Thư nháp trong Gmail bị hacker khai thác để cập nhật malware đánh cắp dữ liệu

bk9sw
29/10/2014 11:21Phản hồi: 17
Thư nháp trong Gmail bị hacker khai thác để cập nhật malware đánh cắp dữ liệu
Tinhte-gmail-draft.jpg

Các nhà nghiên cứu tại công ty bảo mật Shape Security cho biết họ đã tìm ra một đoạn mã độc nằm trong một mạng máy khách sử dụng hình thức lây nhiễm bí mật có tên "command & control" - hình thức giao tiếp kênh kết nối các hacker với phần mềm độc hại cho phép hacker cập nhật và gởi các chỉ thị cho phần mềm để ăn cắp dữ liệu. Do thành phần chỉ huy (command) được ẩn bên trong các bản thư nháp trong hộp mail Gmail nên giao tiếp kênh giữa hacker và phần mềm rất khó bị phát hiện.

Wade Williamson - nhà nghiên cứu bảo mật tại Shape cho biết: "Những gì chúng tôi thấy ở đây là loại hình tấn công này xuất hiện dưới dạng một dịch vụ được cấp phép hoàn toàn và điều này khiến nó hoạt động rất lén lút, rất khó để phát hiện. Nó có thể âm thầm gởi nhận các thông điệp mà thậm chí không cần phải nhấn nút gởi (ám chỉ các thư nháp - những thư thường ít khi được gởi đi nằm trong thư mục Draft)."

Theo quan sát của Shape Security: Đầu tiên hacker sẽ thiết lập một tài khoản Gmail ẩn danh, sau đó lây nhiễm một máy tính trên một mạng mục tiêu bằng malware. Sau khi chiếm quyền kiểm soát máy tính, hacker mở tài khoản Gmail trên máy tính bị lây nhiễm bằng một thẻ ẩn của trình duyệt Internet Explorer - IE cho phép các chương trình Windows khởi chạy chính nó để lấy thông tin về các trang web, do đó người dùng không biết được có một trang web đang được mở trên máy tính.

Lúc này, thư mục chứa thư nháp của Gmail đã được mở và ẩn đi. Malware được lập trình sẵn sẽ sử dụng một đoạn mã Python để chiếm quyền ra lệnh và mã hóa để hacker xâm nhập vào thư mục nháp. Malware tự phản hồi bằng các chỉ thị có sẵn dưới dạng thư nháp Gmail cùng với các dữ liệu đánh cắp được từ mạng máy tính bị tấn công. Tất cả các giao tiếp đều được mã hóa để tránh bị phát hiện bởi các biện pháp can thiệp hay công cụ chống rò rỉ dữ liệu. Với việc sử dụng một dịch vụ web có tiếng thay vì các giao thức IRC hay HTTP thông thường, hacker có thể ra lệnh cho malware và giữ bí mật hoạt động đánh cắp thông tin của mình.

Williamson cho biết vụ lây nhiễm mới nhất trên thực tế là một biến thể của loại trojan truy xuất từ xa (RAT) có tên gọi là Icoscript được phát hiện lần đầu tiên bởi công ty G-Data của Đức hồi tháng 8. Vào thời điểm này, G-Data cho biết Icoscript đã bị phát tán và lây nhiễm kể từ năm 2012 và nó sử dụng các địa chỉ mail Yahoo để ẩn mình. Khi chuyển sang dạng thư nháp Gmail, loại malware này vẫn rất nguy hiểm, Williamson nói.

Shape vẫn chưa có kết luận về số lượng máy tính có thể bị lây nhiễm bởi biến thể Icoscript mà họ phát hiện. Tuy nhiên, dữ liệu đánh cắp đều có chủ đích nên Shape tin rằng hoạt động tấn công sẽ mang tính tập trung nhiều hơn thay vì lây nhiễm số lượng lớn.

Đối với các nạn nhân của malware, Shape cho biết không dễ để phát hiện dữ liệu bị đánh cắp lén lút bởi malware nói trên. Thay vào đó, trách nhiệm có thể thuộc về Google khi để các loại malware tự động dễ dàng khai thác dịch vụ email của mình. Phản hồi với email chất vấn từ Wired.com, một người phát ngôn của Google chỉ nhấn mạnh rằng: "hệ thống của chúng tôi vẫn đang chủ động theo dõi mã độc, lượng sử dụng Gmail và chúng tôi sẽ nhanh chóng loại bỏ các tài khoảng lừa đảo được phát hiện."

Tuy nhiên, Williamson cho biết cho đến khi giao tiếp của malware tự động bị ngăn chặn, Gmail vẫn cung cấp một con đường mới cho malware để thích nghi và cập nhật chính nó. Williamson nói: "Nó khiến malware trở nên linh hoạt hơn và đây là con đường huyết mạch của loại hình tấn công này."

