Thế giới sẽ sử dụng ngôn ngữ nào vào năm 2115?

ND Minh Đức
14/1/2015 11:41Phản hồi: 129
Thế giới sẽ sử dụng ngôn ngữ nào vào năm 2115?
Tinhte-banner.jpg
Trong thời đại toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ hiện nay, việc biết được nhiều ngoại ngữ là một điều kiện tiên quyết đối với mỗi người để có thể hội nhập, phát triển và bắt kịp sự phát triển của thời đại. Thế giới tồn tại khoảng 7000 ngôn ngữ, trong đó tiếng Trung, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Anh là những ngôn ngữ được sử dụng nhiều nhất. Vậy có bao giờ bạn nghĩ 100 năm sau 1 trong 3 ngôn ngữ trên sẽ được sử dụng bởi tất cả mọi người trên thế giới? Khi đó, người ta sẽ chu du khắp thế giới một cách dễ dàng và thuận tiện hơn bao giờ hết. Nhà ngôn ngữ học, triết học và âm nhạc tại Đại học Columbia, Hoa Kỳ đã có một nghiên cứu khá sâu sắc và thú vị về sự thay đổi của ngôn ngữ trong lịch sử. Qua đó, ông phần nào vẽ lên viễn cảnh của ngôn ngữ trên thế giới vào năm 2115.

Hy vọng quốc tế ngữ bắt đầu từ những năm 1880


Hồi năm 1880, một giáo sĩ đến từ Baravia, miền nam nước Đức, đã sáng tạo nên một ngôn ngữ mới mang tên Volapük với hy vọng sẽ được áp dụng cho tất cả mọi người trên thế giới. Volapük là một sự pha trộn giữa các từ ngữ tiếng Anh, Pháp và Đức. Tuy nhiên, Volapük rất khó sử dụng, khó phát âm và cấu trúc ngữ pháp rắc rối như tiếng Latin. Sau đó vài năm, Volapük nhanh chóng chìm vào lãng quên và nhường sự chú ý cho một ngôn ngữ khác được phát minh tiếp theo là Esperanto. Khắc phục nhược điểm của Volapük, Esperanto có thể dễ học hơn và người học chỉ mất khoảng 1 buổi để nắm được các quy tắc sử dụng cơ bản.

Tuy nhiên, vào thời điểm Esperanto bắt đầu được giới thiệu, tiếng Anh đã nhanh chóng trở thành ngôn ngữ giao tiếp quốc tế. 2000 năm trước, tiếng Anh cổ đã được những bộ lạc thời đồ sắt tại Đan Mạch sử dụng. Tuy nhiên, 1000 năm sau đó, tiếng Anh lại bị lấn át bởi tiếng Pháp ngay trên chính đảo quốc sương mù. Lúc bấy giờ, không một ai nghĩ rằng tiếng Anh sẽ trở nên phổ biến như hiện nay, với hơn 2 tỷ người sử dụng, tương đương với 1/3 dân số thế giới.

Tinhte-thap-babel.jpg

Bức vẽ mô phỏng lại truyền thuyết về tòa tháp Babel, sự kiện dẫn đến sự phân chia ra nhiều ngôn ngữ của con người

Một truyền thuyết trong Kinh Thánh kể rằng xưa kia, sau trận Đại hồng thủy, con người tập trung sống với nhau tại thành phố Babylon. Họ nói cùng một thứ ngôn ngữ và khi đó, bắt đầu xây dựng tòa tháp Babel to lớn tới mức "đỉnh của nó có thể chạm tới thiên đường." Tuy nhiên, Đức Jehovah đã ngăn chặn ý định này bằng cách làm lộn xộn tiếng nói của con người, khiến cho người này không thể nghe được tiếng nói của người kia và ý định xây dựng tháp cũng mà tan vỡ. Từ đó, con người tản ra khắp nơi và mỗi vùng nói hàng nghìn thứ tiếng khác nhau.

