[Video] MiG-29 cất cánh thẳng đứng như tên lửa và đôi nét về chiến đấu cơ lừng danh của Xô Viết

bk9sw
28/7/2015 10:18Phản hồi: 307
[Video] MiG-29 cất cánh thẳng đứng như tên lửa và đôi nét về chiến đấu cơ lừng danh của Xô Viết
Trong 2 video dưới đây chúng ta sẽ được thấy chiếc MiG-29 cất cánh thẳng đứng thật sự. Phi công có vẻ như vẫn thực hiện một cú cất cánh chạy đà bình thường nhưng ngay sau khi xếp càng, chiếc MiG-29 bất ngờ bay thẳng đứng như một quả rocket. Kỹ thuật cất cánh độc đáo này được thực hiện trong khuôn khổ triển lãm hàng không Royal International Air Tattoo. Bên cạnh trình độ điều khiển điêu luyện của phi công, có một điều rất đáng quan tâm là màn cất cánh này được thực hiện bởi MiG-29 - một chiếc chiến đấu cơ có tuổi đời đã hơn 30 năm.




MiG-29 là một chiến đấu cơ 2 động cơ phản lực được thiết kế từ thời Xô Viết, giai đoạn cuối thập niên 70 của thế kỷ trước bởi viện thiết kế Mikoyan lừng danh. MiG-29 cùng Sukhoi Su-27 được phát triển để đối đầu với những chiến đấu cơ McDonnell Douglas F-15 Eagle và General Dynamics F-16 Fighting Falcon của Mỹ. Đến năm 1983 thì MiG-29 bắt đầu đi vào biên chế không quân Xô Viết và đến nay vẫn đang được không quân nhiều nước (chủ yếu là các nước thuộc Liên Xô cũ) sử dụng.

MiG-29 được phát triển theo chương trình LPFI (Perspektivnyy Lyogkiy Frontovoy Istrebitel hay chiến đấu cơ chiến thuật tiên tiến hạng nhẹ - là một phần của dự án PFI) với các yếu tố hàng đầu là tầm bay xa, khả năng hoạt động hiệu quả trên đường băng ngắn, cực kỳ nhanh nhẹn khi thao diễn trên không, đạt tốc độ trên Mach 2 và có thể mang theo nhiều loại vũ khí, đáp ứng nhiều nhiệm vụ khác nhau. 2 phòng thiết kế Sukhoi và Mikoyan nhận trọng trách thực hiện dự án này dẫn đến 2 phiên bản Sukhoi Su-27 tầm xa và MiG-29 rút gọn.

MiG-29.gif
So sánh giữa MiG-29 (xanh, nhỏ hơn) và Su-27.

Bám sát theo những yêu cầu của chương trình PFI, MiG-29 sở hữu các đặc tính khí động học tương tự Sukhoi Su-27 nhưng vẫn sở hữu một vài điểm khác biệt. Chẳng hạn như một phần rìa tiến mở rộng phía trước cánh chính vuốt về sau 1 góc 40 độ (Leading-edge root extensions - LERXs); 2 cánh đuôi đứng lắp trên vòm động cơ; các cánh tà tự động được lắp trên rìa tiến của cánh chính; trên rìa thoái (trailing-edge) còn có các cánh tà sau và cánh liệng lắp gần đầu cánh.

MiG-29 dùng hệ thống điều khiển thủy lực và hệ thống autopilot SAU-541 3 trục nhưng không có hệ thống điều khiển fly-by-wire hiện đại như Su-27. Mặc dù vậy, MiG-29 là một chiến đấu cơ rất nhanh nhẹn, hiệu năng cao, khả năng thao diễn tuyệt vời và đặc biệt là có thể đạt góc tấn (AoA hay góc alpha) rất lớn. Khung sườn máy bay được chế tạo chủ yếu bằng nhôm với một số vật liệu composite. MiG-29 có trọng tải khô 11 tấn, trọng tải cất cánh tối đa 20 tấn.

