Thủ thuật với Titanium backup

konkot
7/9/2011 13:50Phản hồi: 150
Thủ thuật với Titanium backup
Titanium Backup là phần mềm chuyên dùng để sao lưu các ứng dụng cho máy Android. Nếu bạn thích khám phá Android thì đây là ứng dụng không thể không có. Không chỉ sao lưu các ứng dụng, Titanium Backup (TB) còn có rất nhiều chức năng khác, và nếu biết kết hợp với một số thủ thuật, TB sẽ trở thành một ứng dụng vạn năng cho điện thoại của bạn. Các chức năng của TB hiện vẫn chưa có ứng dụng nào thay thế được. Bài này sẽ giới thiệu đến các bạn một số thủ thuật trên TB để giúp điện thoại luôn hoạt động ổn định và hiệu quả.


Ứng dụng của TB thì rất nhiều, với TB bạn có thể:
  • Sao lưu một ứng dụng bất kỳ (kể cả ứng dụng hệ thống) vào thẻ nhớ. Để sao lưu một ứng dụng bạn bấm vào ứng dụng đó trong danh sách rồi bấm Backup. Bạn có thể quy định số bản sao tối đa của ứng dụng trong mục cài đặt (Max backup history). Ứng dụng sau khi backup sẽ nằm trong thư mục TitaniumBackup trên thẻ nhớ. Việc sao lưu rất có ích khi bạn cần nâng cấp hệ điều hành cho máy (up ROM), hoặc cần giải phóng bớt bộ nhớ máy.
  • Khôi phục lại một ứng dụng: chọn ứng dụng trong danh sách rồi bấm Restore, ứng dụng sẽ được cài đặt trở lại vào máy, tất cả các file cấu hình của ứng dụng đều được phục hồi nguyên vẹn.
  • Đóng băng một ứng dụng (Freeze): Tạm thời xóa ứng dụng, có thể khôi phục khi cần
  • Xóa dữ liệu của ứng dụng (Wipe data). Mặc dù Android cung cấp tính năng xóa cache và dữ liệu của ứng dụng nhưng tính năng này không hoạt động triệt để, sau khi xóa xong thì dữ liệu của ứng dụng vẫn còn. Với tính năng Wipe data của TB thì dữ liệu của ứng dụng (bao gồm các thiết đặt cấu hình, các file tạm, các file save game…) sẽ được xóa sạch. Bạn có thể sử dụng tính năng này khi một ứng dụng bị lỗi không chạy được, hoặc bạn muốn xóa các file rác do ứng dụng tạo ra để giải phóng bộ nhớ. Đặc biệt sau khi xóa data thì các ứng dụng hết hạn dùng thử sẽ có thể sử dụng trở lại như ban đầu.
  • Di chuyển các ứng dụng sang thẻ nhớ (Move/Integrate). Hệ điều hành Android 2.1 trở về trước chỉ cho phép cài ứng dụng lên bộ nhớ tích hợp của máy, còn với Android 2.2 về sau thì ứng dụng có thể cài lên thẻ nhớ. Tuy nhiên rất nhiều ứng dụng vẫn tự động cài đặt lên bộ nhớ máy. Mặc dù bạn có thể dùng App2SD để di chuyển ứng dung ra thẻ nhớ, nhưng một số ứng dụng “cứng đầu” vẫn nằm lại trong bộ nhớ tích hợp, không thể di chuyển được. Với tính năng Move/Integrate của TB, bạn có thể di chuyển bất kỳ ứng dụng nào ra thẻ nhớ, kể cả ứng dụng hệ thống. Điều này đặc biệt hữu ích đối với các máy có bộ nhớ trong nhỏ, nhất là các máy Android tầm trung trở xuống.
  • Gỡ bỏ triệt để ứng dụng. Hệ điều hành Android cung cấp sẵn khả năng gỡ bỏ các ứng dụng không dùng đến, nhưng sau khi bạn gỡ bỏ một ứng dụng thì các file rác vẫn còn nằm trong bộ nhớ. Với tính năng Uninstall của TB, ứng dụng sẽ được gỡ bỏ triệt để.