Một số bộ phim, tiểu thuyết khoa học giả tưởng cũng thường dựng lên một hành tinh mà toàn thể cư dân trên đó đều nói chung một ngôn ngữ. Do đó, một số người lo ngại rằng có thể, tiếng Anh rồi sẽ dần dập tắt những ngôn ngữ khác, trở thành một "ngôn ngữ của Trái Đất" và loài người sẽ mất đi hàng nghìn ngôn ngữ gắn liền với lịch sử, nền văn hóa của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, lo sợ này vẫn còn quá sớm. Trên thực tế, thay đổi ngôn ngữ của toàn bộ một quốc gia không phải là điều dễ dàng, khi mà nó đã được mỗi cư dân sử dụng một cách hoàn toàn tự nhiên ngay từ khi mới lọt lòng.

Dù tiếng Anh có được sử dụng phổ biến như hiện nay, nhưng phần lớn đều sử dụng nó như một ngôn ngữ để giao tiếp ra bên ngoài, còn tiếng địa phương vẫn được sử dụng song song trong một quỹ đạo riêng của nó. Nhưng câu hỏi đặt ra ở đây là 1 thế kỷ nữa, tức là vào những năm 2115, ngôn ngữ mà con người sử dụng trên hành tinh sẽ ra sao? Có 2 giả thuyết được nêu ra nhằm diễn tả cảnh quan ngôn ngữ sau 100 năm nữa. Thứ nhất, chỉ còn lại một số ít ngôn ngữ. Thứ hai, ngôn ngữ sẽ biến đổi theo hướng đơn giản hơn so với hiện nay, đặc biệt là cách nói sẽ hoàn toàn khác so với cách chúng ta viết chúng.

Tiếng Trung có trở thành ngôn ngữ quốc tế?


Tinhte-tieng-hoa.jpg
(Ảnh minh họa) Một giờ học tiếng Anh của học sinh tại Cam Túc, Trung Quốc. Một số người cho rằng tiếng Trung sẽ trở thành ngôn ngữ quốc tế trong tương lai. Tuy nhiên tính phức tạp của nó khiến điều này khó lòng thành hiện thực.

Một số người cho rằng không phải tiếng Anh, mà tiếng Phổ thông (Trung Quốc) mới thật sự trở thành ngôn ngữ của thế giới. Ý tưởng ở đây là dân số khổng lồ của quốc gia này cộng với nền kinh tế đang ngày một phát triển. Tuy nhiên, chuyện đó dường như không hề dễ dàng do tiếng Anh đã xây dựng được nền tảng vững chắc. Tiếng Anh hiện nay đã ăn sâu và trở thành khuôn mẫu của nhiều lĩnh vực khác nhau nên việc chuyển sang ngôn ngữ mới đòi hỏi một nỗ lực không hề nhỏ. Chúng ta đã có "bàn phím quốc tế" QWERTY hay chuẩn dòng điện AC cũng vì lý do này.

Thêm vào đó, tiếng Trung là cực kỳ khó học nếu không được tiếp xúc từ nhỏ và nếu muốn thật sự làm chủ hệ thống chữ viết tượng hình cũng không phải là điều đơn giản. Thật sự, không riêng gì tiếng Trung mà cả tiếng Hy Lạp, tiếng Latin, tiếng Aramaic, tiếng Ả Rập, tiếng Nga,… đều được đa số người học xem như những ngôn ngữ vô cùng thách thức. Điều đó cộng với nền tảng mà tiếng Anh đã xây dựng được, tiếng Trung khó lòng đạt được sự gần gũi đến mức có thể thay thế vai trò là tiếng quốc tế được. Lịch sử đã chứng minh rất nhiều thế lực hùng mạnh đã chiếm đóng và cai trị một vùng lãnh thổ, nhưng vẫn không thể thay đổi ngôn ngữ tại nơi đó. Người Mông Cổ và Mãn Châu đã cai trị chính Trung Quốc nhưng tiếng Trung vẫn còn nguyên vẹn.