MiG-29_02.jpg

MiG-29 được trang bị 2 động cơ turbofan Klimov RD-33, mỗi động cơ cho lực đẩy khô 50 kN (11.240 lbf) và lực đẩy đốt sau (afterburner) đến 81,3 kN (18.277 lbf). Khoảng trống giữa 2 động cơ tạo ra lực nâng, qua đó giảm tải cánh (wing load - tải trọng của máy bay chia cho diện tích cánh), tăng tính cơ động. Động cơ lấy khí từ các họng nạp có độ dốc biến thiên nằm dưới LERX cho phép MiG-29 đạt tốc độ Mach cao. Một điểm thú vị là tương thích với nhiều điều kiện hoạt động, các kỹ sư Nga đã thiết kế họng nạp chính có thể đóng lại hoàn toàn và thay bằng các họng nạp khí phụ nằm trên thân, qua đó khi MiG-29 cất/hạ cánh hay bay ở độ cao thấp, các mảnh vỡ, đất cát trên mặt đất không bị hút vào họng nạp chính ảnh hưởng đến động cơ. MiG-29 có tầm bay 1500 km và có thể đạt 2100 km với thùng nhiên liệu mở rộng.

MiG-29 được trang bị tiêu chuẩn một khẩu GSh-30-1 cỡ nòng 30 mm tại gốc cánh. Dưới mỗi cánh có 3 tháp treo (một số biến thể có 4 tháp), tháp treo giữa thân có thể được gắn thêm thùng nhiên liệu 1150 lít, tên lửa không đối không tầm gần Vympel R-27 hoặc các tên lửa/bomb không dẫn đường. Riêng tháp treo ngoài cùng trên mỗi cánh thường được gắn tên lửa R-73 không đối không.

Trong video, chiếc MiG-29 không được trang bị vũ khí có thể cất cánh thẳng đứng. Thực ra có nhiều yếu tố khiến chiếc MiG-29 có thể làm được điều này mặc dù "đã có tuổi" trong làng máy bay quân sự. Cá nhân mình cho rằng MiG-29 có thể cất cánh thẳng đứng nhờ các yếu tố sau:

MiG-29_03.jpg

Đầu tiên là động cơ turbofan có tính năng đốt sau (Afterburner). Afterburner là một buồng đốt đặt sau các cánh quạt turbine và ngay trước họng xả. Khi đốt, một lượng lớn nhiên liệu được đốt trong afterburner, làm tăng nhiệt độ dòng khí xả ra khiến lực đẩy động cơ và tốc độ dòng khí xả từ họng xả tăng cao. Afterburner thường được thiết kế nhằm mang lại lực đẩy bổ sung khi máy bay cất cánh, tăng tốc để phá tường âm thanh và tăng tính cơ động khi chiến đấu. Hình dạng họng xả biến thiên, có thể mở rộng ra để đáp ứng dòng khí cực lớn thổi ra ngoài khi afterburner được kích hoạt.

Quảng cáo


MiG-29_01.jpg

Tiếp theo là thiết kế cánh độc đáo của MiG-29. Nó có chiều dài sải cánh 11,4 m, diện tích cách 38 m2, thiết kế cánh vuốt về sau nhưng có thêm một phần rìa tiến mở rộng phía trước mỗi bên cánh chính (LERX). Phần cánh này dù nhỏ nhưng rất quan trọng bởi nó mang lại dòng khí hữu ích trên cánh chính khi máy bay đạt góc tấn lớn, qua đó làm trì hoãn tình trạng mất tốc (stall) và mất lực nâng. Thêm vào đó, MiG-29 còn khoảng trống giữa 2 động cơ tạo lực nâng, giảm tải cánh. Kết hợp giữa các yếu tố thiết kế vừa nêu, MiG-29 có thể đạt góc tấn trên 45 độ. Góc tấn là góc giữa đường tham chiếu của thân máy bay (hay đường chord line của cánh) và dòng khí hướng tới. Máy bay không có các thiết bị tăng cường lực nâng như LEXR thường có góc tấn không quá 20 độ. Do đó, MiG-29 có thể cất cánh thẳng đứng như chúng ta thấy.

Tuy nhiên, đánh đổi với việc cất cánh ở góc tấn cực lớn như vậy là sự gia tăng của lực cản tạo ra trong quá trình hình thành lực nâng (induced drag). Mặc dù không phải lúc nào cũng làm giảm tốc độ máy bay nhưng lực cản này tạo lực ép lớn lên cấu trúc máy bay ở tốc độ cao. Do đó, kỹ thuật cất cánh thẳng đứng không thường được thực hiện trong môi trường diễn tập hay chiến đấu.

