[Thủ thuật] Vài mẹo nhỏ giúp tăng tốc giao diện Unity trên Ubuntu

bk9sw
28/7/2012 6:28Phản hồi: 246
[Thủ thuật] Vài mẹo nhỏ giúp tăng tốc giao diện Unity trên Ubuntu

Không giống như trước đây, các bản phân phối GNU/Linux hiện nay đều được tích hợp giao diện Gnome (viết bằng thư viện GTK) và Qt/KDE, vì vậy, máy tính mặc định phải có ít nhất 512 MB RAM. Song song với sự ra mắt của giao diện Gnome 3, các bản phân phối Linux điển hình như Fedora 16 cũng tăng yêu cầu về RAM lên tối thiểu 640 MB. Sự nhảy vọt về bộ nhớ RAM thực tế là do việc sử dụng nhiều GPU hơn để đồ họa giao diện desktop, thêm vào đó là sự nâng cấp về Kernel cũng như các ứng dụng nói chung. Nếu sử dụng các bản phân phối mới như Ubuntu, Mint, Fedora, v.v... thì các bạn đều có thể nhận ra sự khác biệt này. Đặc biệt là Ubuntu khi bản phân phối của Canonical được trang bị giao diện Unity với hệ thống quản lý hiệu ứng phối hợp Compiz làm mặc định, tốn nhiều tài nguyên hơn bình thường. Mình rất thích giao diện Unity bởi tính tiện dụng nhưng đôi khi nó phản hồi khá chậm. Vậy làm sao để Unity chạy nhanh và ổn định hơn? Dưới đây là vài thủ thuật nhỏ giúp bạn khắc phục vấn đề này.

Giao diện Unity trên Ubuntu 12.04.

Tắt các ứng dụng chạy khi khởi động (start-up) không cần thiết:

Mặc định, Ubuntu (bao gồm cả giao diện Gnome Classic) sẽ nạp một số ứng dụng trong quá trình khởi động giao diện và các ứng dụng này có thể không cần thiết. Việc bạn cần làm là bấm biểu tượng Power nằm ngoài cùng bên phải của thanh Unity panel và chọn: System Settings > Personal > Startup Applications (nếu sử dụng Ubuntu 11.04) hoặc chọn ngay Startup Applications (nếu sử dụng Ubuntu 12.04).


Lúc này, một cửa sổ mới sẽ hiện ra cho phép bạn khích hoạt/vô hiệu hóa các ứng dụng khởi động cùng hệ thống. Tuy nhiên, bạn không nên vô hiệu hóa tất cả bởi một số ứng dụng hệ thống vẫn cần thiết để desktop hoạt động bình thường. Đó là vấn đề của Ubuntu 11.10 còn với Ubuntu 12.04, các ứng dụng hệ thống sẽ được ẩn đi và danh sách chỉ hiển thị các ứng dụng từ phía thứ 3 do bạn cài vào.

Cài đặt Preload:

Đây là một tiện ích rất hay, chạy nền như một dịch vụ hệ thống và hoạt động tương tự Microsoft app pre-fetch. Nhiệm vụ của Preload rất đơn giản. Ví dụ như bạn thường sử dụng 10 ứng dụng chính, trong đó có 3 ứng dụng có tần số sử dụng cao nhất. Các phần của ứng dụng được chia nhỏ nằm rải rác trên ổ cứng khiến hệ thống tốn nhiều thời gian để load hơn. Lúc này, Preload sẽ tạo một index cho 3 ứng dụng thường dùng do đó, giúp hệ thống truy xuất dễ dàng hơn. Hệ thống chỉ cần đọc index và tìm vị trí của các ứng dụng nhanh hơn, rút ngắn thời gian load.

Bạn có thể cài đặt Preload bằng cách mở Terminal (Ctrl + Alt + T) và nhập lệnh:

Không chỉ giao diện Unity, Preload sẽ giúp giảm thời gian load trên mọi hệ thống GNU/Linux nói chung. Sau khi cài đặt, bạn không cần phải kích hoạt Preload mà tiện ích sẽ tự động chạy nền.