Những ngôn ngữ phức tạp sẽ dần bị quên lãng nếu không được truyền lại cho thế hệ sau

Quảng cáo



Tinhte-vector-1.jpg
Ảnh minh họa

Một số đoán rằng đến năm 2115, số ngôn ngữ trên thế giới sẽ còn lại 600 thay vì 6000 như hiện nay (khoảng 1000 trong số đó được cho là đang dần mất đi). Một số ngôn ngữ của những nhóm người nhỏ sẽ rơi vào tình trạng khó khăn. Điển hình như trong quá khứ, phần lớn ngôn ngữ của thổ dân châu Mỹ hoặc Úc đã bị đồng hóa bằng tiếng Anh. Đồng thời, quá trình đô thị hóa nhanh chóng như ngày nay còn góp phần đẩy nhanh quá trình này. Và những người dân di cư tới các thành phố lớn, các địa điểm lớn đều dần phải sử dụng một ngôn ngữ chung tại đó.

Ở khía cạnh khác, tư duy ngày nay thường cho rằng, ngôn ngữ phải được sử dụng để viết, với các quy định, cấu trúc vững vàng, được tuân thủ đúng, mới tạo nên một ngôn ngữ. Và những người chỉ có thể nói nhưng không biết viết, thì chưa thể gọi là "biết" và sử dụng một ngôn ngữ được. Điển hình như tiếng Yiddish (một tiếng Đức cố của người Do Thái tại Trung và Đông Âu) được cho là ngôn ngữ đang chết, khi mà rất nhiều người vẫn đang sử dụng nó để giao tiếp tại Israel và Mỹ nhưng lại không biết viết.

Trong một môi trường sống với 1 thứ ngôn ngữ lớn, phổ biến hơn so với ngôn ngữ gốc của mỗi người, họ thường có xu hướng sử dụng ngôn ngữ lớn thường xuyên hơn và ngôn ngữ của riêng họ sẽ bị cho là lạc hậu. Từ đó, rất có thể ngôn ngữ riêng cũng dần không được sử dụng để giao tiếp với thế hệ con cái của họ. Ví dụ như một người trưởng thành từ nước A chuyển sang sống tại nước B, họ sẽ bắt đầu sử dụng ngôn ngữ nước B. Khi đó, nếu họ không sử dụng tiếng A để nói với con cái họ, thế hệ con cái sẽ không thể kế thừa tiếng A được nữa. Dĩ nhiên là cho tới lúc trưởng thành, tiếng B mới chính là ngôn ngữ mẹ đẻ của thế hệ con cái.

Tuy vậy, chính trẻ em mới là những thế hệ vô cùng quan trọng giúp duy trì sức sống của một ngôn ngữ nào đó. Cho dù đó là tiếng Anh với hàng loạt động từ bất quy tắc, nhiều ngoại lệ, hay đó là tiếng Trung với đầy chữ tượng hình và 4 thanh âm khác nhau, hoặc thậm chí là tiếng H'Mông với 8 thanh âm khác nhau, trẻ em đều có thể học được một cách dễ dàng. Nhưng một thực tế là nhiều cộng đồng người sinh sống đang ngày càng ít chú trọng đến việc truyền dạy ngôn ngữ cho trẻ em một cách đầy đủ.

Làn sóng tối ưu hóa các ngôn ngữ gốc

Quảng cáo



Tinhte-vector-2.jpg
Ảnh minh họa

Thay vì duy trì một ngôn ngữ khó, lạc hậu và có thể đứng trên bờ vực bị tiêu diệt, nhiều cộng đồng, bao gồm cả trường học và người lớn đã cải biên một phiên bản mới của ngôn ngữ theo hướng đơn giản hóa các từ vựng và cấu trúc ngữ pháp. Trong quá khứ không ít nhiều ngôn ngữ đã được duy trì theo cách thức này. Lịch sử đã ghi nhận những làn sóng mạnh mẽ góp phần không nhỏ đến sự biến đổi của ngôn ngữ theo xu hướng đơn giản hóa. Đầu tiên là sự phát triển của công nghệ tạo điều kiện cho con người có thể vượt đại dương, thực hiện xâm chiếm, định cư những vùng đất mới.

