Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


Ubuntu và các vấn đề liên quan

Trung Dt
11/12/2007 3:21Phản hồi: 2
Ubuntu và các vấn đề liên quan
Ubuntu là một hệ điều hành do cộng đồng mã nguồn mở phát triển. Ubuntu có thể sử dụng cho bất kì các máy tính xách tay, máy tính để bàn và cả máy chủ. Cho dù bạn sử dụng Ubuntu ở đâu, nó đều có tất cả các ứng dụng mà bạn luôn cần, từ các ứng dụng soạn thảo văn bản tới thư điện tử, từ phần mềm máy chủ web tới các công cụ lập trình.

Ubuntu là phần mềm miễn phí và sẽ luôn là miễn phí. Bạn không phải trả bất kỳ phí bản quyền nào. Bạn có thể tải nó về, sử dụng và chia sẻ Ubuntu với bạn bè, gia đình, nhà trường hoặc doanh nghiệp của bạn mà không vì bất cứ thứ gì một cách tuyệt đối.



Ubuntu được bảo trợ bởi công ty Canonical Ltd (sở hữu bởi Mark Shuttleworth). Nó phát hành một phiên bản mới cứ 6 tháng một lần và hỗ trợ 18 tháng sau khi phát hành phiên bản mới đó thông qua các nâng cấp về an ninh. Với phiên bản hỗ trợ lâu dài – LTS (Long Term Support), bạn sẽ có hỗ trợ 3 năm với các máy tính để bàn và 5 năm đối với các máy chủ. Không có bất kỳ phí bổ sung nào đối với phiên bản LTS. Các nâng cấp lên các phiên bản mới của Ubuntu là và vẫn sẽ là miễn phí (free of charge). Bằng cách này Ubuntu nhắm tới mục tiêu cung cấp một hệ điều hành luôn được cập nhật và tương đối ổn định cho người sử dụng thông qua việc sử dụng các phần mềm tự do.

Với Ubuntu, mọi thứ bạn cần đều có trên 1 đĩa CD, nó cung cấp một môi trường làm việc hoàn chỉnh. Các phần mềm bổ sung luôn sẵn sàng trực tuyến trên Internet.


Trình cài đặt bằng đồ hoạ cho phép bạn có mọi thứ chạy nhanh chóng và dễ dàng. Một cài đặt tiêu chuẩn sẽ mất ít hơn 25 phút.

Một khi máy của bạn được cài đặt thì nó sẵn sàng để sử dụng ngay lập tức. Trên các máy tính để bàn bạn sẽ có một tập hợp đầy đủ các công cụ làm việc, Internet, các ứng dụng đồ hoạ và vẽ, trình soạn thảo văn bản, bảng tính và trình diễn, và cả các trò chơi. Trên máy chủ bạn chỉ có những gì cần thiết để có và chạy và sẽ không có những gì bạn không cần.





Trong tương lai, sẽ càng có nhiều máy tính bán ra cài sẵn HĐH Ubuntu

Giao diện

Quảng cáo

Quảng cáo



Cài đặt Ubuntu

Cấu hình
Với Ubuntu (hoặc Kubuntu), cấu hình tối thiểu là RAM 256MB, ổ cứng trống trên 2GB. Xubuntu chỉ cần ram 128MB. Card màn hình nên là các dòng onboard của Intel (i8xx, i9xx) hoặc card rời của ATI và nVidia.

Tải về
Bạn hãy truy cập vào trang web www.ubuntu.com để tải về phiên bản mới nhất của HĐH này. Bạn nên lưu ý rằng mình đã chọn đúng phiên bản phù hợp với cấu hình máy (chip Intel P3, P4 hay AMD hỗ trợ 32bit (các dòng chip cũ trước đây) thì chọn các bản có mã i386, Intel hay AMD đời mới hỗ trợ 64bit thì chọn bản có mã amd64). Chọn đúng bản dành cho desktop (Ubuntu có cả bản dành cho server với các phần mềm được cấu hình riêng)

File tải về có dạng ISO, chính vì vậy bạn phải ghi ra đĩa CD mới có thể sử dụng được.