Theo: Sploid
307 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Cơ khí , điên và điện tử kết hợp lại cho ra đời đủ thứ dị thường:mad:
Đọc tiêu đề tưởng cất cánh liên thẳng như em Harrier của Mỹ
@MoHinhTinh.com Harrier của Anh bạn ơi 😁:D:p
@MoHinhTinh.com
@MoHinhTinh.com Harrier của Anh nhá bạn 😁
spywaremagic
ĐẠI BÀNG
9 năm
@MoHinhTinh.com Harrier của mỹ có 2 lỗ phụt ở 2 bên hông dưới cánh và lên thẳng đứng không cần chạy đà nhé bác.
@spywaremagic Em tưởng bác giải thích gì thêm chứ cái đó em biết mà bác 😁
😁 em thích chim đen :D
shakimaru
TÍCH CỰC
9 năm
@Nguyễn Hùng Mạnh TM thì chuyển giao công nghệ thôi mà cũng như bác mua oto về phải đi học lái .còn họ chuyển giao xong họ lại về mình vẫn bắn đó thôi
shakimaru
TÍCH CỰC
9 năm
@nnkjsc thế ko phải ah. mình chỉ biết người đầu tiên trên thế giới bắn chúng b52 và quay về nguyên vẹn . các miếng đánh của bác h đã dc đưa vào sách cho phi công nga học đấy
@shakimaru
ờ, miếng đánh whisky không biết say thì cả thế giới này phải học bác.
mrd213
CAO CẤP
9 năm
Thích nhất là nhìn lúc máy bay phá rào âm thanh, mong 1 lần đc nhìn tận mắt 😃
sonbkmta
ĐẠI BÀNG
9 năm
@mrd213 Phá rào âm thanh là thế nào?
@sonbkmta Là thế này này : https://www.youtube.com/watch?t=20&v=KKnPaav0Q1A
@sonbkmta https://en.wikipedia.org/wiki/Sonic_boom
thenao29
ĐẠI BÀNG
9 năm
lên thẳng kiểu f35 chứ
chinh_cover
ĐẠI BÀNG
9 năm
@thenao29 Mình nhớ k lầm thì F35 có nhiều phiên bản, riêng phiên bản dành cho tàu sân bay có khả năng cất cánh và hạ cánh thẳng đứng.
@ZzNinjakyozZ Đúng đó bạn . F35 chính là bản nâng cấp của Yak 141 được Nga bán cho Mỹ trong thời kỳ khủng hoảng. Yakoplev là phòng nghiên cứu các mẫu máy bay phản lực cất cánh kiểu Helicopter của Nga. Nhưng Nga không chú trọng lắm các loại đó nên tất cả chỉ dừng ở mẫu mà không sản xuất hàng loạt.
jimmymouse
ĐẠI BÀNG
9 năm
@ZzNinjakyozZ Có bài viết đó bạn. Ý tưởng về động cơ cất cánh thẳng đứng trên F35B bắt nguồn từ ng Nga. Nhưng chỉ có cái ý tưởng về cơ chế hoạt động thôi nhé. Còn ý tưởng mà ra thiết kế chi tiết và chế tạo ra sao ng Mỹ họ làm.
Thien Quoc
TÍCH CỰC
9 năm
@jimmymouse Ý tưởng gì, bay ì xèo rồi mà. Sau vì không phù hợp quan điểm quân sự và thiếu tiền (LX sụp đổ) nên bỏ thôi.

Thực ra nếu bạn để ý thì thấy trừ con Ha của Anh lập chiến công lớn trong cuộc chiến với Ag thì hầu hết con phản lực lên thẳng đều không mấy hiệu quả thực tế.

Con F35 được trông chờ chẳng phải vì nó lên thẳng được đâu, chờ là chờ cái tàng hình ấy. Trước nó Mỹ không bán bất cứ 1 máy bay dòng 5 tàng hình nào. F35 là con tàng hình đầu tiên xuất khẩu đấy.

