WHO yêu cầu tất cả các cơ quan y tế trên thế giới phải dùng "ống tiêm thông minh" vào năm 2020

ND Minh Đức
24/2/2015 19:48Phản hồi: 68
WHO yêu cầu tất cả các cơ quan y tế trên thế giới phải dùng "ống tiêm thông minh" vào năm 2020
Tinhte-ong-tiem.jpg

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa tuyên bố rằng đến năm 2020, tất cả các bệnh viện và cơ sở y tế trên thế giới đều phải sử dụng "ống tiêm thông minh" được thiết kế để không thể sử dụng hơn 1 lần dù trong bất kỳ tình huống nào. Đây là một nỗ lực nhằm kiềm chế sự lây lan của những loại bệnh chết người như HIV, viêm gan B hoặc C,…

Theo số liệu thống kê gần đây của WHO thì tính đến năm 2010, việc sử dụng ống tiêm nhiều lần đã tạo ra thêm 1,7 triệu ca nhiễm viêm gan siêu vi , hàng chục nghìn ca nhiễm HIV mới và hàng trăm nghìn trường hợp viêm gan siêu vi C. Đó là lý do WHO luôn nỗ lực tìm cách phát triển một loại ống tiêm thế hệ mới, vừa có giá thành rẻ và vừa phải "thông minh".

Lần này, WHO tuyên bố sẽ áp dụng trên toàn cầu chuẩn ống tiêm không thể tái sử dụng với giá thành vào khoảng 0,06 đến 0,08 đô la Mỹ. Mức giá này đắt hơn gấp đôi so với ống tiêm không có tính năng an toàn nhưng WHO cho rằng giá tăng lên vẫn còn rẻ hơn nhiều lần so với chi phí điều trị bệnh. Cụ thể, loại ống tiêm mới sẽ có 2 dạng: 1 loại có chốt kim loại để khóa lại vĩnh viễn sau khi tiêm hết thuốc; 1 loại khác với piston được thiết kế yếu và nếu sẽ bị gãy nếu kéo lên để hút thuốc thêm lần nữa. Ngoài ra, thế hệ ống tiêm thông minh còn có thêm tính năng bảo hộ, hạn chế vô tình gây chấn thương cho nhân viên y tế.

Tinhte-USTPO-kim-tiem.png
Hình ảnh trong bằng sáng chế của kiêm tiêm thông minh với thiết kế chống tái sử dụng

Trên thực tế, từ những năm 1980 của thế kỷ trước, người ta đã nhận thấy được vấn đề trên và luôn tìm cách phát triển thế hệ ống tiêm mới. Cho tới hiện tại, nhiều bằng sáng chế có liên quan tới lĩnh vực này đã được cấp. Một trong số đó là loại ống tiêm được phát triển hồi năm 1988 với piston chỉ có thể đẩy lên 1 lần và sau đó không thể kéo lên được nữa (hình bên trên). Một ý tưởng khác là thiết kế một cơ chế khóa bên trong lòng xy lanh hoặc piston được làm mỏng manh hơn. Sau khi tiêm xong, nếu người ta cố tình kéo nó lên thì piston sẽ tự bị gãy nên không thể dùng được nữa.

Tuy nhiên, việc trang bị khóa bên trong hoặc làm piston yếu đi đều có những nhược điểm nhất định. Điển hình như trường hợp bác sĩ cần phải trộn nhiều loại thuốc khác nhau trong mỗi liều tiêm, thiết kế ống tiêm này sẽ gây khó khăn rất lớn do người dùng không thể điều chỉnh chính xác được. Do đó, người ta phát triển một loại ống tiêm khác, cho phép piston vẫn có thể chuyển động lên xuống bao nhiêu lần cũng được, nhưng sau khi tiêm xong, vị bác sĩ, y tá cần phải làm một động tác khóa ngằm ngăn việc tái sử dụng sau đó. Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng cách làm này vẫn chưa ổn vì vẫn còn trường hợp người đó thiếu trách nhiệm, thiếu đạo đức và cố tình không khóa lại để dùng nhiều lần.