Giảm hiệu ứng Compiz Effect:

Nếu bạn sở hữu GPU mạnh và mở mặc định nhiều hiệu ứng Compiz thì đây không phải là vấn đề lớn. Tuy nhiêu, nếu bạn quan tâm đến việc tăng tốc Unity lên mức tối đa thì bạn có thể tự điều chỉnh và giảm bớt một số hiệu ứng Compiz yêu cầu quá nhiều sức mạnh đồ họa của GPU.

Đối với những ai đã quen thuộc với việc thay đổi các giá trị hiệu ứng trên Ubuntu thì bạn có thể làm theo bước sau:

Quảng cáo


1. Mở Terminal và cài đặt gconf-editor (nếu chưa có) theo lệnh:

2. Mở Unity Lens và tìm Configuration Editor:

Bây giờ trong cây thư mục, bạn tìm đến khóa "compiz-1" và chọn "plugins". Lúc này bạn sẽ thấy rất nhiều tùy chọn được dùng để thiết lập các hiệu ứng compiz. Tuy nhiên, thậm chí với những thay đổi rất nhỏ cũng có thể tác động lớn đến Ubuntu bởi thực tế giao diện Unity là một plug-in chạy trên nền bộ máy render Compiz 3D.


Nếu bạn lỡ tay thay đổi nhiều tùy chỉnh trong Compiz mà không nhớ mình đã làm gì thì bạn có thể reset tất cả về mặc định theo lệnh:

Nếu bạn thay đổi các thiết lập Compiz chỉ liên quan đến Unity qua khóa "apps" > "compizconfig-1" > "profiles" > "unity" thì bạn có thể reset về mặc định với dòng lệnh:

Quảng cáo


*Lưu ý 1: Không nên thay đổi các giá trị "refresh rate" trong thiết lập bởi nếu không rõ mình đang làm gì, hệ thống có thể bị ép xung gây hỏng phần cứng.
*Lưu ý 2: Sau khi tùy chỉnh, bạn nên log out và log in trở lại hoặc reboot hệ thống.

Đối với những ai thích tùy chỉnh trực quan hơn thì bạn có thể cài đặt trình quản lý CompizConfig Settings Manager trong Ubuntu Software Center.


Xóa apt-get cache:

apt-get là một trong những câu lệnh mạnh mẽ để bạn có thể thao tác với ứng dụng như cài đặt, gỡ bỏ, tải về, v.v... Trước khi cài đặt các ứng dụng, apt-get sẽ lưu tạm (cache) chúng lại trên ổ cứng nhằm sao lưu các gói đã tải. Nếu bạn không muốn apt-get lưu tạm (trừ khi bạn muốn cài đặt lại các gói mà không muốn tải thêm lần nữa) và nếu bạn nhận thấy thư mục cache đang ngày một "phình to" thì bạn có thể xóa hết cache mà không mất đi các ứng dụng bằng dòng lệnh:

Xóa các gói không cần thiết:

Đây là một vấn đề cố hữu và gây phiền phức đối với mọi người dùng GNU/Linux. Hẳn bạn đều quen với một khái niệm có tên "dependencies" (các phần phụ thuộc) khi cài đặt một ứng dụng nào đó. Chẳng hạn như bạn cài một ứng dụng tên là "A" nhưng khi cài, Ubuntu sẽ hỏi bạn là ứng dụng này cần phải tải thêm 10 gói nhỏ để hoạt động, đây chính là các "dependencies".

Vì vậy, sau khi cài đặt "A" và cảm thấy ứng dụng này không hữu ích, bạn quyết định gỡ bỏ ứng dụng đó. Tuy nhiên, vấn đề ở đây là mặc dù ứng dụng có tên là "A" đã được gỡ bỏ nhưng 10 gói dependencies cài thêm có thể không bị gỡ bỏ hoàn toàn do nhiều nguyên nhân. Vậy làm sao để giải quyết đống dependencies còn lại?