Điển hình như khi người Viking xâm lược Anh Quốc vào thế kỷ thứ 8, họ bắt đầu hòa nhập vào xã hội. Khi đó, giáo dục chỉ giới hạn đối với tầng lớp quý tộc, do đó, những bậc cha mẹ dân thường dần sẽ "phá vỡ" tiếng Anh cổ khi họ dạy cho con cái. Những đứa trẻ này sẽ lớn lên cùng với phiên bản tiếng Anh mới. Trong tiếng Anh cổ, có tới 3 giống, 5 cách và hệ thống ngữ pháp vô cùng phức tạp, tương đương với tiếng Đức hiện nay. Nhưng sau khi người Viking xuất hiện, nó đã tiến hóa thành tiếng Anh hiện đại - một trong số vài ngôn ngữ tại châu Âu không còn ghép giống vào trong các vật thể vô tri nữa. Tương tự như vậy, tiếng Trung, Ba Tư, Indonesia và nhiều ngôn ngữ khác đã bước vào một chu trình tương tự nhằm đơn giản hóa ngôn ngữ gốc.

Thời đại sau đó, làn sóng thứ 2 mang những nô lệ người da đen từ châu Phi đến châu Âu đã một lần nữa tác động không nhỏ tới quá trình biến đổi ngôn ngữ tại đây. Khi đó, những người da đen trưởng thành cần phải học ngoại ngữ mới một cách nhanh chóng, và đơn giản hơn cả người Viking. Họ chỉ cần vài trăm từ vựng và một số cấu trúc ngữ pháp đơn giản. Và từ những nguyên tắc cơ bản ban đầu, họ bắt đầu mở rộng ra một thứ ngôn ngữ mới để có thể lâu dài tại châu Âu: ngôn ngữ Creole xuất hiện - một dạng tiếng bồi.

Trên thực tế, hình thái tiếng Creole được sáng tạo ra trên phạm vi toàn thế giới trong thời đại "phương Tây khai phá." Khi đó, người Haiti tạo nên tiếng Haiti Creole từ tiếng Pháp, những binh sĩ châu Phi tạo nên tiếng Ả Rập Creole tại Sudan; người dân tại New Guinea lại tạo nên tiếng Đức Creole. Những thổ dân châu Úc cũng tạo nên tiếng Anh Creole và lan rộng sang những khu vực xung quanh, tới New Guinea với tên gọi tiếng Tok Pisin - ngày nay được chính phủ công nhân là quốc ngữ.

TInhte-ban-do-ngon-ngu-the-gioi.jpg
Bản đồ ngôn ngữ thế giới (nguồn Bab.la)

Tiếp theo, làn sóng di cư của những người hiện đại đã một lần nữa thúc đẩy sử hiện đại hóa lần thứ 3 của ngôn ngữ. Những đứa trẻ nhập cư tại các thành phố trên khắp thế giới bắt đầu nói những ngôn ngữ pha trộn giữa tiếng địa phương gốc với phiên bản của tiếng địa phương do cha mẹ chúng nói. Nói cách khác, những thế hệ con cái một lần nữa sẽ biến đổi ngôn ngữ bản địa thành ngôn ngữ của chúng. Bằng cách này, Kiezdeutsch - một tiếng địa phương tại Đức lại chuyển thành "Kebob Norsk" khi đến Nauy. Một thí dụ khác, người Singapore đã có "Singlish - tiếng Anh của người Sing",… Thế giới chứng kiến sự ra đời các phiên bản được "cải biên nhẹ" của những ngôn ngữ cũ.

Cách cải biên này không phải là sự suy thoái của ngôn ngữ. Phần lớn các ngôn ngữ mới "tối ưu hóa" đều đảm bảo đầy đủ những quy tắc của ngôn ngữ gốc và một khi một người sử dụng tiếng Anh cũ nghe được tiếng Anh mới, họ sẽ nhận ra nó đã bị sửa đổi nhưng vẫn đảm bảo sự cân bằng. Tuy nhiên, sự sửa đổi đó theo hướng bớt cồng kềnh hơn, không chứa quá nhiều động từ bất quy tắc, 8 thanh âm và dĩ nhiên là không có phân chia giống của đồ vật.