À mà quên, F35 có tới mấy phiên bản và xuất khẩu (đề xuất) chủ yếu là loại cất cánh bình thường và cất cánh ngắn (dùng cho HKMH). Loại thẳng đứng rất ít đề nghị mua.
iLi
TÍCH CỰC
9 năm
Cất cánh thẳng đứng đúng kiểu là phải cất cánh thẳng đứng tại chỗ như
F-35B:
@iLi vcl thật
@iLi tiêu tốn 400 tỷ $ cho đám f35 này hay sao ý mà vẫn còn chưa xong, thất bại thì đúng hơn
linhvu231
ĐẠI BÀNG
9 năm
@iLi đây mới là cất cánh thẳnng đứng
@ForrestGumpR con F35 được thiết kế với quá nhiều mục đích nên thất bại thảm hại. Đang là nỗi nhục của Mỹ đấy 😔.
khoan888join
ĐẠI BÀNG
9 năm
vẫn yêu thích nhất con yakovlev yak-141, F35 chắc phải gọi bằng bề trên
kw77
ĐẠI BÀNG
9 năm
Tít đề cất cánh thẳng đứng thì sai bét nhè, nói về cất cánh thẳng đứng thì các máy bay dòng Harrier của Anh và Mỹ là ví dụ, hoặc đơn giản thì xem phim True Lie thì thấy cái máy nó lên xuống thẳng đứng kiểu gì, F35 cũng có khả năng này, nhưng cấu tạo khác rất nhiều Harrier.

Cái này nếu so về màn đi xe máy thì tương đương bốc đầu đi bánh sau ngay khi xuất phát, đương nhiên khi mang vũ khí thì cũng khó thực hiện và nguy hiểm khi xe máy đi 2 hoặc kẹp 3.

Mig 29 được nghiên cứu phê duyệt chế tạo từ thời Liên Xô cũ, mà quan điểm thiết kế máy bay chiến đấu của Liên Xô cũ rất đặc biệt, đấy là một trận không chiến cỡ 5 phút đã là rất dài, như vậy sự sống còn của máy bay chiến đấu và phi công phụ thuộc rất nhiều vào phi công, vì vậy máy bay phải rất chắc chắn trong các tình huống điều khiển của phi công và phải vừa rẻ vừa hiệu quả, quan điểm này khác rất nhiều với máy bay của Mỹ, chú trọng về sự tinh vi và rất đắt tiền.

Một điểm khác, các phi công máy bay của Liên Xô và Nga có level và danh tiếng rất cao trên thế giới, họ nổi tiếng là những người giỏi, dũng cảm (nhiều khi đến liều lĩnh), chịu đựng tốt. Trong rất nhiều các hoạt động cứu trợ của UN tại các vùng chiến sự, phần lớn các phi công được thuê bay là các phi công của Liên Xô cũ hoặc của Nga, các đội máy bay nhào lộn của Nga hiện tại cũng nằm trong các đội máy bay nhào lộn tốt nhất thế giới.

Thao tác trong clip nó xêm xêm như động tác cobra, trong chiến đấu chẳng có ai xài, vì vừa yêu cầu thể lực cũng như kỹ thuật của phi công, vừa nguy hiểm vi phơi hết cả bụng lẫn lưng máy bay ra cho các máy bay khác ngắm bắn, diện tích dính đạn tăng cực đại, trong khi đó lại không sử dụng được vũ khí của chính máy bay mình. Biểu diễn mang tính chất phô diễn sức chịu đựng của máy bay và phi công mà thôi. Nhưng dù gì thì vũ khí của Liên Xô hay Nga cũng đều rất đặc biệt, sau Su27 Flanker có S37 có bộ cánh lạ đời, tiếc là lúc đó anh Gấu khủng hoảng nên kinh phí chỉ đủ sản xuất 2 chiếc đi triển lãm.
kw77
ĐẠI BÀNG
9 năm
@climax Hết giờ làm vào tào lao chút, cũng vui vui, có vài ý đóng góp cho bạn trẻ:

Thứ 1: trong cmt đầu tiên tớ không nhắm vào người phi công lái chiếc Mig29 trong clip, và tớ nói phi công Liên Xô cũ hay của Nga được đánh giá tốt, cmt của bạn là nói đó là máy bay của Ba Lan đó ạ, thế là tớ nói thế Mig29 của Ba Lan là của ai sản xuất, của Ba Lan tự sản xuất chăng, lúc đó bạn nói gì nhỉ: tại bạn nói là do cái phần lớn là Phi công LX siêu quá, mà Ba Lan thì chưa bao giờ thuộc LX ạ! vì thế tớ nói tiếp: Ba Lan khi còn trong khối Vác sô vi thì cũng như Việt Nam thôi, theo chuẩn Nga Xô hết, chương trình đào tạo cũng thế nốt, nhưng con người mỗi người một khác, tớ nói chuyện phi công của Liên Xô hay của Nga họ giỏi, điều này được chứng minh bởi thực tiễn các hoạt động cứu trợ của UN trước đây tại các vùng chiến sự, còn nay với 1 phi công người Ba Lan bay được cái động tác đó, bạn cho rằng điều tớ nói là sai, bạn không thấy hài hước à, có khác gì nói Trung Quốc có YaoMing có nghĩa là bóng rổ Trung Quốc đứng nhất nhì thế giới. Đến đây thì bạn nói tôi có nói LX hay Ba Lan có phi công nhất nhì TG mà bạn dẫn chứng YouMing cái gì ra chi ạ !??? Bạn có thấy bạn mâu thuẫn hông !?? :D, tôi cũng chẳng hiểu bạn thấy có cái mâu thuẫn gì, hay là cảm xúc nó đi trệch đường ray, nói thật lòng nhé, nếu bạn không có ý kia, sao lúc đầu nói chuyện đó là của Ba Lan này nọ, hay là giờ lượn vòng do đuối.

Thứ 2: Tớ nói rõ ràng, thích so sánh trạng thái khi máy bay được chế tạo ra cũng được, nhưng khi mang đi so sánh với máy bay khác, do thời điểm khác, công nghệ khác, tiềm lực đã khác, thì so sánh như vậy chỉ là so sánh ngây thơ, so sánh giữa các máy bay của các bên, nói thẳng ra là so sánh năng lực quân sự của các bên ở cùng 1 thời điểm, đấy mới là cái thực tế, chứ so sánh 2 cái ở 2 cái thời điểm khác nhau thì nó không thực tế. Bạn chỉ chú ý so sánh tại thời điểm ra đời của các loại máy bay thì khác gì so sánh Diễm Hương thời những năm 80 với Mai Phương Thuý thời những năm đầu 2000 với Kỳ Duyên của năm nay, xin lỗi chứ chị Diễm Hương năm nay đã không còn đẹp của gái trẻ nữa, bạn Thuý cũng đã chuyển sang sự mặn mà, còn em Duyên giờ đang phơi phới, so sánh thế khập khiễng quá, mà thời chị Diễm Hương, có lẽ mẹ em Duyên còn chưa biết khi nào có em ấy nữa cơ. Xin lỗi các cô các chị các bạn và các em khi phải lấy cái ví dụ như thế này.

Thứ 3: Hiện đại và tinh vi giờ bạn phải đi hỏi tôi chứng tỏ bạn không hiểu rõ ý nghĩa của những chữ đó rồi. Thời những năm 1920, bay được là hiện đại, thời những năm 1940, bay được bắn rụng đối phương dễ dàng là hiện đại, thời những năm 1990, bay được, radar đối phương không bắt được, tấn công đối phương từ cỡ 20km bằng hoả tiễn có dẫn đường, tung đạn cháy né tránh hoả tiễn của đối phương được, hoặc là bay cao hơn trần bay của các máy bay đối phương hay vượt trần với của tên lửa của đối phương, tốc độ nhanh hơn các máy bay nhanh nhất của đối phương, vv, đó chính là một kiểu hiện hình của khái niệm hiện đại. Còn tinh vi, ngày xưa các cụ ngắm bắn máy bay bằng cả một nhóm người, với ống nhòm, khẩu lệnh tính toán, bắn đón đầu máy bay đối phương, giờ không cần ống nhòm nữa, radar nó phân biệt luôn máy bay đối phương ở đâu, phân biệt luôn đâu là máy bay đâu là đạn nhiệt giả, phân biệt được máy bay phe ta và máy bay phe địch, đồng thời xử lý bắn 4 quả tên lửa xử lý 4 cái máy bay khác nhau, vv, đó chính là một kiểu hiện thân của sự tinh vi. Không hiểu thì hỏi, tớ dẫu không giỏi cũng có thể lờ mờ giải thích bằng cái tớ hiểu.