Lúc này, chúng ta lại cần tới lệnh apt-get để gỡ bỏ một cách an toàn các gói phụ thuộc không cần thiết chỉ với một dòng lệnh. Việc gỡ bỏ các gói sẽ giúp bạn giải phóng bộ nhớ ổ cứng cũng như các khóa registry của ứng dụng để hệ thống hoạt động nhanh hơn. Để thực hiện thao tác xóa bỏ các gói không cần thiết, bạn mở Terminal và nhập dòng lệnh sau:

Hy vọng qua một số thủ thuật nhỏ nói trên, giao diện Unity trên máy tính của bạn sẽ hoạt động nhanh hơn.

P/S: Trong bài viết gốc còn một số thủ thuật khác nhưng mình không nêu trong bài này bởi qua thử nghiệm, một số gây lỗi hệ thống do không còn tương thích với phiên bản Ubuntu 12.04.

246 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Không biết gần đây Ubuntu thế nào chứ lúc trước cài thử Ubuntu xài khá là nản , nhất là cái khoảng Sleep máy , mỗi lần Sleep là nó tắt luôn cả máy thế nên cài dc vài bữa lại bỏ
@nguyenductin Mình dùng với laptop xì líp bình thường.
@nguyenductin Cài cho nó phân vùng riêng hay chạy Wubi trong Windows ?
Tạo phân vùng riêng thì có phân vùng swap thì mới sleep được.
Còn chạy Wubi thì quên chuyện đó đi =))
Bạn nào thích đả kích hay cắn xé như cái bạn gì ở phía trên, đề nghị anh em mỗi người chốt cho bạn ý 1 phát vào mồm vì tội phát ngôn.

Ubutu mà "không gõ được tiéng việt" thì cạp đất mà ăn à =)) một số bạn phát biểu nguy hiểm vãi.
HĐH cho máy tính mình chỉ biết mỗi Windown và Mac thôi, từ trước đến giừo chưa xài thử Linux hay Ubuntu lần nào nữa.
xibon
ĐẠI BÀNG
12 năm
@Ng. Thành Trung Thế thì bạn không nên bỏ lỡ... hãy thử và cảm nhận.....
Cái này cũng chưa dùng bao giờ
zesny95
TÍCH CỰC
12 năm
Đã 1 lần cài ubuntu xong gỡ ra nhưng đợt 8. thì phải, h chắc cải tiến nhiều rồi, thằng bạn mình rủ dùng mãi nhưng dạo này cũng ngại phá pc rồi 😁 nhưng em nghĩ rất đáng để thử ubuntu. Thực sự nó rất hay, em xem giới thiệu cũng muốn thử nhưng toàn lười, trong máy có mấy file iso thằng bạn cop cho mà chẳng buồn ghi ra để cài :D
chạy máy ảo đi có gì đâu
dttung80
TÍCH CỰC
12 năm
Thằng bạn cũng rủ cài mà ngại, thấy nó cũng phức tạp. Có cả cài ubuntu cho Android mà thấy vất vả quá.

Nhìn cũng hay hay nhưng mà để dùng nghiêm túc thì hơi nản cái giao diện.
nldquy
ĐẠI BÀNG
12 năm
@duc12atl Không hiểu bác muốn nói gì? Ý bác nói là Linux không có bộ gõ tiếng Việt? Nếu vậy xin trả lời là bộ gõ của Linux xịn hơn windows, xài tiện hơn Windows 😃
@duc12atl ai nói ko có. bộ gõ TV trên linux đầy ra. ibus, xunikey, xvnkb, scim, scim-unikey...
@duc12atl chào bác, em đang gửi cho bác dòng thông điệp này từ ubuntu 12.04, thế theo bác nó có gõ được tiếng Việt không ạ?
@phong1892 Bạn nên thêm dòng này làm chữ ký nữa mới hay nè!
"Sent from my Laptop sony vio cài Ubuntu 12.04 của tui using Tinhte.vn"
Bác nào dùng linux để nghiên cứu thì em thấy ok chứ để mà xài luôn thì chắc khó có thể thay thế windows đc. Tốt nhất là cài song song 😁
@kidpop1809 Phán như thánh ! Bạn thấy như thế nào chẳng liên quan đến người dùng Linux chúng tôi cả. Nên đừng có áp đặt người khác.