Tham khảo WHO, BBC
68 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Tiêm như trong phim thì tốt. Chứ tiêm bằng kim tiêm thì tùy loại thuốc nó gây tê đau buốt.
Bản thân mình vừa phải tiêm 13 mũi do chó cắn và công nhận buốt đừng hỏi 😔
@nguyenvantu12a10 Nghe đồn mấy anh bị chó xực đi tiêm 13 mũi xong sẽ bị cà tưng, không biết chú thế nào ? 😁:D:D:D:D:D
@ngoanrazo 13 mũi trong 3 đấy bạn. Lần đầu bị tiêm phải 3 mũi. Lần 2 trở đi 2 mũi.
Trẻ em thì ít hơn là 9 mũi. Mà thôi lạc đề rồi. Giá như WHO nghiên cứu và sản xuất ống tiêm không có kim thì tốt biết mấy 😆
@davidquang2012 Cà tưng gì. Chỉ thấy buốt như bị liệt ấy 😃 Phải đến hôm sau mới đỡ đc 1 phần. Phải đúng 2 ngày thì chỗ bị tiêm mới đỡ hẳn. Thông thường tiêm phòng uốn ván thì tỉnh quơ không có cảm giác. Còn huyết thanh kháng dại thì bơm đầy 1 ống tiêm và tiêm vào mạch máu từ từ đến khi gần hết ống tiêm thì mới có cảm giác buốt nhức. Còn vacxin dại thì sau khi tiêm xong chờ khoảng 15 - 30s thì ôi thôi rồi. Buốt đừng hỏi. Chả cử động nổi cánh tay.
Mill
Trứng
9 năm
@nguyenvantu12a10 nó sẽ bị giữ lại khi piston đến cuối hành trình của xy lanh thôi, vì thế hoàn toàn có thể xả bớt vắc xin thừa ra ngoài nếu hút quá nhiều.
lỡ hút vacxin dư, rồi đẩy vô hút lại cho đủ ko dc à? bắt buộc hút 1 lần phải đúng y boong à? khó thế?
@honghai12a1 Chắc bạn không đọc kỹ. Có 2 loại đó. Loại có khóa và loại ko thể hút thêm lần nữa. Loại có khóa thì ok nhé nhưng sau tiêm thì phải khóa lại vĩnh viễn.
choinon2002
ĐẠI BÀNG
9 năm
@honghai12a1 được chứ bác...miễn là bác đừng đẩy nó vào hết luôn là được..loại này giống loại bơm tiêm vacxin thường dùng mà
thantai
TÍCH CỰC
9 năm
nhớ thuở ấy xa xưa ống tiêm dùng cả chục lần chứ k ít.hơ trên cồn rồi tiêm tiếp.đứa nào tiêm sau cái kim nó lụt đau thấu trời xanh.nhớ mãi k bao quên,cũng may hồi đó chưa có HIV😃
tuannhh
ĐẠI BÀNG
9 năm
@thantai Hồi đó có HIV rồi nhưng chưa nhiều như bây giờ bác ah 😃)
thantai
TÍCH CỰC
9 năm
@tuannhh chính xác là hiv có từ 1959😃,nhưng 1981 bắt đầu thành đại dịch.năm 1981 m mới 5t😁.người vn đầu tiên bị nhiễm hiv vào năm 1990 và bùng nổ vào năm 1993. nhưng lúc đó vn m nghèo,vẫn vô tư dùng kim xài đi xài lại.lúc học cấp 1, năm nào cũng chích cái gì đó,đứa nào cũng vãi đái.
nguồn: k copy link dc.
image.jpg
Quan trọng vẫn là lương tâm người bác sĩ
@phucnguyen6554 1 điều đang thiếu của VN mình.
kids0407
TÍCH CỰC
9 năm
đã bệnh rồi thì tiền tỉ cũng chi chứ giá cả đâu thành vấn đề 😃 có điều dùng tiền mua được sức khỏe thì vẫn còn rất may mắn rồi. chứ biết bao nhiêu nhà giàu vẫn chết vì bệnh :-s
2 bắp tay trong 3 ngày 😔
9kute.com
ĐẠI BÀNG
9 năm
@nguyenvantu12a10 Em hiểu đc cảm giác của bác ... Em bị chó cắn 2 lần ~~~~~
binh1204
ĐẠI BÀNG
9 năm
@nguyenvantu12a10 Thuốc chó dại có buốt đâu @.@, hồi xưa tui phải chơi kháng sinh liều cao 1 tuần 21 phát vị chi 3 phát một ngày sáng trưa chiều tối, 2 bắp tay 2 bắp đùi mông nữa =]]… tiêm xong lần nào là phải lấy khăn ấm chườm 30p cơ ý chứ =]]]]]], buốt như ai lấy đá dí vào xương ý =]]
@binh1204 Bác đúng là không cảm giác. Em thì huyết thanh kháng dại thì gần hết ống tiêm mới buốt. Nhưng buốt tí là đỡ. Em thì ghét phải tiêm vacxin dại. Tiêm xong chờ 15-30s buốt chả nhấc nổi cánh tay ý chứ.
Kiểu này viện phí tăng nữa rồi.
kiểu này làm sao pha thuốc bột để tiêm ?? tồn tiến x2 lần :v
Helvin Ken
ĐẠI BÀNG
9 năm
bữa thấy trong tv có cái ống tiêm nào tiêm xong cái không kéo lên được, ấn cái nó gãy đôi luôn
Đang tiêm cái chốt gãy nhỉ, tiêm cả chốt vào trong người luôn
VanThang90
TÍCH CỰC
9 năm
chắc bơm tim tự khóa đay sài khó thấy mồ
Như trong IGI ấy. Như khẩu súng lục. Chích cái rồi bấm cò. Xong... 😁
princez
CAO CẤP
9 năm
các tổ chức quốc tế này càng ngày càng giống như một mạng lưới phát xít và đế quốc kiểu mới rồi, đúng như John Perkins đã dự đoán