Nguồn: Wired
17 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

zoozoo88
TÍCH CỰC
9 năm
Có lẽ việc lộ pass gmail dạo trước cũng từ đây mà ra rồi, nguy hiểm thật
Mình có 3 cái Gmail, mới mở thử draft ra, chẳng thấy hộp mail nào có cái draft như trong bài viết.
profacson
ĐẠI BÀNG
9 năm
@LionelRichie thì bác không có thư nháp
Vampir3
ĐẠI BÀNG
9 năm
Cách giải thích của thớt gây khó hiểu lắm.

Giải thích ngắn gọn:

+) Hacker dụ nạn nhân dính malware mà hacker viết bằng nhiều cách khác nhau (không phải dùng gmail, mà dụ gửi file chứa malware, hoặc lây nhiễm qua USB,...)

+) Malware trước đây thường sử dụng 1 server chủ để gửi và nhận các lệnh từ hacker để thu thập thông tin. Thay vào đó thì loại malware này lại sử dụng 1 account Gmail được hacker tự tạo. Sau đó malware sẽ tạo 1 thư nháp chứa các lệnh cần gửi tới hacker và đọc các lệnh hacker gửi trong thư nháp.

Ví dụ:
malware mở gmail lên đọc thấy 1 thư nháp có nội dung: "run keylogger" thì malware sẽ bắt đầu chạy 1 tiến trình để thu thập thông tin nhập từ bàn phím của máy nạn nhân.
Sau khi malware lấy được thông tin quan trọng từ máy nạn nhân (ví dụ thông tin ngân hàng) => malware sẽ tạo 1 thư nháp chứa các thông tin này . Hacker chỉ việc vào gmail mà hắn tạo trước để đọc thư nháp => lấy được thông tin.
longchitchit
ĐẠI BÀNG
9 năm
@rosewhite Nói ngắn gọn quá đọc cái hiểu luôn, đọc bài viết khá mơ hồ.

Như vậy thì đây cũng chỉ là 1 cách để ra lệnh cho malware mà thôi, gmail được người dùng sử dụng trong mục đích xấu chứ không hẳn là lỗi do gmail. Nếu máy tính đã bị nhiễm malware thì có vô số cách khác đơn giản hơn để ra lệnh cho nó. Có chăng là gmail quá nhiều người sử dụng nên mới biết.
Anti virus có phát hiện được không ta?
teddy.kiss
TÍCH CỰC
9 năm
dạo này mình cũng hay bị xuất hiện thư nháp trong những thư có sẵn trong inbox, cứ tưởng là lỗi của gmail. làm sao bây giờ nhỉ? đổi password khác à? máy minh có cài kis bản quyền
@teddy.kiss theo mình hiểu thì thư nháp mà hacker dùng là thư nháp của tài khoản gmail mà hacker đó tạo ra, chứ hk phải thư nháp trong tài khoản của bạn, chứ làm sao hacker biết bạn là ai có dùng gmail không mà lưu trong thư nháp của bạn cho bị phát hiện 😁
teddy.kiss
TÍCH CỰC
9 năm
cái bài viết này rắc rối đọc nãy giờ chẳng hiểu chi cả. ko lẽ viết thư hỏi google
Mấy bác mod tinhte ko dịch dở thì cũng dịch máy móc quá 😁
hongducwb
TÍCH CỰC
9 năm
11draft =)) toàn tự gửi cho mình =))
Koozing
ĐẠI BÀNG
9 năm
Mod mà dịch bài lôm côm quá. Đọc bản gốc mới hiểu rõ.


Sent from my iPhone using Tinhte.vn
anphu311
ĐẠI BÀNG
9 năm
đọc qua là hiểu rồi chứ có gì các bác trên phàn nàn thế, nói chung dùng thư nháp để hacker gửi - nhận thông tin từ máy nạn nhân, vì thư nháp không cần ấn Gửi, và là dịch vụ mail uy tín nên khó bị antivirus phát hiện. em hiểu đơn giản là vậy
Dùng Outlook.com là ngon nhất.
Anh_yeu_Su
ĐẠI BÀNG
9 năm
Dùng Bitdefender Internet Security/ Total + Win bản quyền update thường xuyên + không cài phần mềm bậy bạ + password số, kí tự, dấu. Đố ai hack được!
xfree
TÍCH CỰC
9 năm
@Anh_yeu_Su Chưa bị dính thôi bác à =))
Onesec
ĐẠI BÀNG
9 năm
Lại là trình duyệt IE


Sent from my iPhone using Tinhte.vn

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019