Transformer Prime được benchmark, điểm cao vượt trội

Duy Luân
4/11/2011 23:39Phản hồi: 160
160 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

nói thêm là bây giờ điện thoại 2.5 triệu của nokia đã được trang bị chip 1Ghz rồi các bác dùng 1 cái tablet chip lõi kép 1Ghz như ipad 2 ko thấy vẫn chưa thể vào web nhanh như điện sao? vẫn có độ trễ và ko thể đọc flash dc. điều đó làm chip 4 lõi 1.4Ghz trở nên vô cùng ý nghĩa đấy.
lionssong89
ĐẠI BÀNG
12 năm
tôi là dân iT và thấy câu nói của bạn không đúng ..... , nếu ý bạn nói là game thì xin thua !
kungvn
CAO CẤP
12 năm
Ipad chạy được antutu à? Ifan nguy hiểm. K chịu tìm hiểu chỉ phán linh tinh

Sent from my iPod touch using Tinh tế
fujitsu là khôn hơn cả. họ đã biết đến xu thế này từ lâu rồi, tiếc là đẳng cấp nhật tiền quá cao ko thể chạm tay đến nổi.
sao ko mang đi mà so vs ipad 2 hay Galaxy tab 10 nhỉ?xem cái nào khủng hơn.so sánh vs đt thì đẳng cấp hơn là đùng rồi
phần cứng cho android thì khủng nhưng cũng nhanh hỏng phần cứng
No la mtb tien phong cho 4 nhan . Neu ko co nhung thu nhu vay thi cong nghe lam sao ma phat trien dc . Ma chip nay thuc te la 5 nhan , mot nhan chay o sung nhip thap giup may tiep kiem pin hon nhieu. May cau hinh khung thi se co nhung ung dung khung danh rieng sao lai ko tot .

Minh dung dt ko viet dc dau !
daytona
ĐẠI BÀNG
12 năm
Trong này test kiểu gì ma s2 lên tới 5000 ghê vậy, từ khi nâng rom lên 2.3.5 test lần dc cao nhất chỉ 3800.
Tốc cao ghê nhỉ 😃
anhthanh19
ĐẠI BÀNG
12 năm
phần mềm đó nó không có thì nó không hiện 2 sản phẩm đó lên , hỏi cái thằng Tây nào viết ra cái app này ấy 😆

---------- Post added at 12:18 AM ---------- Previous post was at 12:17 AM ----------

dùng android cao cấp chưa mà phán thế 😃 , hay chỉ dùng mấy cái trung cấp và hàng tung của , tiền nào của đấy cả thôi 😃
bachcom
ĐẠI BÀNG
12 năm
Nhìn trên hình mình chỉ thấy hơn về CPU thui chứ 2D,3D...không trội hơn là bao
Nói chung là chip tegra 3 dần dần thay thế tegra 2 hết thui hjx hjx mình còn chưa có Đkiện dùng chip 2 nhân đây
chờ nó 6 core lun hẳn mua quá 😆
thedeepain
ĐẠI BÀNG
12 năm
Ép xung nữa chắc lên hẳn 15- 17000 hix
vancaobs
ĐẠI BÀNG
12 năm
nói vớ vẩn :|

---------- Post added at 01:29 AM ---------- Previous post was at 01:20 AM ----------

bạn không hiểu rồi , k phải chip 4 nhân cũng chỉ ngang với chip 2 nhân của apple thôi , bạn nên biết chip trong iphone hay ipad đều không phải của google nha bạn , vấn đề ở đây là apple đã có được sự tối ưu hóa tối đa giữa phần cứng và phần mềm cho các thiết bị của mình vì IOS chỉ có mình Iphone, ipod Touch và Ipad có thôi . còn androi có quá nhiều hãng sản xuất và đương nhiên sự tối ưu hóa về phần cứng và phần mềm k bằng được với IOS
p/s : mình không muốn chê bai hay có ý nói androi kém cỏi ? ngược lại nó rất mạnh và là 1 nền tảng rất phổ biến ý mình nói ở đây là vì adroi là của google nhưng google lại k sản xuất smartphone hay tablel androi(có sx thì cũng là đi thuê ) chính vì thế mà k có sựu nhất quán tối đa đc như IOS của apple !
Kinh quá nó gấp gần 4 lần con máy của mình

Sent from my ịPhone tầu using Tinh tế
Hac Long
TÍCH CỰC
12 năm
Em nó thật là kỳ diệu, một cấu hình tốt
hic , so sánh chuối thật , MTB vs DT 😃 tại sao ko so với ipad , SS tab 😔
K thấy Moto Xoom à \:d/
Mà Tab 10 cũng chả hơn là bao
Tóm lại em này đang là đỉnh của đỉnh rồi
so sánh vậy có khập khiễng không nhỉ
so sánh khập khiễng quá

---------- Post added at 08:25 AM ---------- Previous post was at 08:22 AM ----------

cơm thêm:
''Benchmark là gì?

Là đánh giá sức mạnh của thiết bị phần cứng. Và bạn lưu ý chỉ “sức mạnh” thôi nhé. Bản thân từ này nếu dịch ra nghĩa Việt cũng là “đánh giá”, giống với review. Nhưng benchmark không phải review, benchmark là một phần của review. Bản thân bài review có thể có hoặc không có phần benchmark, nhưng nó vẫn là review.

