Ý tưởng chế tạo thiết bị đeo tay giúp con người học vẽ

ND Minh Đức
30/1/2015 1:31Phản hồi: 21
Ý tưởng chế tạo thiết bị đeo tay giúp con người học vẽ
Tinhte-may-day-ve.gif

Nhà thiết kế, kỹ sư Saurabh Datta tại Viện thiết kế tương tác Copenhagen vừa giới thiệu ý tưởng chế tạo các thiết bị dạng cánh tay robot có khả năng điều khiển chuyển động của tay người dùng dựa theo các phản hồi haptic (cảm giác xúc giác). Bằng cách này, các cỗ máy có thể "dạy" con người đánh đàn piano, vẽ tranh, viết chữ,… hoặc thêm nhiều kỹ năng khác. Ý tưởng này có thể sẽ góp phần định hình cách mà con người tương tác với máy móc trong tương lai không xa.

Trước đây, Datta đã nghiên cứu nguyên tắc hoạt động của chiếc găng tay dạy đánh đàn piano. Khi đó, ông tự hỏi rằng: Nếu chúng ta tạo ra thêm nhiều cỗ máy trong cuộc sống, nó có thể giúp chúng ta cải thiện một số kỹ năng nhất định bằng cách xây dựng bộ nhớ cơ bắp. Thí dụ, giáo viên chính là một "cỗ máy" đã dạy vẽ cho bạn bằng cách cầm tay bạn và buộc nó phải thực hiện một số chuyển động. Khi các động tác được lặp đi lặp lại trong thời gian đủ lâu, cuối cùng thì bàn tay của bạn cũng tự "nhớ được" cách làm những tác vụ đó. Từ những ý nghĩ đó, Datta bắt đầu phát triển dự án Forced Finger, sử dụng các phản hồi haptic để điều khiển chuyển động của ngón tay. Một thiết bị đeo vào bàn tay, trong đó có tích hợp các đòn bẩy bắt ngón tay nâng lên hạ xuống trên những phím đàn.


Một thử nghiệm của thiết bị dạy vẽ do Datta phát triển

Bằng cách tương tự, Datta đã phác thảo nên nguyên mẫu đầu tiên của thiết bị dạy vẽ. Dù đây chỉ mới là những mô hình đầu tiên và chưa chắc sẽ được thương mại hóa rộng rãi, nhưng Datta cho rằng ý tưởng của ông đã góp phần định hình cách mà con người và những cỗ máy tương tác với nhau trong tương lai. Ông chia sẻ: "Mục tiêu của hệ thống và phần mềm này là hiểu được cách con người thỏa thuận với những cỗ máy để cùng thực hiện một mục tiêu chung dì mỗi bên đều có bối cảnh khác nhau. Điều này sẽ trả lời được câu hỏi làm thể nào để con người và máy móc có thể bổ sung cho nhau."


DSC_5016-2_1250-660x495.jpg

Một số hình ảnh nguyên mẫu đầu tiên của chiếc máy dạy vẽ

Dù vậy, một số ý kiến đã tỏ ra không tán đồng ý tưởng của Datta. Người ta cho rằng những cỗ máy của Datta đã bỏ qua vai trò của con người và thậm chí là một phương pháp cực đoan, vô tình khiến con người luôn lệ thuộc và bị kiểm soát bởi máy móc. Một số nhà thiết kế cũng chỉ ra rằng hầu hết mọi người đều cảm thấy không thoải mái khi bị điều khiển hoàn toàn bởi máy móc. Khi đó họ sẽ chiến đấu chống lại những lực phản hồi haptic, điều chỉnh vị trí của cổ tay và bàn tay để khiến họ dễ chịu hơn. Trong một thử nghiệm khác, Datta đã bắt thiết bị ghi lại chuyển động tay của con người và sau đó lặp đi lặp lại để buộc tạo ra các lực phản hồi. Điều này có vẻ triển vọng hơn khi mà con người mới là trung tâm và các cỗ máy sẽ có vai trò như một công cụ hỗ trợ được "dạy" bởi con người.