Ngay cả M$ cũng phải thuê Firewall service (dùng linux) để lọc phần mềm độc hại.
Hơn 90% người sử dụng máy tính cài windows mà cập nhật ba cái HDH mở mã nguồn này làm gì?
Chạy thì mệt, nhiều chương trình không tích họp nữa chứ!
hungln
ĐẠI BÀNG
12 năm
@tctvn Bác giống em. nhiều lúc sang windown cứ quen tay di chuột sang trái và bật Ctrl + alt + T 😃) để dùng chứ
@kungfu9999 nguy hiểm nó vừa vừa thôi để người khác còn nguy hiểm với. Đã dốt còn hay nói chữ
@ncdangson Đúng rồi! Do thói quen nên khó bỏ! Bạn ấy Wen xài win nên ngại ubuntu, giống như trong trường dạy xài win tiếng anh nên toàn xài win tiếng anh mình cài tiếng việt cho thì bảo tiếng việt khó xài trong khi họ là người việt ấy mà! Nói tiếng việt wen rồi thì bảo tiếng anh khó, nói tiếng anh thì bảo tiếng việt khó í mà! Hehe

Sent from my HTC Sensation XE with Beats Audio using Tinhte.vn
Dự là chuẩn bị lại có war 😁:D:D
có bạn phát biểu hơi thiếu .... não thì phải

bạn à , nếu ngta k dùng thì nta phát triển nó làm j

bạn nói 90% ng dùng dùng windows , nhưng bạn có biết 90% số máy chủ chạy linux và nhân unix nói chung k

phát biểu nông cạn quá
nhanaptx
ĐẠI BÀNG
12 năm
mình cung mới tìm hiểu Ubuntu, ubuntu 12.04 không còn nhẹ giống XP nữa rùi, cài trên máy laptop core I3, Ram 4gb chạy rất mượt, nhưng cài lên máy bàn cpu D430 ram 1GB thi giựt tưng tưng, thử làm theo chủ thớt xem có nhanh hơn ko... :rolleyes:
@nhanaptx bạn cài thêm giao diện gnome classic cho nó đi. dùng giống ubuntu 10.04 LTS đó bạn. chạy hiệu ứng(compiz) lại ngon hơn unity nữa. các thứ vẫn thế. trông thô hơn thôi.
nldquy
ĐẠI BÀNG
12 năm
@Tung&linux Chính xác, máy cũ nên xài classic thôi bạn à, nếu mạnh một chút thì classic, nếu không thì classic no effects luôn cho khỏe 😁

Cá nhân mình thì cũ mới gì mình cũng xài gnome, hoặc classic hoặc shell, chứ không xài được Unity :D
Thằng cu này mày câm miệng được không vậy? Hết cắn bên Unix, Mac rồi giờ qua Linux hả.

Không thích thì bấm nút biến.

Mấy dạng đó là phải chửi thẳng mặt, còn cố giải thích nó càng lì cái mặt mốc nó ra