Một số thủ thuật với Titanium Backup


- Lấy file cài đặt (.apk) của ứng dụng. Khi bạn tải một ứng dụng từ Market về thì hệ điều hành sẽ tự động cài ngay ứng dụng đó vào, và bạn không thể biết được file nguồn của ứng dụng (có phần mở rộng .apk) nằm ở đâu. Để lấy được file này, bạn chỉ cần dùng chức năng backup của TB, sau khi backup xong, file .apk của ứng dụng sẽ nằm trong thư mục TitaniumBackup trên thẻ nhớ. Bạn có thể chép file này sang máy khác để cài.


- Dùng thử ứng các ứng dụng có phí mãi mãi: Rất nhiều ứng dụng trên Adroid cho phép tải về miễn phí, nhưng sau một thời gian dùng thử, ứng dụng sẽ yêu cầu bạn mua bản quyền để tiếp tục sử dụng. Cho dù bạn cố gỡ bỏ ứng dụng rồi cài lại cũng vô ích. Gặp phải các ứng dụng kiểu này,sau khi hết hạn dùng thử, bạn chỉ cần gỡ bỏ ứng dụng bằng TB, sau đó cài đặt lại (nhớ xóa hết dữ liệu của ứng dụng trước khi gỡ bỏ bằng tính năng Wipe data). Ứng dụng sẽ cho phép dùng thử lại từ đầu. Mình dùng PowerAMP thường xuyên dùng cách này khi hết hạn sử dụng. Có rất nhiều phiên bản PowerAMP trên mạng có kèm cả phần mềm unlock nhưng sau khi unlock, chỉ cần bạn chạy chương trình khi đang bật wifi hay 3G là nó sẽ kết nối với máy chủ và phát hiện key giả mạo ngay.


- Xóa file rác trong bộ nhớ tích hợp: Sau khi cài đặt một ứng dụng và gỡ bỏ nó, dù ít hay nhiều ứng dụng cũng để lại trong bộ nhớ các file rác. Bạn có thể thấy điều này khi theo dõi dung lượng bộ nhớ trống của máy trước khi cài và sau khi gỡ bỏ ứng dụng. Sau một thời gian sử dụng thì bộ nhớ tích hợp của máy sẽ có rất nhiều rác. Hiện tại Android chưa có ứng dụng nào có thể quét và làm sạch bộ nhớ cả. Nhưng nếu bạn sử dụng TB thì việc làm sạch bộ nhớ máy rất dễ dàng và triệt để.

Trước tiên bạn dùng TB sao lưu tất cả các ứng dụng đã cài đặt vào máy (chỉ cần sao lưu các ứng dụng do người sử dụng cài, không cần sao lưu các ứng dụng hệ thống), sau đó thoát khỏi TB, dùng chức năng Factory data reset (Vào setting > Privacy > Factory data reset) để khôi phục máy về tình trạng như khi mới xuất xưởng. Sau đó bạn chỉnh sửa lại một số thiết đặt cho máy trong phần setting. Cuối cùng bạn dùng TB để restore lại các ứng dụng đã sao lưu. Lúc này máy sẽ có đầy đủ các ứng dụng cần thiết, và bộ nhớ tích hợp của máy sẽ không còn file rác nữa. (Theo kinh nghiệm sau khoảng vài tháng sử dụng, việc làm này sẽ giải phóng được vài chục đến vài trăm MB bộ nhớ tích hợp). Bộ nhớ RAM cũng sẽ bị chiếm dụng ít hơn, bạn sẽ thấy hệ thống hoạt động mượt mà và ổn định hơn rất nhiều.

- Xóa bỏ các ứng dụng hệ thống không cần thiết: Mặc định Android không cho phép người dùng gõ bỏ các ứng dụng hệ thống (ứng dụng có sẵn của hệ điều hành). Rất nhiều ứng dụng trong số đó không cần thiết đối với người sử dụng. Để tiết kiệm bộ nhớ, bạn hãy dùng TB gỡ bỏ chúng (nhớ sao lưu trước khi gỡ bỏ vì các ứng dụng hệ thống sau khi gỡ bỏ sẽ không có cách nào lấy lại được, trừ khi bạn up ROM hoặc chép từ máy khác sang).