Nếu không, bạn có thể gửi yêu cầu xin CD miễn phí tại đây: https://shipit.ubuntu.com/

Cài đặt
Bạn có thể tham khảo bài viết đầy đủ (có hình minh họa cụ thể) trong diễn đàn



Cài tiếng Việt cho Ubuntu

Gõ tiếng Việt trên Linux cũng có nhiều cách nhưng cách thông dụng và thân thuộc nhất là dùng xvnkb, một bộ gõ tiếng Việt mã nguồn mở khá có tiếng trong thế giới Chim cánh cụt. Phần mềm này hoạt động như Vietkey hay Unikey trên Windows.

1. Cài đặt trình biên dịch

Chúng ta sẽ biên dịch từ mã nguồn (đảm bảo nhất) nên sẽ cần tải xuống trình biên dịch. Cái này cũng cần cho những đồng chí lập trình viên nào nuôi ước mơ lập trình trên Linux.

Vào terminal và gõ lệnh sau:
sudo apt-get install build-essential

Chờ cho trình cài đặt tải xuống và giải nén tất cả các gói xong là được. Tuy nhiên xvnkb khi biên dịch cũng yêu cầu phải có thêm gói xorg-dev nữa. Các bạn gõ thêm lệnh sudo apt-get install xorg-dev để cài đặt gói này.

2. Tải xuống mã nguồn và cài đặt

Trong cửa sổ dòng lệnh gõ:
wget http://xvnkb.sourceforge.net/xvnkb-0.2.9a.tar.bz2

để tải xuống mã nguồn chương trình. Sau đó giải nén bằng lệnh:
tar -xvf xvnkb-0.2.9a.tar.bz2

Chuyển vào thư mục vừa giải nén và biên dịch, bạn thực hiện tuần tự những lệnh sau:

cd xvnkb-0.2.9a/

./autogen.sh

./configure --use-extstroke

Đến đây phải chỉnh file config.h một chút. Bạn gõ gedit config.h và chỉnh nội dung file thành:

#define __VK_CONFIG_H
#define VK_CHECK_SPELLING
#define VK_USE_EXTSTROKE
#define VK_NEED_UCHAR

(bỏ đi một vài dòng bị lỗi)

Sau đó gõ tiếp các lệnh sau:

make

sudo make install

Như vậy, bạn đã cài đặt thành công xvnkb. Bây giờ để khởi động chương trình bạn gõ xvnkb từ cửa sổ dòng lệnh là xong. Nhắp phải chuột lên hộp chương trình của xvnkb để xem menu tuỳ chọn. Nhắp trái chuột để bật tắt tuỳ chọn gõ tiếng Việt.

Nếu muốn xvnkb tự động chạy lúc khởi động, bạn vào menu System > Preferences > Sessions, chọn New và nhập vào ô Command như sau: xvnkb --method=vni --charset=utf8 (trong đó method là telex, vni hoặc viqr; charset là utf8, tcvn, viscii, vps hoặc viqr). Bây giờ xvnkb sẽ khởi động mặc định với kiểu gõ (method) và bảng mã (charset) mà bạn đã chọn.

Bạn có thể tham khảo bài viết này trong diễn đàn


Bài viết liên quan trong phần thảo luận diễn đàn
3 bước cài đặt Ubuntu từ Windows
Ubuntu 7.10 có gì mới?
Tổng quan về hệ điều hành Ubuntu
Ubuntu Linux 7.1
Cài tiếng Việt cho Ubuntu 7.10
Acer sẽ bán laptop cài sẵn Ubuntu

2 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

seal2002
ĐẠI BÀNG
4 năm
Đào mộ
bình thường

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019