Mình đang chuẩn bị cài ubuntu 12.04 mà ngặt cái con máy bàn đang chạy ati 5450, chắc phải tháo ra chạy intel cho khỏe
@killed ok bác căn bản em cũng là mem mới thành ra cũng ngu si k dám to mồm
còn anh ubuntu 12.4 em có down về xài wubi chứ k chơi ra đĩa mệt lắm bác ạ, khổ nỗi giờ máy em ổ quang nó đểu đi thành ra em k muốn nghịch, có con usb thì cho thằng bạn ma ranh nó mượn nó chơi fw mà em k biết reset lại fw usb nên tạm thời mới chơi ở mức wubi thôi
với lại dùng ubuntu k có mấy virus, 2-3% người dùng máy tính chạy ubuntu thì hacker phá những người dùng ubuntu làm gì, số người nhiễm chẳng bù cho họ viết mã độc
@tkuong_mafia Bồ mua lại cái USB 4GB thôi, mà thôi mua 8GB đi, có 129.000 xài cho tiện. Rồi dùng cái này chuyể ISO của em nó vào USB: http://unetbootin.sourceforge.net/
cài win 8 mất mie boots Ubuntu....mie....cứ tưởng nó nhận. thế là phải xóa ubuntu...đang dùng hay cùng vs win7
edwarddang
ĐẠI BÀNG
12 năm
@devil_handsome Vẫn nhận bình thường mà bạn 😃. Cài cái nào trước thì bootloader của Win8 vẫn nhận cả.😁
@devil_handsome bác đút đĩa ubuntu vào fix grub là đc! xóa đi làm gì phí. 😁
for future....
cần chi phải xóa ubuntu nhỉ

mình triple boot 7 8 ubuntu

nếu tối ưu dc ubuntu thì ubuntu có thể làm 1 hệ điều hành rất nhẹ , khởi động nhanh , tiết kiệm thời gian , có thể bật máy lên duyệt web tức thời , khá hay đấy
@Minh Sói Nhưng khổ nỗi cài win 8 sau ubuntu nên ko thể boot đc ubuntu.nếu ubuntu cài sau win8 thì nhận tẹt.ngại cài lại 😁
@devil_handsome Bạn có thể cài EasyBoot lên win8 hoặc khôi phục lại boot của ubuntu bằng live CD của U, trên wiki cũng có mà nhiều diễn đàn nói rồi, hay phải cài lại HĐH chuyện như vậy là bình thường mà:D
ubuntu không gõ được tiếng việt 😆
richarmarx
ĐẠI BÀNG
12 năm
@nldquy Canonical Ltd đúng là trụ sở tại anh nhưng theo kiến thức eo hẹp của mình biết thì nó trước kia phát triển để nhắm đến thị trường TQ và các lập trình viên trung quốc đã cùng phát triển nó, trong Ubuntu mới ra nó có sẳn tiếng trung phồn thể và giản thể, nếu phát triển theo kiểu các nước đông dân và phát triển thì có tiếng đó trước thì chỉ cần phát triển anh, china, tbn, duc... china thì chỉ cần kiểu giản thể chiếm 1 tỷ 3 dân số ( trung cộng ) nhưng nó phát triển luôn cả phồn thể của đài loan và HongKong. đó là ý kiến riêng của mình mình nói ra để góp ý và ko có ý tranh luận các bạn nhé
richarmarx
ĐẠI BÀNG
12 năm
@andox_206 Canonical Ltd đúng là trụ sở tại anh nhưng theo kiến thức eo hẹp của mình biết thì nó trước kia phát triển để nhắm đến thị trường TQ và các lập trình viên trung quốc đã cùng phát triển nó, trong Ubuntu mới ra nó có sẳn tiếng trung phồn thể và giản thể, nếu phát triển theo kiểu các nước đông dân và phát triển thì có tiếng đó trước thì chỉ cần phát triển anh, china, tbn, duc... china thì chỉ cần kiểu giản thể chiếm 1 tỷ 3 dân số ( trung cộng ) nhưng nó phát triển luôn cả phồn thể của đài loan và HongKong. đó là ý kiến riêng của mình mình nói ra để góp ý và ko có ý tranh luận các bạn nhé
@andox_206 http://www.ubuntu.com.vn/2013/02/trung-quoc-dung-ubuntu-chuan-e-xay-dung.html?m=1
@success81 Không liên quan gì đến ubuntu cả, nó chỉ là một nhánh riêng cho TQ giống như kubuntu, lubuntu mà không ảnh hưởng đến bản thân ubuntu.
nghịch nhiều teo U rồi, bùn thối ruột😔:(
ubuntu cũng có unikey mà 😃

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019