- Tiết kiệm bộ nhớ bằng cách di chuyển các ứng dụng vào ROM: Bộ nhớ trong của các thiết bị Android có 2 loại, đó là RAM và một loại bộ nhớ khác gọi là NAND flash (bản chất của nó là bộ nhớ flash giống như USB flash disk). Bộ nhớ RAM thì dùng để lưu dữ liệu tạm thời và bị mất dữ liệu khi tắt máy (giống như trên máy tính). NAND flash là bộ nhớ tích hợp của máy, nó được chia làm 2 phân vùng (tương tự như partition trên máy tính), một phân vùng dùng để chứa hệ điều hành và các ứng dụng hệ thống, người dùng (các ứng dụng khác ) không thể ghi dữ liệu lên phân vùng này được (trừ khi root máy) nên nó được gọi là ROM (các từ ngữ up ROM hay ROM cook cũng xuất phát từ đây). Phân vùng còn lại được dùng để lưu dữ liệu của người sử dụng (nhiều người quen gọi là bộ nhớ trong, cũng có nhiều người nhầm lẫn nó với ROM). Hai phân vùng trên NAND flash không thể chia sẻ dung lượng cho nhau. Dung lượng ROM do nhà sản xuất quy định hoặc do các phần mềm up ROM thay đổi, thông thường trong phân vùng ROM còn trống một phần dung lượng không dùng hết, có thể từ vài đến vài chục MB, để tận dụng vùng nhớ này, bạn có thể di chuyển các bản cập nhật của các ứng dụng hệ thống từ bộ nhớ trong vào ROM. TB hỗ trợ làm việc này một cách hoàn hảo. Bạn bấm nút Menu > Batch > Integrate updates of system apps into ROM, bạn sẽ tiết kiệm được bài chục MB bộ nhớ.

Còn rất nhiều thủ thuật mà chúng ta có thể làm với TB nữa. Nếu bạn biết những thủ thuật như thế hãy chia sẽ ở đây nhé.😃😃😃
150 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Bài viết rất chi tiết nhưng bác nên đánh dấu tô đậm hoặc đổi màu các tiêu đề Quan trọng cần thiết cho người đọc, chứ nhìn như đám rừng mình còn ko muốn đọc nữa, cách hàng ra cho dễ đọc bác nhé. Thanks!
Dùng TB mãi rồi mà vẫn chưa biết hết! Thanks bác phát 😆
Mình xài bản mới nhất down trên appstore (đã active) nhưng khi xóa 1 app (ko phải app hệ thống) thì nó ra cái bảng ghi là đang tiến trình và cứ đứng hoài lun ko chạy típ, mình phải bấm phím home rồi force close TB, và app đã xóa.

Còn việc backup mình đã test trên app Timetable spread V2, mình thiết lập 1 số edit trong cái timetable rồi mình dùng TB backup lại, xong xóa app và lại restore và trường hợp tương tự như xóa 1 app, cái TB đứng lun và phải Force close thì app đc restore nhưng data thì ko (mình chọn backup và restore apk + data), vào cái app timetable thì trống rỗng như mới down về.

Có ai biết mình đã làm thiếu hay sai gì ko ....?
konkot
TÍCH CỰC
13 năm
bạn thử dùng bản này xem, mình đang dùng thấy rất tốt, tuy là bản cũ nhưng tốc độ mở nhanh hơn bản mới rất nhiều, chức năng vẫn đầy đủ
http://s2.tinhte.vn/attachment.php?attachmentid=346685&d=1299910346