mà công nhận bọn WTO này khôn vãi, cái thứ đáng quan tâm là cái KIM vì nó mới là nơi truyền bệnh thì không thèm cải tiến, lại cải tiến cái đắt tiền hơn là cái pittông 😁 chắc ăn được nhiều tiền lắm đây
princez
CAO CẤP
9 năm
@finalmagic Đấy là việc của các kỹ sư thiết kế, còn chúng ta là những người đã bỏ tiền thuế ra để phát triển xã hội sẽ có quyền chấp nhận hay ko chấp nhận phương án được đưa ra. Bạn chắc cũng ko phải là kỹ sư và cũng chả có khả năng thiết kế cái kim này đâu
Nhưng nếu bảo mình đưa ra ý tưởng thì mình có ý tưởng, mình đang làm bên vật liệu có biết một loại keo polime sau khi thấm nước tầm gần 1 phút sau nó sẽ nở lên và cứng lại, nếu cho vào thay thế cho cái vành cao su hiện nay thì sau 1p cái kim ấy ko dùng dc nữa, trong khi cáo pittong ko cần thay thế và có thể sử dụng lại
=> chắc chắn cách này rẻ hơn của WHO vì thiết kế tổng thể ko đổi, chỉ thay đổi chất liệu thôi, tuy còn phải cải tiến vì đó là vật liệu xây dựng, có thể có chất độc hại
Dr. Ho
ĐẠI BÀNG
9 năm
@princez Thế chú có muốn nó chế ra ống tiêm tự gãy kim rồi mắc kẹt vô người Chú không!?


Sent from my iPhone using Tinhte.vn
@princez Tiêm xong tiêm cả cái keo đó vào người à? , bạn có biết keo mà gặp nước 1 thời gian nở lên rồi đông cứng thì tiêm vào mạch máu nó sẽ thế nào không? Thằng nào mà phải tiêm mạch máu gần tim thì xác định luôn nhé
princez
CAO CẤP
9 năm
@finalmagic Bạn có đọc hết ko vậy, tất nhiên còn phải cải tiến, nhưng về cơ bản ý tưởng là vậy, mà loại keo polime này rất dai, ko dễ dàng kéo nó ra khỏi khối ban đầu đâu
datno111
ĐẠI BÀNG
9 năm
Ống tiêm 1 lần thôi chứ chưa thấy có gì thông mình, thông minh thì phải là người thông minh không dùng lại ống tiêm
Gates
TÍCH CỰC
9 năm
Đọc đến cuối bài rút ra một kết luận: ý thức con người mới là quan trọng nhất.
A6_YoonA
TÍCH CỰC
9 năm
@Gates đã nghiện lòi lại còn HIV còn đòi hỏi ý thức ? đấy là chưa kể nhiều người bị HIV mà ko biết vô tình người khác đung lại kim tiêm thì xong ....ez life ..ez die...
Vn thì cứ mà chừa ra


Sent from my iPhone using Tinhte.vn

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019