Trong thời gian tới, Datta muốn sử dụng các nghiên cứu của ông để xây dựng nên một phương pháp thiết kế tương tác haptic. Theo ông, chúng ta đang sống trong thời kỳ mà máy móc đang dần thay mặt chúng ta đưa ra các quyết định. Trò chơi giành quyền kiểm soát này đã được thể hiện rõ qua những chiếc xe tự hành. Trên thực tế, công nghệ chỉ nên là một công cụ hỗ trợ chứ không thể hoàn toàn thay thế được con người. Do đó, cách tiếp cận của Datta có thể giúp nhiều nhà phát triển khác hiểu được mối quan hệ vật lý giữa con người và máy móc nhằm đưa ra quyết định thiết kế đúng đắn trong tương lai.

Tham khảo Wired, Dattasaurabh
21 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

hoangmao
ĐẠI BÀNG
9 năm
Chỉ là phần phản xạ thói quen cho cơ bắp, vậy phần hồn sẽ nằm ở nơi mô ?
@hoangmao Bạn tập Piano đi rồi sẽ biết, thói quen cơ bắp là 1 trong những thứ khó khăn nhất đấy.
Chắc là sẽ ko có phần hồn 😃
nguyên62
ĐẠI BÀNG
9 năm
@Tran Dinh Toan 2 CÓ hồn nữa thì còn chắc hoạ sĩ nghỉ làm hết
Ý tưởng này rất hay
ko biết vẽ mang vào là vẽ được hả mod
@nhindoieole14 😁
@nhindoieole14 Vẽ được là kĩ năng 1 phần, 1 phần nữa do năng kiếu nữa, đến thầy dạy cầm tay tô nét còn khó nữa là cái máy. Nghệ thuật đâu chỉ là cái xác bên ngoài 😁
@nhindoieole14 đương nhiên rồi, sau này không những chỉ vẽ được mà còn nhiều thứ khác nữa, ví dụ như một người điều khiển người khác giết người từ xa chẳng hạn.
@pta2085 Bác mà đeo vào là em kêu mấy anh mũ đen hack thiết bị, control bác sang tụt ...í í cô hàng xóm (đùa xíu cho vui, sorry nếu bác là thanh niên nghiêm túc).
@Thích tiểu nhân cái này thì nhiều khi không cần hack, đeo vào tự làm luôn có gì thì đổ thừa cho máy móc.
vậy là sau này ai cũng có thể làm họa sĩ rồi.
nghĩ vui thì: "con người đang cố gắng tạo ra những máy móc điều khiển được chính họ". hi hi
Bây giờ thế giới đảo ngược, máy lại tập vẽ cho người! 😃
tiện vồn
😁
Leona Da Vinci ko thích điều này :eek::eek::eek::eek:
Kỹ năng và năng khiếu là 2 sự khác nhau trong nghệ thuật và âm nhạc, máy có thể cho kỹ năng.... nhưng chỉ có trời mới cho được năng khiếu...

Người vẽ theo kỹ năng họ thường bắt đầu từ những cái khung hình rồi từ từ phát họa, người có năng khiếu thì bắt đầu từ bất kỳ điểm nào họ thích rồi phát họa như là giọt nước tràn ra trên màn bàn...
Cái này mà mình ko tự điều khiển chỉ có máy mình mới làm dc vậy thì khi ko có máy mình có làm dc ko?
Đây là 1 bước tiến mới trong công nghệ. Nhưng ko dành cho những người bình thường, đang mang những chức năng bình thường, ko bị hạn chế như người tàn tật, bị tai nạn...

Không ủng hộ cho lắm. Mỹ thuật đòi hỏi kỹ năng và cả sáng tạo nữa. Học vẽ mà vác cái máy trên tay thì sáng tạo nỗi gì.
Hoang-kuro
TÍCH CỰC
9 năm
cũng giống việc thuê một ông thầy dạy vẽ thôi, cũng là kiểu cầm tay chỉ việc, nhưng hay hơn ở chổ sẽ uốn nắn tay mình liên tục và trực tiếp luôn, còn bình thường muốn biết đẹp xấu thì ít ra cũng phải vẻ đến 3 bức rồi mới chọn ra bức nào gọi là đẹp để chọn nét đó vẽ tiếp. 😁

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019