nếu ko dc bạn làm như mình nói ở trên, backup tất cả các ứng dụng rồi reset factory lại máy, sau đó cài tb để restore lại ứng dụng
Galaxy1310
ĐẠI BÀNG
13 năm
cái lỗi này thì đơn giản thôi. truwocs khi bạn chạy TB thì bạn vào settings-> Apilications-> development-> USB debbuging và tích vào đó. tóm lại là bật cái USB debbugings đó lên như khi bạn chạy TB nó cũng nhắc như thế mà.
@kiemthu123 bạn phải bật tính năng gỡ rối usb nhé
Mình xài archos 70, chạy Uruk Droid 1.5.1, mình chỉ test bản mới nhất và ko thể nào backup data đc, chỉ backup app và đều bị tình trạng nêu trên. Để mình thử máy bản cũ hơn xem sao, thank
phungvu
ĐẠI BÀNG
13 năm
mình cũng đã cài rồi, nhưng máy mình chưa root nên không sử dụng được. Có phần mềm nào thay thế nó không hoặc có bản dành cho máy chưa root không? Cho mình nhé.... thanks....
Tại sao lại k root máy nhỉ?
bmw_125i
TÍCH CỰC
12 năm
Bạn tạo mỗi ứng dụng chục bản Backup thế này có mà chả mai thì ngày kia cũng hết bộ nhớ :p
Có lẽ tạo 2 bản cho 2 version tốt nhất của mỗi ứng dụng thường xuyên dùng là đẹp!

Ngoài ra mình còn rất tò mò về cách tạo profiles trong TB, bởi nếu ta biết cách tạo ra Profile riêng thì có thể restore all ứng dụng bằng 1 click (Cách này giống Ghosh trên Win hoặc tạo bản backup cho Android bằng Clockworkmod)
😔 Chứ tình cảnh hiện tại mỗi lần restore all ứng dụng thì lại pải lọc lựa xem có nên cài ứng dùng này ứng dụng kia hay không, thao tác này gây nhàm chán cho người hay up rom dù cũng chỉ mất < 2phút!
@bmw_125i Bạn hướng dẫn mình cách tạo frofiles bằng tianbackup với
:dance::dance: hướng dẫn thật chi tiết, thanks
bài này có nhiều thứ mình chưa biết nhiều điều thú vị về tb mà giờ mới biết
hdlongg
TÍCH CỰC
12 năm
rất hay! cảm ơn bạn rất nhiều!
135798642
ĐẠI BÀNG
12 năm
mới dùng android, tìm TB thì thấy bài viết này, tuyệt vời :bounce:
Muốn dùng cái này thì phải root à m.n?

Sent by 09.789.21.4.94
Đùng rồi bạn à.
Thế thì cứ đánh dấu đã 😁

Sent by 09.789.21.4.94
mọi ng cho mình hỏi minh như trên hướng dẫn nói thi back up là co thể chuyển ứng dụng lên thẻ nhớ nhưng tại sao khi mình backup cái kapersky thi vào phần cài dặt xong ứng dụng xem trên máy vẫn thấy trên máy là sao ( mình dùng samsung galayxy mini 2.3.4 )
Backup là sao lưu nhé bạn 😆. Chuyển sang thẻ là cái Move to SD card.
daitritue
ĐẠI BÀNG
12 năm
dùng TB di chuyển dữ liệu sang thẻ như nào nhỉ, có thấy phần move to SDcard đâu nhỉ. EM toàn phải vào phần quản lý file để di chuyển dữ liệu sang thẻ thôi
konkot
TÍCH CỰC
12 năm
Bạn bấm nút menu rồi chọn batch, có phần move/integrate đó
viso
TÍCH CỰC
12 năm
Titanium backup thì quá mạnh rồi. Cái hạn chế lớn nhất của nó là bắt buộc phải root máy mới cài được.
Cảm ơn bác đã chia sẻ
đã biết dùng titan từ lâu nhưng vẫn chưa khám phá hết chức năng của nó,đây quả là 1 app có sức mạnh tối thượng cho android os.
Mình dùng Titanium chỉ để xóa file hệ thống, còn dùng Astro để quản lý file và backup, dùng Gemini để chuyển ứng dụng sang thẻ SD.

Gửi từ SE Arc của tôi, sử dụng ứng dụng Tinh tướng 😁
Bác ơi. E cũng đang dùng Astro. E backup rồi. Giả sử sau này muốn khôi phục thì làm như thế nào bác nhỉ?

Sent by 09.789.21.4.94

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019