó
kennho123
ĐẠI BÀNG
13 năm
Toàn là những bức hình đẹp 😃
Quá sống động và ấn tượng
Những hình ảnh này đẹp thật, để chụp được như vậy quản thật không đơn giản... rất thích các tấm hình vể ngựa vằn, nhìn đẹp và thời trang, thích tấm các con sứa...





Ảnh thiên nhiên luôn có sức thu hút kỳ lạ :bounce:
đẹp quá trời a đúng là thiên nhiên mình yêu thiên nhiên cái này mà có ở vn mình có phải tuyệt ko nhỉ
tanosizin
ĐẠI BÀNG
13 năm
Cái này kênh geographic mới chiếu tập 1 tuần trc mà kênh 14 có lâu rồi ah? Có lộn ko bác. Chủ nhật tuần này 9h tối chiếu tập 2 ae đón coi nhé. Coi phê lòi.
Những tấm ảnh thế này sẽ ngày một ít đi...

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019