Thứ 4: bạn nói: ông có biết quy trình tuyển lựa đào tạo phi công chiến đấu của VN, Mỹ, Nhật, HQ, Nga ... nó thế nào không ? mà tổ lái từ phi công rồi bẻ sang khí tài thế lọ thế chai để chứng minh Mỹ Âu quý mạng quân nhân, còn Nga rẻ rúng mạng quân nhân !?. Xin lỗi bạn trẻ, bạn hỏi thế bạn có biết không, bạn xem lại cmt đầu tiên của tớ trong topic này sẽ thấy, tớ nói người Nga họ có quan điểm khác, họ cần cái máy bay vững chắc và hiệu quả và rẻ, còn người Mỹ họ mất công đào tạo người, họ sẽ bỏ nhiều giá để giữ người họ đã đào tạo, dù khí tài của họ rất đắt. Bạn gì đó nhắc về chuyện F117 rơi ở Nam Tư, Mỹ vạch hẳn kế hoạch tới cứu thoát người phi công lái F117 đó, đặt thuốc nổ phá huỷ chiếc máy bay để cái xác F117 còn lại không giúp được nhiều cho đối phương, dù sau này có tin tình báo Trung Quốc đã tìm và mua lại được đống xác còn lại của chiếc F117 đó. Tớ còn nhớ có bài báo nói rằng F117 thời đó có khả năng tàng hình, nhưng lúc đó lớp phủ hấp thụ sóng radar còn sơ khai, khiến việc bay vào trời mưa gặp khó khăn và mỗi chuyến bay tốn kém chi phí bảo dưỡng cỡ vài chục ngàn đô. Tớ cũng chưa bao giờ nói người Nga rẻ rúng mạng quân nhân của họ, việc tớ nói họ cố gắng chế tạo cái máy bay vững chắc và hiệu quả là ám chỉ họ không quan tâm sinh mạng quân nhân sao, nếu bạn nghĩ vậy thì tớ cũng chịu, khả năng hiểu và tư duy của mỗi người đều không giống nhau, không thể với tay là lôi họ lên được như khi leo cây.

Cuối cùng, bạn ăn nói rất chi là kênh kiệu, tớ không rõ bạn trình độ văn hoá thế nào, nhưng trên diễn đàn coi thường người khác qua lời nói thiếu lịch sự là điều không nên. Bạn còn nói TTVNOL, xin lỗi nhé, thời tớ đi làm những năm đầu 2000, tớ đã là member ở cái diễn đàn trái thận đó rồi, Quân Sự Quốc Phòng tớ cũng vào đọc với chắt lọc cả, ông già tớ làm đến cấp Vụ, thỉnh thoảng có bản tin nội bộ về đọc, không cần phải google như bạn đâu, đừng lấy TTVNOL ra khè người, giờ nó không còn là diễn đàn phi lợi nhuận, nó đã không như ngày xưa rồi. Mà cũng nhắc bạn trẻ một điều, tuy ngày xưa ở TTVNOL có câu: dân ta phải biết sử ta, nếu mà không biết thì tra gú gồ, nói là nói vậy thôi, chứ Google nó chỉ cho ra tin thôi, còn tin từ đâu lại phải xét, chứ tin vịt, tin lá cải đọc mà tưởng thật và tưởng mình giỏi thì ...., chả biết nói thế nào nữa.