Và đây có thể sẽ là xu hướng biến đổi của ngôn ngữ thế giới trong tương lai. Vấn đề đặt ra ở đây là toàn bộ các ngôn ngữ bị biến đổi vẫn cần phải ghi nhận, lưu giữ lại một cách đầy đủ bằng các công cụ hiện đại để lưu truyền cho hậu thế. Đừng để đến năm 2115, con người sẽ tiếc nuối về một thế giới từng có 6000 ngôn ngữ nhưng chỉ còn lại 600. Và đó cũng chỉ là một dự đoán, nhưng hiện nay, con người đang sử dụng 1 ngôn ngữ bên cạnh tiếng mẹ đẻ của họ để giao tiếp quốc tế.

Sau cùng, dường như người ta thường kể lại câu chuyện tháp Babel như một lời nguyền cho con người hơn là sự ban phước lành. Tương lai hứa hẹn sẽ có tiếp tục sự biến đổi của ngôn ngữ theo hướng tối ưu hóa 1 ngôn ngữ theo nhiều cách khác nhau. Khi đó, các phiên bản mới vẫn có thể trao đổi lẫn nhau dễ dàng. Tương lai có thể không phải là 1 thứ tiếng Anh cứng nhắc cho toàn thế giới, nhưng là một thứ tiếng Anh mềm đến từ nhiều vùng đất chan hòa, giao thoa với nhau.

Tham khảo WSJ, BBC, Ethnologue, Babla, Language
129 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Tiếng Anh cũng tốt!
ngoanrazo
TÍCH CỰC
9 năm
Tưởng tượng ngồi code android bằng tiếng Trung chắc tận thế quá
vunt
TÍCH CỰC
9 năm
@ngoanrazo Thực ra Tung Của cũng có những ngôn ngữ lập trình riêng bằng Tiếng Trung thuần tuý đấy 😁 Nhưng đúng như bác nói h mà bảo anh em mình ngồi code bằng Tiếng Trung thì em thề là em thà chết còn hơn làm công việc đó 😃
evol4ever
ĐẠI BÀNG
9 năm
@ngoanrazo haha tui thich comment cua ban qua ! Sorry moi cai thu Win 10 nhung chua cai Unikey.
@behaianh90 Cần gì 100 năm. 10, 20 năm là VN thuộc hàng top về công nghệ nếu chính phủ có chính sách phù hợp
Mr.D1u_QuAi
ĐẠI BÀNG
9 năm
@ngoanrazo hahaha nhưng mà hình như bên Trung Quốc code cũng dạng vậy mà phải không?
Tiếng Anh vì Tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2 của hầu hết 5 Châu và có nền tảng từ lâu đời.
Còn nói tới Khựa thì e xin hết ko ý kiến.
Sẽ nói tiếng Viêt, thằng nào muốn gia nhập Đại Việt thì phải lo học tiếng Việt :p
@galabuon
Nếu như cả thế giới này nói một ngôn ngữ thì ko hiểu mấy công nghệ dịch thuật đao to búa lớn sẽ đi về đâu, nghề phiên dịch chắc cũng chả còn luôn.:rolleyes:
tiachop22
TÍCH CỰC
9 năm
@truong95 thời gian thay đổi mọi thứ cũng phải thay đổi cho phù hợp theo như nghề kết nối điện thoại giờ đâu còn, hay như nghề làm nón lưỡi trai nước mình mất dần kể từ khi ra lệnh tham gia giao thông phải đội nón bảo hiểm.
@truong95 Sẽ là công cụ để người tương lai hiểu về quá khứ.
@truong95 Không hẳn, ở đây lại tạo thành 1 cái Paradox: vài năm nữa công cụ dịch thuật quá phát triển, đặc biệt dịch thuật thời gian thực, nên việc học ngoại ngữ bị giảm đi, dẫn tới con người vẫn trao đổi với nhau bt nhưng ngôn ngữ lại vàng bị riêng biệt hoá
@truong95 Biên dịch sẽ gộp chung với ngành khảo cổ
gặp tiếng việt thì tiếng trung chạy mất dép, tiếng trung chỉ khó vì học chữ nào biết chữ đấy với lại viết nó khó thôi, chứ tiếng việt của chúng ta còn abs đạo hơn ti tỉ lầ :v =))~
@hanoiwap Thì mình bảo là 2 từ mà. Tuy cùng một nghĩa là xin lỗi nhưng dùng trong văn cảnh khác nhau.
@chàng trai cô đơn 95 Và để diễn đạt hai ý khác nhau
luckystar999
ĐẠI BÀNG
9 năm
@jscaothe Nếu viết 1 câu tiếng Việt đúng ngữ pháp thì rất dễ. Nhưng mà để viết 1 đoạn văn để diễn đạt đầy đủ 1 ý nghĩa nào đó, thì nếu viết tất cả các câu đều đúng ngữ pháp là 1 vấn đề ko đơn giản. Ko tin, các bác thử đọc báo xem.
killpeople
ĐẠI BÀNG
9 năm
Quan điểm của mình tiếng Anh là ngôn ngữ tối ưu nhất hiện nay rồi.
Quang Coi
ĐẠI BÀNG
9 năm
@killpeople Đấy là hiện nay ! còn đến tận năm 2115 thì cũng chưa chắc đâu
liongates
ĐẠI BÀNG
9 năm
Có thể tiếng Trung không trở thành ngôn ngữ quốc tế được nhưng em nghĩ mình cứ nên học đi là vừa. Chùa chiềng gì mới xây lên cũng toàn chữ Tàu, cổng vào làng mới xây cũng có chữ Tàu. Còn, còn nhiều lắm.
@liongates Đấy là chữ Nôm hoặc Hán Việt chứ không phải chữ Tàu bây giờ. Bạn nên nhớ viết thì gần giống nhau nhưng chữ Nôm và Hán Việt đọc hoàn toàn khác chứ Tàu (bây giờ). Mình biết tý tiếng Tàu nên mình biết được điều đấy!
@vanne88 chỉ có từ Hán Việt, không có chữ Hán Việt
@vanne88 Như bạn ở trên, theo như mình biết thì chỉ có từ Hán Việt, ko có chữ Hán Việt nhé! (Có thể bạn nhầm giữa chữ Hán Việt với tiếng Hán)