Ví dụ bài review về chuột hay bàn phím thì tôi vẫn chưa hình dung được “chênh lệch sức mạnh” giữa 2 con chuột (PC) là gì. Tất nhiên bạn vẫn có thể “cố rặn” ra một số thứ như latency, dpi … để nói con này hơn con kia, và gọi đó là “benchmark” thì … ok, đó là cách nghĩ của bạn ! Nhưng trong review không bắt buộc phải kèm benchmark, và khi nói benchmark, tức là chúng ta đang bàn đến sức mạnh phần cứng của thiết bị.

Theo quan điểm của MPC, người nào quan tâm đến benchmark tức là người quan tâm đến lượng thời gian mà họ có, tức benchmark để xem thiết bị nào làm việc nhanh hơn. Quan điểm này hợp lý nhưng hơi “sót” nếu chúng ta bàn đến benchmark GPU với game.

Benchmark game thì chúng ta không thể nói GPU nào giúp ta "chóng" về nước ...
Các dạng benchmark

Phân loại thì có nhiều cách, tuỳ thuộc vào người đọc / người benchmark đi theo tiêu chí nào. Benchmark theo đối tượng phần cứng (CPU, GPU, RAM, HDD …), theo phần mềm (game, văn phòng, thiết kế …), theo người xem (chuyên nghiệp, phổ thông, gamer …).

Nhưng để đơn giản vấn đề, người ta hay chia ra 2 nhóm benchmark chính là benchmark thực tế (real-world) hay giả lập (synthetic / artificial). Thực tế là các ứng dụng mà người dùng có thể gặp hàng ngày. Còn giả lập là các gói benchmark chỉ thuần ý nghĩa benchmark, ngoài việc dùng chúng để so sánh sức mạnh ra, bạn không dùng chúng vào việc gì khác (tạo ra nội dung, trừ các tester).
3R khi benchmark

3R ở đây khác hẳn với 3R trong quản lý môi trường (bạn google thì biết – Reduce, Reuse, Recycle). 3R trong benchmark PC gồm : Real-world (thực tế), Relevance (thích hợp) và Repeatability (có khả năng lặp lại). Tức là như thế nào ?

Thực tế

Đôi khi bạn nhìn vào một benchmark SuperPI giữa 2 model CPU, có bao giờ bạn hỏi : “SuperPI có ứng dụng thực tế nào không ?” Câu hỏi này sẽ gây nên tranh cãi khá nhiều. Bạn không chắc liệu những đoạn code viết nên SuperPI có dùng trong phần mềm thường dùng của bạn hay không. Điều này tuỳ thuộc vào các lập trình viên. Vấn đề là kết quả benchmark mà bạn nhìn thấy có cần thiết với bạn hay không ? Nếu bạn không bao giờ dùng đến ứng dụng đó, vậy nó có quan trọng với bạn không ?

Bạn có cần điểm Cinebench nếu không bao giờ render 1 tấm hình ?

Còn một điều nữa : tuy không thực sự hữu dụng trong thực tế, nhưng các kết quả benchmark giả lập vẫn gây “xao xuyến” khá nhiều cho người đọc, vì tâm lý “thà có (mạnh hơn) còn hơn không”. Benchmark giả lập được các nhà sản xuất chú trọng đến nhiều vì tính đơn giản – đồng nhất trong thiết lập giữa nhiều hệ thống. Do đó chúng trở thành những công cụ PR khá hiệu quả và tạo ra một hệ quả “thiếu lành mạnh” : nhà sản xuất chỉ tập trung tối ưu sản phẩm của họ cho kết quả giả lập mà quên đi năng lực thực tế. Điều này đã từng xảy ra khi VIA thay đổi CPUID của họ thành các model của Intel / AMD và nhận thấy ứng dụng PCMark 2005 đã “ưu ái” các sản phẩm của Intel hơn (mặc dù tất cả các benchmark đều thực hiện trên cùng 1 con chip).

Thích hợp

Kết quả benchmark game nào thể hiện sức mạnh nào của HDD / ODD ? Hay GPU thì ảnh hưởng gì đến tốc độ làm việc của Microsoft Excel ? Có thể là trong tương lai, điều này có xảy ra thật. Song trong bối cảnh hiện tại, các phép benckmark ấy không đem lại ý nghĩa nếu chúng chẳng liên quan gì đến chủ đề của bài benchmark / review.

Có khả năng lặp lại

Kết quả benchmark có thể khá ấn tượng. Nhưng bao nhiêu hệ thống có thể lặp lại chúng ? Nói cách khác, chúng ta có thể so sánh kết quả này được với ai ? Bạn không thể nói chiếc card GTX 285 tính toán Tessellation kém hơn HD 5570 vì con chip GT200 không hỗ trợ Tessellation. Đại khái, kết quả benchmark phải có giá trị so sánh.

Thêm vào đó, là độ biến thiên kết quả giữa các lần lặp lại. Nếu cùng 1 hệ thống mà mỗi lần benchmark, kết quả trả về chênh lệch đến vài chục % là điều không thể chấp nhận cho công cụ ấy. Bản thân người benchmark phải đặt ra “hạn ngạch sai số chấp nhận” được cho riêng mình. 3% hay 5% ?''

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019