P/S: lại còn nói chuyện thầy bói xem voi vào đây, giả tỷ tớ là một trong năm ông được sờ voi, chắc bạn trẻ chỉ là ông thầy bói khác được nghe giới thầy bói truyền miệng lại nhỉ
suzuki100602
ĐẠI BÀNG
9 năm
@Nguyễn Hùng Mạnh TM Bạn biết F16 của Mỹ K?
Việt Nam chờ bỏ cấm vận hoàn toàn là rướt em nó đó. Thánh ah.
@kw77 Trên đây là lý luận được công nhận rộng rãi khi quyết định tung F4 với chỉ tên lửa là đây. Đánh lộn chán chê nhiều khi vẫn còn thủ sãn con dao găm trong người...Nói như bác thì đúng quá, nhưng mà lý luận đã lỏng lẻo ngay từ đầu, đóng khuân 1 lối thì khi trường hợp tác chiến nảy sinh, nói năng gì
@aboveall27895 Su 47 thưa bác, em lộn
Thien Quoc
TÍCH CỰC
9 năm
Con cất cánh kiểu phản lực thẳng đứng dau tien là con YAK của Liên Xô, sau phi công LX lái 1 con này chạy qua phương Tây, sau đó tây cũng có con thẳng đứng. Tuy nhiên dòng cất cánh kiểu này nhược điểm nhiều nên sau này các phe ít dùng.
@Thien Quoc chạy qua nhật là con mig 25...có con nào qua phương tây đâu bạn
tonion
TÍCH CỰC
9 năm
Đây không gọi là cất cánh thẳng đứng. Cất cánh thẳng đứng thực sự thì phải nhắc đến Harrier, F35B, hay con Yak 141 của Nga.
thẳng đứng là phải như kiểu của F35B chứ, bài này nên đặt tít là "
Khả năng cất cánh đặc biệt của MiG-29 và đôi nét về chiến đấu cơ lừng danh của Xô Viết "
Greycloud
TÍCH CỰC
9 năm
Bác nào xem film Fire Fox chưa nhỉ? Cực hay, film do Mel Gibson diễn viên chính
sony x1
TÍCH CỰC
9 năm
Đề nghị chủ thớt chỉnh lại tiêu đề đi.
Cái này không phải cất cánh thẳng đứng gì cả. Bất kì máy bay tiêm kích hay thể thao nào cũng có thể trình diễn tương tự miễn là đủ vận tốc .
sony x1
TÍCH CỰC
9 năm
@cucunktvn Động tác này hoàn toàn khác động tác " cất cánh thẳng đứng" của chủ thớt bác nhé.
@sony x1 cái mình nói ko phải động tác này mà cho dù động tác này thì mấy clip mấy bay f cụng rất ít làm được nếu có thì làm lâu rồi.Vấn đề đúng như ban 5noi1 ko để thất tốc thì máy bay F lại làm không được và điều bạn nói là bay chậm mà làm được thì lại quá nghịch lý với câu nói trên của bạn không có gia tốc sao mà bay lên được.Máy bay F mà làm được thì chứng tỏ là nó tối ưu về gia tốc và khí động lực học còn không thì chưa thực sự tốt lắm.Con MIG này nó có cánh phụ trogn 2 lốc hút gió nên mới có lực nâng thêm đấy.Vì khi cất cánh con này ko hút qua lốc mà hút trên thân máy bay
sony x1
TÍCH CỰC
9 năm
@hellsing82 Tránh thất tốc trong tình huống này mình nói rồi. Động cơ mạnh so với khối lượng máy bay là ok.
Việc bay chậm mà còn ngóc đầu bay thẳng lên là việc các máy bay sau này ngoài việc động cơ mạnh còn thay đổi được vector ống phụt khí. Nếu bay chậm sẽ bị thất tốc khi ngóc đầu lên, lúc này cái khí động lực học con khỉ gì của mig 29 không còn giúp ích cho nó nữa. Cái máy bay sẽ không thể điều khiển được vì mb lái bằng bánh lái gió mà lúc này thất tốc gió đâu ra mà lái.. lúc này ống phụt đổi hướng sẽ thay đổi hướng liên tục giữ cho máy bay cân bằng (giống tên lửa đứng yên giữa trời của tụi X space ).
Còn cái nắp để bụi khỏi chui vào tuocbin có lẽ bạn nhầm khi nói nó giúp lực nâng.
@sony x1 bạn chua coi về mig 29 rồi 2 cái cánh nằm trong lốc hút gió của nó chứ ko phải mấy cái che bụi khi máy bay nằm trong nhà bạn nhé.Mig 29 khi cất cánh thì đóng 2 lỗ hút gió lại mà hút qua 5 cái khe trên thanh máy bay.Khi cất cánh xong thì mới mở 2 lỗ hút gió dưới đó chính là yếu tố tăng sức nang7 của con Mig 29 này.Còn bạn nói chỉ cần tốc độ cao và tránh thất tốc cái này ok nhưng mấy cái đó máy bay khác đều có nhưng không phải ai cũng làm được con boeing mới vn mình mua cũng làm tuong tự trogn khi các con khác cụng đâu có làm được dù lực tốc độ hay thất tốc nó đều ko bị vậy thì tại sao ko làm được.
Tuyệt tác

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019