Khi xưa nước mình dùng tiếng Hán (tức là tiếng Trung/tiếng Hoa bậy giờ) ở dạng phồn thể, sau này nước mình tạo ra chữ Nôm dựa trên tiếng Hán phồn thể đó. Tiếng Hán (tiếng Trung/tiếng Hoa) ngày nay có 2 loại, 1 là phồn thể, 1 là giản thể. Cách đọc như nhau nhưng cách viết khác nhau, giản thể thì giảm số lượng nét viết trong 1 chữ đi. Chữ Nôm dựa trên chữ Hán phồn thể rồi thêm thêm các nét nên có 1 số từ càng phức tạp hơn, cách đọc cũng khác nhau.

Mình biết là như thế, có gì sai sót thì bỏ qua... 😃
@haha75080 Đúng là ko có chứ Hán Việt thật.
Nhưng chữ Nôm là cải biên từ chữ Hán, nhưng không phải là theo kiểu phổn thể với giản thể đâu. Chữ Nôm cải biên theo phong cách khác.
Còn phát âm thì khác nhau hoàn toàn, có nhiều cái cũng na ná giống nhau.
VD nhé: tên mình là Vân thì chữ Nôm và chữ Hán viết giống nhau. Nhưng phát âm khác nhau hoàn toàn. Nôm sẽ đọc là "Vân" còn chữ Tàu sẽ đọc là "Yun" na ná "uýn".
Như vậy đó, tiếng Việt hiện nay rất giống tiếng Việt cổ thời xưa

tiếng Việt sử dựng trên thế giới thế này thì cần gì phải học tiếng anh để đi du lịch nữa :p:cool:
chickenbg
TÍCH CỰC
9 năm
@minhhieu.le quA tây mà làm giáo viên =]]
Tiếng Anh là sự lựa chọn cuối cùng của e, à mà nói gì cho nhiều tới năm 2115 còn sống vẹo đâu :v
ước gì có bánh mì chuyển ngữ. 😔
@nguyensang12 Gọi doremon nó sang mà bán cho ăn....thực tế thì đen tối,mà ảo ảnh hư không trùm kín cái tâm
ai muốn học tiếng gì thì học.mà người Việt Nam đừng nói giọng lơ lớ là được rồi.4000 năm lịch sử chống ngoại xâm nha mấy bác,không nói tiếng "tàu khựa" là ok r.like phát nào.mấy nhà khoa học hay dở bựa đủ kiểu.
@ikeepyou200010 thế lày nà thế lào?
Mấy ông nguyên cứu mấy cái ngôn ngữ này là nhảm nhất. Từ 6000 xuống 600 là do chiến tranh,do sự di dân,do sự xuống cấp của giống nòi dẫn đến tuyệt chủng...đó là các ông nguyên cứu từ thế kỷ 20 trở về trước. Còn từ nay về sau những nguyên nhân trên có còn tồn tại nữa đâu mà phải giảm nữa.Có nguyên cứu cả ngàn năm sau cũng không có 1 ngôn ngữ độc tôn chứ đừng nói chỉ trăm năm:p:p:p.
Em thấy các bác học tiếng tây tàu gì cũng được nhưng cứ phải giữ cho cái Tiếng Việt, tiếng mẹ đẻ của mình cho trong sáng cái đã. Bắt đầu từ điều đơn giản nhất là viết bài và bình luận đúng chính tả, ngữ pháp.
Tiếng ta còn, nước ta còn...
Đến 2115, thế giới sẽ dùng tiếng Việt vì những lý do sau:
1- Về con người: Người Việt nam thông minh, có óc sáng tạo, cần cù. Sản phẩm trí tuệ của người Việt sẽ được thế giới sử dụng. Tỷ lệ sinh đẻ cao sẽ dần dần tăng tỉ lệ người Việt trên thế giới.
2- Việt nam giàu tài nguyên, khai thác mãi không hết (giống như nồi cơm Thạch Sanh). Các nước khác bị khánh kiệt tài nguyên vì phát triển không bền vững. Khi đó cả thế giới phụ thuộc vào Việt nam
3- Thể chế chính trị tại Việt nam ưu việt nên con người được phát huy hết mọi năng lực tiềm ẩn. Ai cũng giỏi và thông minh (kể cả lĩnh vực chém gió).
4- Cả thế giới đều khâm phục người Việt nên dẫn đến các dân tộc đến học hỏi Việt nam. Từ đó dẫn đến quy phục người Việt. Tuy nhiên, người Việt không khuất phục dân tộc nào. Người Việt khuyến khích tự do bình đẳng.
5- Lúc nào uống rượu say sẽ viết tiếp...
bachdoc01
ĐẠI BÀNG
9 năm
@hanoiwap Phải dùng 2 cụm từ để diễn tả cho 4 điều trên
1- ATSM
2- CDSHT
@bachdoc01 Ảo Tưởng Sức Mạnh và CD Sinh Hoang Tưởng là 2 nhận xét sai lầm

Thứ nhất: Lý do đã viết kèm sau. Thử hỏi các nhà báo, ai dám nói tôi sai
Thứ hai: Đây là viết trong trạng thái say. Giá trị chân lý khi đó gần bằng....0
vunt
TÍCH CỰC
9 năm
@hanoiwap Em nghĩ thứ 6 bác có thể không cần uống rượu cũng nghĩ ra là Việt Nam mình có sợi dây cực dài, rút mãi không bao giờ hết, các dân tộc anh em trên toàn thế giới có rút, rút, rút hoài cũng không hết ạ.
P/S:Lâu rồi mới đọc được bình luận mà em thấy sướng 😁
@hanoiwap thánh muốn mấy lít nữa. để con còn cúng. đọc đến chữ thứ 5 con bật ghế
tuan tuan vu
ĐẠI BÀNG
9 năm
thực ra tiếng Việt cũng có nhiều chỗ ưu việt hơn tiếng Anh,ko có mấy cái kiểu động từ bất quy tắc hay mấy cái thì loạn xị ngậu lên,chữ cái thì cũng dạng latinh,chỉ cần ghép vần các thứ là đc,ko phải học 1 đống từ vựng như Anh,Trung,mỗi tội các cụ ngày xưa sáng tạo ra mấy cái dấu má rồi ngữ pháp,chơi chữ,ngôi thứ bá đạo quá bố bọn Tây nó cũng chả hiểu hết đc

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019